Nhiều tín hiệu tích cực, GDP Việt Nam 2020 có thể đạt mức tăng 4,5%
GDP cả năm 2020 của Việt Nam có thể đạt mức tăng 4,5% nhờ sự hồi phục của các ngành sản xuất, tăng giải ngân đầu tư công, chính sách tiền tệ được nới lỏng…
Nội dung được VnDirect đưa ra tại báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm 2020 – kỳ vọng đổi thay. Theo khối phân tích của công ty chứng khoán uy tín này, nửa đầu 2020, dịch COVID-19 đã phủ bóng đen lên nền kinh tế và thị trường chứng khoán.
Hàng không là một trong những ngành bật dậy mạnh mẽ hậu COVID-19. (Ảnh: H.H)
GDP Việt Nam trong quý II/2020 ước tính tăng 0,4% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng quý 2 thấp nhất trong vòng một thập kỷ khi tất cả khối ngành đều bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.
Nửa đầu năm 2020, GDP Việt Nam tăng trưởng 1,8% so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi đó, chỉ số Vn-Index giảm mạnh kể từ đầu tháng 2 và chạm đáy 659,2 điểm vào ngày 24/3 trước khi phục hồi mạnh trở lại trong tháng 4 và tháng 5. Tính đến ngày 26/6, chỉ số Vn-Index ghi nhận mức giảm 10,8% so với thời điểm cuối năm 2019.
Tuy vậy, VnDirect vẫn kỳ vọng rằng kinh tế của Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trong nửa cuối 2020, giúp GDP cả năm đạt mức tăng trưởng 4,5%. Động lực chính nhờ sự hồi phục của các ngành sản xuất và tăng giải ngân đầu tư công, trong bối cảnh các chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng và tỷ giá USD/VND ổn định. Hãng phân tích này cũng kỳ vọng lạm phát được kiềm chế ở mức 3,2% trong 2020 nhờ giá thịt lợn/thực phẩm giảm.
Chuyên gia thuộc khối phân tích của VnDirect ước tính lợi nhuận của các doanh nghiệp trên toàn Vn-Index sẽ giảm 5 – 6% so với cùng kỳ.
Video đang HOT
“ Vn-Index có thể duy trì ở mức định giá hiện và dự báo Vn-Index ở mức khoảng 840-920 điểm vào cuối 2020″, chuyên gia thuộc VnDirect cho biết.
Trong bối cảnh hiện tại, hãng nghiên cứu đưa ra bốn điểm nhấn đầu tư trong nửa sau năm 2020. Thứ nhất, đẩy nhanh đầu tư công để phục hồi nền kinh tế. Theo đó, các dự án phát triển cơ sở hạ tầng là tâm điểm trong nửa cuối năm 2020 với 3 dự án đầu tư quan trọng (bao gồm Quốc lộ 45 – Mai Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây), sẽ bắt đầu khởi công vào quý 3, sớm hơn dự kiến. Ngành vật liệu xây dựng sẽ là tâm điểm và có nhiều lợi thế.
Điểm nhấn thứ hai, làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc được thúc đẩy bởi chiến tranh thương mại và COVID-19.
Tiếp theo là việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ, hạ mặt bằng lãi suất giúp ngành ngân hàng vào danh sách theo dõi do đây là ngành nhạy cảm với biến động lãi suất.
Cuối cùng, theo VnDirect, các ngành phục hồi nhanh hơn so với kỳ vọng, đặc biệt là ngành tiêu dùng, bán lẻ, điện, hàng không, công nghệ trong nửa cuối năm 2020. Tuy nhiên nhà đầu tư nên mua vào trong những nhịp điều chỉnh để giảm thiểu rủi ro.
Bên cạnh đó, VnDirect nhấn mạnh Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU) – EVFTA (EVFTA) mang lại nhiều lợi thế cho hàng xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU. Cụ thể, EU cam kết xóa bỏ 85,6% số dòng thuế đối với hàng hóa Việt Nam, tương ứng với 70,3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
Hiện tại, chỉ có hơn 42% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng thuế suất 0% theo quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Trong vòng 7 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, EU cam kết xóa bỏ 99,2% các dòng thuế, tương đương 99,7% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Đối với các mặt hàng còn lại, EU cam kết cung cấp cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu bằng 0%.
VERP: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt 6,48% năm 2020
Tại buổi công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý IV/2019 sáng ngày 16/1, nhóm nghiên cứu của Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VERP) cho rằng, những bất ổn địa chính trị trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế trong nước, dự báo GDP Việt Nam năm 2020 đạt 6,48%.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam 2019
Năm 2019, kinh tế thế giới tiếp tục chứng kiến một năm đầy khó khăn. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam lại được các tổ chức quốc tế đánh giá là lạc quan hơn so với thế giới. Đúng như nhận định của Ngân hàng Thế giới, mây đen phủ lên toàn cầu, nhưng mặt trời vẫn đang tỏa sáng trên đầu Việt Nam.
Thực tế, nhận định này được dựa trên cơ sở kết quả đạt được khá tích cực của Việt Nam, khi tăng trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,02%. Đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng vẫn là hai khu vực công nghiệp và xây dựng (50,4%) và khu vực dịch vụ (45%). Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt, năm 2019, tăng trưởng năm nay có sự khác biệt so với năm trước, đó là chứng kiến mức tăng nhẹ của ngành khai khoáng (tăng 1,29%) sau 3 năm liên tiếp sụt giảm. Đối với ngành nông - lâm - thủy sản, tăng trưởng tuy thấp từ quý I do chịu ảnh hưởng xấu từ bệnh dịch và thời tiết, nhưng ngành thủy sản vẫn giữ mức tăng trưởng ấn tượng trên 6%.
Cùng với tăng trưởng GDP tích cực, khu vực sản xuất tiếp tục mở rộng trong năm 2019. Theo báo cáo của VERP, PMI các tháng của năm 2019 tuy lên xuống thất thường, nhưng luôn ở mức 50 điểm. Tính đến hết năm 2019, chỉ số PMI đã đánh dấu chuỗi 49 tháng mở rộng liên tiếp của khu vực sản xuất. " Điều này chứng tỏ niềm tin của các doanh nghiệp vào nền sản xuất là không thay đổi, họ vẫn hy vọng sản lượng sẽ tiếp tục mở rộng trong năm tới. Đó là triển vọng tích cực của khu vực sản xuất nói riêng và nền kinh tế nói chung trong thời gian tới" - báo cáo VERP chỉ rõ.
Động lực tăng trưởng kinh tế năm 2019 còn đến từ tiêu dùng cá nhân. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 11,8% so với năm trước. Đây là mức tăng trưởng tương đối cao so với 3 năm về trước.
Ngoài ra, chính sách tiền tệ trong năm 2019 cũng là điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều bất động, rủi ro. Theo đó, lãi suất liên ngân hàng biến động mạnh trong năm 2019 nhưng theo chiều hướng giảm dần. Việc hạ lãi để thúc đẩy tăng trưởng là xu thế tại nhiều nước trên thế giới trước tình hình ảm đạm, nhằm khuyến khích doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh
Vừa qua, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, theo đó tăng trưởng GDP đạt 6,8%; CPI bình quân dưới 4%. Nhóm nghiên cứu của VEPR cho rằng, những mục tiêu của năm 2020 có thể đạt được. Tuy nhiên, Việt Nam sẽ cần rất nhiều nỗ lực để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% và lạm phát dưới 4% do những bất ổn địa chính trị trên thế giới có ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế trong nước.
" Dự báo quý I/2020 tăng trưởng kinh tế 6,33%; quý II đạt 6,27%; quý III đạt 6,58%; quý IV đạt 6,64% và cả năm sẽ đạt 6,48%" - PGS. TS Nguyễn Đức Thành - Viện trưởng VEPR dự báo.
Năm 2020, thận trọng trong quan hệ thương mại quốc tế
Triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong dài hạn được các chuyên gia kinh tế dự báo sẽ tiếp tục phụ thuộc vào FDI, kết quả gỡ bỏ rào cản thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Năm 2020, hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế được kỳ vọng sẽ khởi sắc sau việc ký kết các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA. Tuy nhiên, theo nhận định của VEPR, Việt Nam cần thận trọng trong quan hệ thương mại quốc tế.
Trong năm 2019, Việt Nam trở thành 1 trong 7 đối tác xuất khẩu nhiều nhất sang Mỹ. Nhưng cùng với lượng dự trữ ngoại hối ngày càng gia tăng tới hơn 71 tỷ USD, Việt Nam nằm trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ. TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia tài chính ngân hàng cao cấp, Giám đốc Viện Đào tạo và nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - lưu ý, Ngân hàng Nhà nước cẩn trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ, linh hoạt và khách quan. Việc hạ thấp giá trị của VND để tăng cường thương mại sẽ là điều không nên làm trong thời điểm này.
Ngoài ra, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam, trong khi đó, Mỹ là đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. " Mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc và Mỹ cần rất thận trọng. Việc đối xử với các quốc gia trong thương mại quốc tế là 1 trong những vấn đề lớn của Việt Nam trong năm 2020" - ông Nguyễn Đức Thành lưu ý.
Để tận dụng được những cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và các hiệp định thương mại tự do, các chuyên gia kinh tế cho rằng, cần phải cải thiện môi trường thể chế, kinh doanh và chất lượng lao động trong nước. Đặc biệt, cải cách thể chế về kinh tế số; mô hình kinh doanh mới...
" Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất định, rủi ro, đề xuất Chính phủ theo sát tình hình, có kịch bản đối phó với bối cảnh kinh tế thế giới về giá dầu, giá vàng. Ngoài ra, mong Chính phủ thực hiện 2 quyết định và nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ. Đó là Nghị quyết 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính Trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 và Quyết định 999/QĐ-TTg 2019 về Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ" - ông Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế cao cấp đề nghị.
Thu Phương
Theo congthuong.vn
Đại hội cổ đông bất thường NCB: Thống nhất phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ năm 2020 Ngày 17/01/2020, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB - mã chứng khoán NVB) đã tổ chức thành công Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ) bất thường năm 2020. Tham dự Đại hội có đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT), Ban Điều hành, Ban Kiểm soát của NCB, các cổ đông, đại...