Nhiều tín hiệu khởi sắc của thị trường lao động từ nay đến cuối năm
Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thông, lưu chuyển hàng hóa đang trở lại bình thường, đại dịch Covid-19 đã được kiểm soát, do đó, thị trường lao động sẽ được phục hồi tích cực trong thời gian tới.
Kết quả Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến tháng 9 vừa qua, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Trong đó, 68,9% người bị giảm thu nhập với mức giảm thu nhập nhẹ; gần 40% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III là 54,6 triệu người, tăng 1,4 triệu người so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020, thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước.
Số lao động có việc làm phi chính thức trong thời gian này là 20,7 triệu người, tăng 1,2 triệu người so với quý trước và tăng 149.000 người so với cùng kỳ năm trước. So với quý trước, tốc độ tăng lao động có việc làm phi chính thức cao hơn so với tốc độ tăng của lao động có việc làm chính thức. Điều đó phần nào phản ánh lực lượng lao động của Việt Nam rất linh hoạt trong việc tìm kiếm việc làm ở các khu vực phi chính thức để có thu nhập.
Thị trường lao động sẽ được phục hồi từ nay đến cuối năm (Ảnh minh họa)
Bà Valentina Barcucci – Phó giám đốc Tổ chức lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam khẳng định, thị trường lao động chưa thể quay trở lại như năm 2019, nhóm phụ nữ lao động phi chính thức vẫn là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều.
Video đang HOT
“Đại dịch Covid tiếp tục thách thức thị trường lao động, thu nhập của người lao động toàn cầu, Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Cho đến thời điểm này, mặc dù dịch bệnh đã xảy ra hơn 9 tháng nhưng không một Chính phủ, tổ chức, chuyên gia nào có thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới. Vì vậy, kết quả mà Việt Nam đạt được trong quý III vừa qua là rất ấn tượng”, bà Valentina nhấn mạnh.
Theo bà Trịnh Thu Nga, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội, việc kiểm soát tốt dịch bệnh trong quý III vừa qua, cùng với những chính sách ngắn hạn hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid 19, đã giúp cho nền kinh tế dần hồi phục và thị trường lao động đã có những khởi sắc nhất định trong quý III. Số liệu vừa công bố của TCTK cho thấy, nhiều chỉ số thị trường lao động trong quý III đã được cải thiện so với quý II như: lao động có việc làm tăng thêm 1,5 triệu người, tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm còn 2,5%, thu nhập của người lao động cũng được cải thiện…
Bà Nga cho rằng, nếu những gói hỗ trợ doanh nghiệp và an sinh xã hội vẫn tiếp tục được duy trì một cách mạnh mẽ giúp cho hoạt động sản, xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường thì nền kinh tế cũng như thị trường lao động sẽ tiếp tục có nhiều tín hiệu lạc quan trong thời gian tới. Đồng thời, đối với những người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, đặc biệt là những lao động ở khu vực phi chính thức/lao động tự do cũng cần tiếp tục có sự hỗ trợ (thông qua chương trình hỗ trợ bằng tiền hay đào tạo nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm trong khu vực chính thức) để họ ổn định cuộc sống và tiếp cận tốt hơn các cơ hội việc làm.
“Hai trụ cột hỗ trợ quan trọng này sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát triển thị trường lao động. Theo đà kiểm soát tốt dịch bệnh như hiện nay thì những cơ hội về kinh tế sẽ nhiều hơn và cơ hội việc làm thỏa đáng của người lao động cũng sẽ đa dạng hơn. Do đó, có thể nhận định một cách lạc quan, quý I/2021, thị trường lao động của cả nước vẫn sẽ tiếp tục khởi sắc”, bà Trịnh Thu Nga cho hay.
Dự báo về thị trường lao động trong những tháng cuối năm, bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) cho rằng: “Sẽ khả quan hơn quý III và 6 tháng đầu năm”.
Theo bà Thủy, “Việt Nam đã kiểm soát rất tốt dịch bệnh. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thông, lưu chuyển hàng hóa đang trở lại bình thường sau khi khống chế thành công làn sóng dịch bệnh thứ 2 quay trở lại. Hơn nữa, theo quy luật, vào những tháng cuối năm bao giờ hoạt động đầu tư, thương mại, chi tiêu của cả khu vực Nhà nước, doanh nghiệp cũng như hộ gia đình, cá nhân cũng tăng hơn 3 quý đầu năm nên sẽ tạo ra thêm nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, qua đó giảm tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm”.
Với nỗ lực kiểm soát của Chính phủ, tình hình kinh tế sẽ khởi sắc hơn. Mọi nguồn lực của nền kinh tế trong quý IV sẽ có nhiều tín hiệu khả quan. Khi đó, thị trường lao động sẽ đảm bảo đà phục hồi.
Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp, 81% lạc quan tin tưởng rằng, trong quý IV lực lượng lao động tăng lên, lao động có việc làm sẽ tăng, tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm đi, các chỉ số chất lượng người lao động được cải thiện hơn…/.
Tăng trưởng tín dụng nhích đáng kể qua một tuần
Chỉ trong một tuần, tín dụng toàn hệ thống đã tăng thêm 0,31 điểm phần trăm.
Ảnh minh họa.
Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2020 vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng nay (29/9) cho thấy, tăng trưởng tín dụng vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.
Cụ thể, tính đến thời điểm 22/9/2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 7,74% so với cuối năm 2019 (cùng thời điểm năm 2019 tăng 8,41%), huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 7,7% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 8,79%), đều là những mức tăng khá; tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế chỉ đạt 5,12% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 8,51%).
Trước đó, theo số liệu công bố của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến ngày 16/9/2020, tín dụng toàn hệ thống mới chỉ tăng 4,81% so với cuối năm 2019. Như vậy, chỉ trong một tuần, tín dụng toàn hệ thống đã tăng thêm 0,31 điểm phần trăm.
Từ đầu năm đến nay, NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân làm mặt bằng lãi suất trên thị trường có xu hướng giảm.
Hiện nay, lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,1%-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7%-4,1%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4%-6,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0%-7,1%/năm.
Mặt bằng lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam đối với một số ngành, lĩnh vực phổ biến ở mức 5,0%/năm.
Đối với thị trường bảo hiểm, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 9 tháng năm 2020 ước tính tăng 14% so với cùng kỳ năm trước (quý III/2020 tăng 12%), trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 17%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 7%.
Trong 8 tháng năm 2020, chi trả quyền lợi bảo hiểm ước tính đạt gần 30 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2019.
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm đạt 110,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3%; tổng giá trị tài sản trong lĩnh vực bảo hiểm đạt 525,4 nghìn tỷ đồng, tăng 19,9%; tổng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế của ngành bảo hiểm đạt 422,7 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2%; quỹ dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm đạt 338,4 nghìn tỷ đồng, tăng 23,8%.
Ngành công thương: 12 dự án yếu kém vẫn nợ hơn 63.000 tỷ đồng Theo số liệu ước tính 6 tháng đầu năm 2020, 12 dự án/doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành công thương có tổng số nợ phải trả lên tới 63.308,82 tỷ đồng. Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ - một trong 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương Để phục vụ kỳ họp thứ...