Nhiều thuốc mới chưa được cấp phép, bệnh nhân ra nước ngoài điều trị
Khi người bệnh mất cơ hội tiếp cận thuốc mới sớm, một số trường hợp chọn cách ra nước ngoài điều trị.
Theo Bộ Y tế, mỗi năm, người Việt Nam chi xấp xỉ 2 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh.
Ông T.V.K (58 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội) bị ung thư phổi giai đoạn muộn. Mỗi lần ho, cơn đau xuyên từ ngực sang lưng, ho kéo dài không dứt, ông tới Bệnh viện Đức Giang khám. Kết quả X-quang lồng ngực phát hiện bất thường tại phổi nên bác sĩ tư vấn ông khám chuyên sâu. Tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Sau khi xét nghiệm sinh học phân tử, bác sĩ điều trị thuốc kết hợp hóa chất.
Sau khi tìm hiểu các loại thuốc thế hệ mới cho người bệnh ung thư, vợ chồng ông quyết định sang nước ngoài chữa bệnh vì muốn có thuốc tiên tiến nhất mà ở Việt Nam vẫn chưa được cấp phép lưu hành.
Hiện nay, việc tiếp cận thuốc phát minh, thuốc mới của người Việt chậm hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Tốc độ tiếp cận thuốc mới phụ thuộc rất nhiều vào thời gian thuốc được cấp giấy đăng ký lưu hành.
Video đang HOT
Theo quy định của Luật Dược 2016, thuốc phải được đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước (Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế) trước khi lưu hành tại thị trường Việt Nam và theo quy định, thời gian cấp Giấy đăng ký lưu hành tối đa là 12 tháng. Tuy nhiên trên thực tế, thuốc mới thường mất 4-5 năm để được cấp phép lưu hành trên thị trường.
Người bệnh khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: P.Thúy.
Theo báo cáo, tính đến 2022, chỉ 9% (tương đương 42 loại thuốc mới) có mặt tại Việt Nam trong số 460 thuốc được đưa ra thị trường lần đầu trong giai đoạn 2012-2021, thấp hơn mức bình quân 20% của khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Khi có nhu cầu điều trị với liệu pháp tiên tiến nhất mà trong nước không đáp ứng được, trên thực tế, nhiều người bệnh phải sang các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore để điều trị. Theo Bộ Y tế, mỗi năm, người bệnh Việt Nam phải chi xấp xỉ 2 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh.
Theo PGS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, chậm tiếp cận thuốc mới sẽ khiến người bệnh mất cơ hội tiếp cận các phương pháp điều trị tiên tiến hơn. Thậm chí, người bệnh tìm ra nước ngoài chữa bệnh. Như vậy, người bệnh vừa phải chịu chi phí điều trị đắt đỏ, tốn thời gian, vừa gây chảy máu ngoại tệ trong y tế rất đáng tiếc.
Bác sĩ Nguyễn Triệu Vũ, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Thành phố Thủ Đức (TP.HCM), cũng nhận định thời gian đăng ký lưu hành kéo dài khiến người Việt luôn đối mặt nguy cơ mất cơ hội được dùng thuốc mới nhất. Thời gian tới, bác sĩ Vũ cho rằng cần đẩy nhanh tốc độ cấp phép để thuốc mới được lưu hành và cập nhật vào danh mục bảo hiểm y tế để hỗ trợ bệnh nhân, giảm gánh nặng cho bệnh nhân, nhất là các chuyên ngành sâu như ung thư, tim mạch.
Ông đề nghị cơ quan quản lý cần cấp phép thêm nhiều thuốc, đơn gian hóa thủ tục hành chính để người bệnh được sử dụng thuốc chính quy, nhiều danh mục thuốc lựa chọn. Cùng quan điểm, Phó giáo sư Nguyễn Hoài Nam, Chủ tịch Hội Tĩnh mạch học TP.HCM, cho biết ông kỳ vọng Luật Dược mới sẽ cắt giảm thủ tục hành chính để thuốc mới cấp phép dễ dàng hơn. Việc tinh giản thủ tục hành chính giúp xử lý dứt điểm nguy cơ thiếu thuốc như gia hạn tự động giấy đăng ký lưu hành, giúp tập trung nguồn lực của cơ quan quản lý để quản lý an toàn, hiệu quả, đảm bảo chất lượng thuốc lưu hành.
Bởi thực tế, nhiều bác sĩ được cập nhật các thuốc mới đã được nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng điều trị mang lại hiệu quả an toàn nhưng lại chưa được cấp phép tại Việt Nam. Do vậy, bác sĩ dù muốn sử dụng để chữa trị cho bệnh nhân nhưng không thể. “Việc thủ tục hành chính nhiêu khê, cấp thuốc mới khó càng khiến người Việt mất cơ hội dùng thuốc mới”, vị bác sĩ này chia sẻ.
Đà Nẵng: Điều trị cho 3 bệnh nhân đa chấn thương nghi do pháo nổ ngày giáp tết
Ngày 26-1, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết đang tiến hành chữa trị cho ba bệnh nhân nghi liên quan đến pháo nổ nhập viện trong những ngày qua.
Cụ thể, ca bệnh NHK (16 tuổi, trú Thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) được chuyển viện cấp cứu tại Bệnh viện Đà Nẵng trong tình trạng khó thở, vết thương phức tạp vùng đầu, cổ, mặt, cánh tay hai bên và mắt không nhìn thấy. Bệnh nhân NTH (2005, trú H.Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) nhập viện trong tình trạng đa chấn thương ở cổ tay, cánh tay, vết thương hở đùi trái, đùi phải; dập nát bàn tay phải, bỏng mặt, mắt không nhìn thấy. Còn bệnh nhân NVĐ (1999, trú Q.Cẩm Lệ) thì nhập viện cấp cứu trong tình trạng tổn thương cổ tay và dập nát các ngón tay 1,2,3,4 bàn tay phải; gãy hở 2 ngón bàn tay phải kèm vết thương nham nhở, nhiều dị vật, chảy máu nhiều và nhiều tổ chức hoại tử.
Bệnh viện Đà Nẵng đang điều trị cho bệnh nhân đa chấn thương nghi do pháo nổ.
Bác sĩ Ngô Hạnh, Phó khoa Ngoại Chấn Thương Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các ca bệnh này nghi có liên quan đến pháo nổ tự chế. Đối với những trường hợp liên quan đến pháo nổ tự chế thì thường nạn nhân sẽ bị tổn thương đa cơ quan. Bàn tay bệnh nhân thường sẽ dập nát do sức ép từ pháo nên phổi sẽ bị dập và tổn thương. Đặc biệt là có thể bỏng giác mạc, hỏng mắt và khí độc có thể tràn vào phổi gây tổn thương phổi.
Trước vấn đề trên Bác sĩ Ngô Hạnh khuyến cáo đến các gia đình, đồng thời các nhà trường cần quan tâm, có những buổi khuyến cáo các em không tự tìm tòi, chế tạo pháo. Vì khi có sự cố xảy ra thì thương tật để lại cho các em rất lớn, bàn tay sẽ không thể cầm nắm các vật bình thường, thậm chí gây mùa lòa cho các em.
Diễn biến mới vụ xe Mercedes tự gây tai nạn rồi bốc cháy, 6 người bị thương Vụ tai nạn nhóm 6 người đi trên xe Mercedes bị thương, Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình đang tiến hành lấy mẫu kiểm tra nồng độ cồn và ma túy những người này. Ngày 1-11, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết đã tiếp nhận 6 trường hợp bị thương trong vụ xe...