Nhiều thủ đoạn lừa đảo giả ngân hàng hỗ trợ cho vay, nâng hạn mức tín dụng
Thời gian qua xuất hiện tình trạng một số đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng, quảng cáo dịch vụ cho vay lãi suất thấp, mở thẻ tín dụng với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Những năm gần đây, nhu cầu vay tiền trực tuyến qua App hoặc nâng hạn mức tín dụng chi tiêu online của người dân tăng cao.
Từ đó, các đối tượng đã giả danh công ty tài chính, ngân hàng đăng tải thông tin quảng cáo dịch vụ cho vay online lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng hoặc hỗ trợ nâng hạn mức cho các tài khoản tín dụng.
Theo đó, để được giải quyết thủ tục, người dân cần nộp trước một khoản phí để làm hồ sơ hoặc để bảo đảm tài sản… Số tiền này được hứa hẹn sẽ trả lại sau khi hoàn thành thủ tục.
Tuy nhiên, sau khi người dân chuyển tiền, các đối tượng sẽ cắt liên lạc hoặc lấy lý do khác nhau để không trả lại tiền.
Người dân cần cảnh giác với thủ đoạn giả danh nhân viên tài chính, ngân hàng để hỗ trợ cho vay, nâng hạn mức tín dụng…
Thủ đoạn của các đối tượng là sử dụng số điện thoại, tin nhắn hoặc email giả mạo gần giống với thông tin của nhân viên ngân hàng, liên hệ với người dân có nhu cầu.
Video đang HOT
Ngoài ra, các đối tượng cũng lập nhiều trang mạng xã hội, quảng cáo dịch vụ cho vay tiền online qua App. Khi người dân liên hệ sẽ được các đối tượng hướng dẫn cài ứng dụng nhằm mục đích thu thập thông tin cá nhân hoặc ứng dụng chứa mã độc nhằm chiếm quyền điều khiển thiết bị.
Để được giải ngân khoản vay, người dân cần đóng khoản phí đảm bảo tài sản, sau đó các đối tượng sẽ chiếm đoạt số tiền này.
Bên cạnh đó, nhiều đối tượng giả danh nhân viên ngân hàng, quảng cáo dịch vụ mở thẻ tín dụng, nâng cấp hạn mức tín dụng tiêu dùng cho người dân…Để được đáp ứng dịch vụ, người dân cần cung cấp thông tin cá nhân, chuyển một khoản phí đảm bảo để được duyệt nâng hạn mức.
Theo Bộ Công an, để phòng tránh, người dân nên tìm hiểu kỹ và sử dụng dịch vụ của các cơ quan, doanh nghiệp uy tín trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Đồng thời cảnh giác khi thực hiện các giao dịch trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng qua mạng; cần liên hệ trực tiếp đến hotline trên trang chủ của các ngân hàng, công ty tài chính để kiểm tra thông tin.
Thêm vào đó, người dân không nên cài đặt ứng dụng qua mạng theo yêu cầu của các đối tượng, do tiềm ẩn nhiều rủi ro liên quan đến lộ thông tin cá nhân, bị cài mã độc chiếm quyền điều khiển thiết bị điện tử;
Không chuyển tiền đặt cọc, đảm bảo tài sản khi có nhu cầu vay tiền hoặc đăng ký dịch vụ tín dụng… qua mạng.
Khi nghi ngờ bản thân có biểu hiện đang bị lừa đảo qua mạng, người dân cần tìm kiếm thông tin về các hình thức lừa đảo trên mạng internet hoặc xin sự tư vấn từ bạn bè, người thân.
Cùng với đó, trình báo ngay sự việc đến cơ quan Công an nơi gần nhất để nhận được tư vấn và hỗ trợ kịp thời; liên hệ với Ngân hàng chủ quản để báo cáo sự việc và đề nghị hỗ trợ.
Người dân cũng cần lưu lại tất cả thông tin như lịch sử trò chuyện, các số điện thoại, tài khoản mạng xã hội liên quan, sao kê giao dịch ngân hàng và cung cấp cho cơ quan Công an khi trình báo.
Trong trường hợp bị đánh cắp thông tin cá nhân hoặc bị tấn công chiếm quyền điều khiển thiết bị điện tử, người dân cần cài đặt lại mật khẩu các tài khoản cá nhân.
Qua đó, cảnh báo cho bạn bè, người thân về hình thức lừa đảo mình đã gặp phải, để chủ động phòng ngừa.
Bắt đối tượng cho vay lãi nặng, thủ súng trong nhà
Cơ quan Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phá chuyên án, bắt giữ 2 đối tượng cho vay lãi nặng với lãi suất hơn 182%/năm.
Ngày 5/5, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự của đơn vị này vừa bắt giữ Hoàng Trung Hiếu (SN 1986) và Nguyễn Công Hùng (SN 1991) cùng ở huyện Yên Định về hành vi Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.
Theo cơ quan điều tra, lợi dụng việc một số người dân có nhu cầu vay tiền để chi tiêu, làm ăn, Hoàng Trung Hiếu đã cho vay tiền với lãi suất 5.000 đồng/1 triệu đồng/ngày (tương đương với mức lãi suất 182%/năm).
Hai đối tượng tại cơ quan điều tra (Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa).
Để qua mắt lực lượng chức năng, khi có người hỏi vay tiền, Hiếu thỏa thuận, thống nhất về số tiền cho vay, lãi suất và kỳ đóng lãi trong thời gian một tháng.
Sau đó, Hiếu đưa tiền trực tiếp hoặc chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng cho người vay. Đồng thời yêu cầu người vay viết giấy vay với số tiền cao gấp đôi so với thực tế nhằm giảm mức lãi suất cho vay dưới mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Quá trình hoạt động cho vay lãi nặng, Hiếu thuê Nguyễn Công Hùng làm nhiệm vụ đi thu tiền lãi của những người vay.
Từ đầu năm 2023 đến khi bị bắt, Hoàng Trung Hiếu đã cho nhiều người trên địa bàn thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định vay và thu lợi bất chính hơn 400 triệu đồng.
Hai khẩu súng công an thu giữ tại nhà Hiếu (Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa).
Khám xét khẩn cấp nơi ở của Hoàng Trung Hiếu, cảnh sát phát hiện, thu giữ nhiều giấy vay tiền; 2 khẩu súng dài khoảng 1,2m, trong đó có một khẩu súng dạng săm lếch tự chế và 1 khẩu súng hơi bắn đạn chì.
Luật sư của bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý người tạo trend "ra khơi tìm kho báu" Luật sư của bà Trương Mỹ Lan đã có đơn đề nghị cơ quan chức năng xử lý người tạo trend "ra khơi tìm kho báu". Bà Trương Mỹ Lan tại phiên tòa. Ảnh: VnExpress Từ ngày 5/3 đến ngày 11/4, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh đã đưa các bị cáo liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân...