Nhiều thị trường chứng khoán châu Á giảm do số liệu tiêu cực từ Mỹ
Chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo, chỉ số Hang Seng ở Hong Kong mất điểm… do số liệu kém lạc qua từ Mỹ đã khiến giới đầu tư hoang mang.
Nhiều thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch 16/4, do các số liệu kinh tế tiêu cực của Mỹ đã làm dấy lên những lo ngại về tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Một loạt dự báo kinh tế ảm đạm đã được đưa ra trong tuần này, trong đó Quỹ Tiền tệ Quốc tế cảnh báo khả năng suy thoái toàn cầu tồi tệ nhất trong thế kỷ qua, và số liệu kém lạc qua từ Mỹ đã khiến giới đầu tư hoang mang hơn nữa.
Các số liệu mới nhất từ Mỹ đã cho thấy mức độ thiệt hại mà các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh gây ra. Số liệu được công bố ngày 15/4 cho thấy, doanh số bán lẻ của Mỹ giảm mạnh trong tháng Ba, trong khi sản lượng công nghiệp trong tháng trước ghi nhận mức giảm sâu nhất kể từ năm 1946.
Chuyên gia Ann Miletti, thuộc công ty quản lý tài sản Wells Fargo Asset Management, cho rằng các số liệu kinh tế nói trên thật “thảm họa,” và giới đầu tư đang đặt ra câu hỏi liệu các doanh nghiệp còn trụ được bao lâu với tình hình phong tỏa như hiện nay.
Video đang HOT
Sự sụt giảm trước đó trên Phố Wall đã “dội gáo nước lạnh” lên các nhà giao dịch ở châu Á.
Khép lại phiên này, chỉ số Nikkei 225 tại thị trường Tokyo giảm 1,3% xuống 19.290,20 điểm, trong khi chỉ số Hang Seng ở Hong Kong để mất 0,6% xuống 24.006,45 điểm. Sắc đỏ cũng được ghi nhận tại thị trường Sydney và Đài Bắc với các mức giảm lần lượt 0,9% và 0,7%.
Trong khi đó, chỉ số Shanghai Composite ở Thượng Hải lại tăng 0,3% lên 2.819,94 điểm, trong khi thị trường Singapore ghi thêm 0,7%, còn thị trường Seoul đi ngang trong phiên này.
Còn tại Việt Nam, mặc dù mở cửa phiên sáng 16/4, thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ, nhưng sau đó đã dần tăng trở lại. Diễn biến thị trường cho thấy sự “rung lắc,” nhưng kết thúc phiên giao dịch VN-Index vẫn tăng 7,48 (0,45%) để chạm mốc kháng cự mạnh 780,70 điểm.
Khối lượng giao dịch đạt gần 151 điểm, tương ứng giá trị hơn 4.025,7 tỷ đồng. Toàn sàn có 185 mã tăng giá, 64 mã đứng giá và 172 mã giảm giá.
HNX-Index tăng 0,42 điểm (0,39%) lên 108,75 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 40,9 triệu đơn vị, tương ứng giá trị trên 451 tỷ đồng. Toàn sàn có 82 mã tăng giá, 60 mã đứng giá và 67 mã giảm giá./.
Khánh Ly
Chứng khoán sụt giảm sau khi loạt báo cáo tài chính quý I/2020 được công bố
Thị trường chứng khoán châu Á chìm sâu trong hôm nay trước bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu ngày càng tăng. Các báo cáo tài chính cho thấy kinh tế toàn cầu đang giảm ở mức thấp nhất kể từ năm 1960.
Chứng khoán châu Á và cả Mỹ đang trượt dài sau khi công bố báo cáo tài chính quý I.
Phiên giao dịch sáng nay, chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) giảm 1,3%, Kospi (Hàn Quốc) giảm 0,2% và S&P/ASX 200 (Australia) giảm khoảng 1,1%. Chỉ số Hang Seng (Hồng Kông) giảm 0,9% trong giao dịch sớm nhất trong khi Shanghai (Trung Quốc) mở cửa phiên giảm khoảng 1%.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự kiến tăng trưởng ở châu Á sẽ chững lại ở mức 0% trong năm nay.
"Đây là hiệu suất tăng trưởng tồi tệ nhất trong gần 60 năm qua, bao gồm cả khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng tài chính châu Á", ông Chang Yong Rhee, Giám đốc Bộ phận Châu Á - Thái Bình Dương của IMF, cho biết trong một bài đăng trên blog hôm qua.
Hôm qua, chứng khoán Mỹ đã giảm trong giao dịch chốt phiên. Chỉ số Dow và S&P đã ghi nhận ngày giao dịch tồi tệ nhất kể từ đầu tháng Tư đến nay. Các cổ phiếu đã giảm mạnh sau một loạt các báo cáo tài chính quý I theo hướng tiêu cực đến từ các công ty, tập đoàn lớn ở Mỹ.
Chỉ số tương lai của Dow (INDU) đã giảm 117 điểm, tương đương khoảng 0,5%. Hợp đồng tương lai S&P 500 (SPX) giảm khoảng 0,5% và tương lai Nasdaq (COMP) giảm khoảng 0,5%.
Bank of America (BAC) và Citigroup (C) đang phải chứng kiến nguồn lãi ngày càng hao hụt đi khi họ chuẩn bị cho các khoản nợ mặc định phát sinh từ đại dịch. Lợi nhuận quý đầu tiên của Bank of America giảm 45%. Ngân hàng này đã công bố vào thứ Tư, họ đã dành ra 4,8 tỷ USD cho các tổn thất tín dụng liên quan đến virus Corona.
Báo cáo tài chính được công bố vào thứ Tư cũng chứng kiến sự sụt giảm mạnh của nền kinh tế Mỹ. Doanh số bán lẻ trong tháng 3 giảm 8,7%, mức giảm hàng tháng tồi tệ nhất kể từ năm 1992. Con số công dân thất nghiệp hàng tuần vào hôm nay dự kiến sẽ đăng thêm 5,1 triệu người .
Thanh Thư
Chứng khoán châu Á giảm điểm bất chấp sự phục hồi của Phố Wall Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản, chỉ số Hang Seng của Hong Kong, chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải đều giảm điểm trong phiên 15/4 dù Phố Wall đã có sự phục hồi. Bảng tỷ giá chứng khoán tại Hong Kong, Trung Quốc. (Ảnh minh họa. AFP/TTXVN) Trong phiên giao dịch chiều 15/4, hầu hết các thị trường chứng khoán châu...