Nhiều tàu thuyền gặp nạn, Kiên Giang siết chặt công tác quản lý tàu ra biển
Thời gian gần đây, vùng biển quần đảo Nam Du và 1 số địa bàn vùng biển tỉnh Kiên Giang thường sảy ra các vụ tai nạn trong qua trình đi biển của bà con ngư dân, tư thương, khách du lịch… Đa phần, các phương tiện này điều vi phạm quy định về vận tải đường biển.
Điều đáng nói là qua các vụ tại nạn, hầu hết các chủ phương tiện đều vi phạm các quy định về an toàn hàng hải, hoặc không chấp hành đúng các quy định về đi biển của cơ quan chức năng. Đã đến lúc các lực lượng cần tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nhằm bảo đảm an toàn về tính mạng và tài sản của bà con…
Theo nhận định của các nhà chuyên môn, cũng như từ kinh nghiệm của ngư dân có thâm niên đi biển trên vùng biển tỉnh nhà được biết: Nam Du là vùng biển có nhiều hòn đảo lớn nhỏ nằm đang xen. Có nhiều làn nước chồng lấn, vùng biển sâu, soáy, có những khối đá ngầm lớn, có vùng gió lùa mạnh do khu vực tiếp giáp giữa 2 khe của các hòn đảo… Chính điều này đã làm cho nhiều phương tiện đang lưu thông thì mất lái, trôi dạt, phá nước khi bất cẩn đi vào vùng biển nêu trên trong lúc có tố, lốc, thủy triều lên…
Những tàu đánh cá lâu nay được ngành chức năng kiểm tra, quản lý rất chặt chẽ
Hiện nay có rất nhiều lượt du khách về đây tham quan, nghĩ dưỡng và tham gia các dịch vụ du lịch khám phá lòng biển. Kéo theo đó hàng loạt các dịch vụ phục vụ nhu cầu đi lại giữa các hòn của bà con địa phương và du khách. Trong đó có rất nhiều phương tiện tham gia kinh doanh nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép mà điển hình là xuồng cao tốc (Canô) lén lút hoạt động… tiềm ẩn nguy cơ tai nạn rất cao.
Điển hình là vụ lật canô ngày 08/02/2017 vừa qua trên vùng biển Nam Du làm 14 người bị rơi xuống biển. Theo thông tin từ BĐBP Kiên Giang, chiếc canô này do 1 nhóm du khách tự thuê của 1 người dân không quen biết, chạy về thành phố Rạch Giá vào ban đêm. Sau khoảng 1 tiếng đồng hồ chạy trên biển, khi canô cách đảo Lại Sơn khoảng 10 hải lý về hướng Tây Nam thì gặp tố lốc bất ngờ bị lật úp và chìm. Rất may là các nạn nhân được 1 phương tiện lưới ghẹ phát hiện và cứu vớt kịp thời.
Video đang HOT
Tương tự, mới đây ngày 11/02/2017, tàu tải hàng Thái Dương di chuyển từ Thổ Châu về Rạch Giá, đến vùng biển Nam Du gặp sóng lớn, tàu phá nước chìm dần. Rất may tàu dầu Nam Ca 2 và tàu cứu nạn BP Kiên Giang ứng cứu kịp thời. Lúc này trên tàu ngoài 4 thủy thủ, còn có 3 người dân xã đảo Thổ Châu đi quá giang vào Rạch Giá, trên tàu không có phao cứu sinh dùng đủ cho 7 người…
Thời gian gần đây, một số phương tiện nhỏ, không đăng kiểm vẫn lén lút chở khách… nên tìm ẩn nguy cơ tai nạn trên biển rất cao. (ảnh: minh họa)
Ngoài ra trong năm 2016 còn sảy ra rất nhiều các vụ tại nạn giao thông trên biển tương tự. Chiếc canô chở khách du lịch gặp nạn trên vùng biển Nam Du chưa qua đăng kiểm và chưa được cấp phép chở khách du lịch. Điều đáng nói là cơ quan chức năng không có chủ chương cấp phép cho loại phương tiện này chạy tuyến xã An Sơn, huyện Kiên Hải vào thành phố Rạch Giá. Hành vi tự ý dùng canô chở khách là vi phạm về an toàn hàng hải.
Ở vụ tàu tải hàng Thái Dương bị phá nước, trên tàu không đủ phao cứu sinh cho 7 người, trong đó lại có 3 người dân đi có giang là vị phạm quy định về vận tải đường biển do cơ quan chức năng quy định… tất cả hành vi trên đều vi phạm pháp luật. Yêu cầu du khách tuyệt đối không được tự ý thuê tàu không đảm bảo an toàn để đến các hòn đảo và phải mặc áo phao mỗi khi lên tàu. Người dân trên các hòn đảo không được lén lút quá giang các phương tiện tàu cá, tàu tải hàng để vào đất liền khi không được phép của cơ quan chức năng. Trình báo ngay với cơ quan chức năng, trạm BP gần nhất về các hành vi vị phạm trong an toàn hàng hải của các chủ phương tiện…
Đại tá Đặng Văn Thống – Chính ủy BĐBP Kiên Giang nêu quan điểm: “Thời gian tới, BĐBP tỉnh chỉ đạo các đơn vị phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, kiên quyết xử lý hành vi vi phạm. Rà soát lại toàn bộ các phương tiện, rút giấy phép nếu thấy phương tiện không đủ điều kiện, hoặc nghiêm cấm ngay các phương tiện không đảm bảo an toàn mà dùng chuyên chở hành khách trên vùng biển. Phối hợp với cơ quan Công an tiến hành điều tra, xử lý các đối tượng, những công ty du lịch lữ hành không dấy phép lén lút tổ chức đưa du khách đến tham quan các đảo. Nhằm lập lại an ninh, trật tự khu vực biển, đảo, đưa du lịch tỉnh nhà phát triển bền vững, an toàn. Giúp cho du khách 4 phương yên tâm mỗi khi đến với du lịch biển Kiên Giang…”
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Bắt 3 ngư phủ giết chủ tàu và người nấu ăn... cướp tài sản ăn chơi
Ngày 18/10, nguồn tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên Giang xác nhận, Đồn Biên phòng Nam Du đóng trên xã đảo An Sơn (huyện Kiên Hải) vừa bắt giữ 3 nghi phạm giết chết 2 người trên biển. Đáng nói trong 3 nghi phạm này có 1 đối tượng mới 13 tuổi
Bước đầu, các đối tượng khai nhận giết chết chủ tàu tên Tứ và người nấu bếp tên Hậu để cướp tài sản. Cả 3 nghi phạm đều là ngư phủ đi trên con tàu này. Nghi phạm trẻ nhất mới chỉ 13 tuổi.
Trước đó, người dân ấp Củ Tron, xã An Sơn phát hiện 1 chiếc tàu cá số hiệu BT-93574 trôi dạt trên biển, trong khi máy tàu vẫn nổ. Nhận được tin báo, Đồn Biên phòng Nam Du lập tức cử tổ công tác 5 người tiến hành xác minh, đồng thời đưa ra nhận định nhiều khả năng những người đi trên tàu đã gặp nạn.
Qua công tác nắm địa bàn, các chiến sĩ trinh sát báo cáo có 3 đối tượng lạ mặt thuê phòng trọ trên đảo An Sơn. Khi được mời lên làm việc, cả 3 người này đều không có giấy tờ tuỳ thân và có biểu hiện khả nghi.
Tiếp tục đấu tranh khai thác, cả ba đối tượng lần lượt khai họ tên, quê quán gồm: Phạm Văn Linh (25 tuổi), quê Vĩnh Long; Nguyễn Văn Tình (23 tuổi), ngụ tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang và Nguyễn Thành Nhịn (13 tuổi), quê Đồng Tháp.
03 nghi phạm: Phạm Văn Linh, Nguyễn Văn Tình và Nguyễn Thành Nhịn, trong đó đối tượng Nhịn chỉ mới 13 tuổi
Các đối tượng khai nhận đã lên tàu làm ngư phủ cho ông Tứ được 3 tháng nay. Do có ý định giết chủ tàu để cướp dầu bán lấy tiền chia xài từ trước, nên nhóm đối tượng đã thủ sẵn hung khí là dao Thái và kéo từ trước. Tối 14/10, thấy ông Tứ và ông Hậu mất cảnh giác, cả nhóm ra tay sát hại 2 nạn nhân. Bị đâm bất ngờ, ông Tứ và Hậu lao xuống biển mong trốn thoát, nhưng 2 đối tượng Linh và Tình lao theo truy sát tới cùng. Riêng Nguyễn Thành Nhịn khai mình bị Linh và Tình ép buộc lên tàu, bản thân không tham gia giết người.
Sau khi giết xong 2 nạn nhân, cả 3 đối tượng điều khiển tàu chạy ra xã đảo Thổ Châu (thuộc huyện đảo Phú Quốc) bán dầu lấy tiền ăn nhậu, chơi bời. Sáng hôm sau, cả 3 điều khiển con tàu xấu số trở lại xã đảo An Sơn. Cả nhóm nhảy xuống biển bơi vào bờ thuê phòng trọ để nghỉ ngơi, đặt vé trốn về đất liền thì bị Đồn Biên phòng Nam Du phát hiện bắt giữ.
Hiện Đồn Biên phòng Nam Du đã bàn giao 3 nghi phạm cho Công an huyện Kiên Hải. Đồng thời, thông báo cho toàn bộ tàu thuyền đang đánh bắt trên vùng biển từ Kiên Hải ra tới Thổ Châu hỗ trợ tìm kiếm thi thể 2 nạn nhân xấu số.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
3 kẻ lập mưu giết chết chủ tàu và người nấu bếp Xuống tàu đánh cá với ý định cướp tài sản, 3 ngư phủ ở miền Tây lập mưu giết chết chủ tàu và người nấu bếp trong đêm. Ngày 18/10, Công an tỉnh Kiên Giang tạm giữ hình sự Phạm Văn Linh (25 tuổi, quê Vĩnh Long), Nguyễn Văn Tình (23 tuổi, quê Kiên Giang) và một nghi can 13 tuổi ở Đồng...