Nhiều tàu hút cát trái phép trên sông Hồng đoạn qua Nam Định và Thái Bình ?
Tại sông Hồng, đoạn chảy qua 2 tỉnh Thái Bình và Nam Định (xã Điền Xá, xã Nam Thắng huyện Nam Trực), xuất hiện nhiều tàu hút cát hoạt động giữa ban ngày.
Theo phản ánh của người dân các xã Điền Xá và xã Nam Thắng huyện Nam Trực tỉnh Nam Định, trong nhiều tháng qua họ phải chứng kiến những chiếc tàu khai thác cát và hút cát lên bờ bởi những chiếc thuyền máy nổ ầm ầm khiến cuộc sống của họ chưa bao giờ được bình yên.
Những ngày gần đây, chúng tôi đã có mặt tại khu vực bờ sông Hồng thuộc địa phận xã Điền Xá và xã Nam Thắng huyện Nam Trực để chứng kiến cảnh nhiều tàu hút cát không rõ số hiệu đang neo đậu giữa lòng sông, dọc theo địa phận xã Điền Xá và xã Nam Thắng. Hàng chục tàu hút hoạt động giữa ban ngày, từ xa tiếng máy nổ ầm ầm rung chuyển cả một khúc sông của 4-5 chiếc tàu tự hành hút cát đang hoạt động hết công suất.
Tàu đậu sát bờ đê đang hút cát và đẩy lên vườn.
Những chiếc tàu này đang hút và đẩy trực tiếp cát từ tàu thông qua đường ống bằng sắt hoặc nhựa chạy ngang qua mặt đê bơm thẳng vào các công trình đang xây dựng, vào vườn cây hoặc vào bãi tập kết vật liệu xây dựng. Các đường ống này chạy nổi trên mặt đê, nhô cao tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho người tham gia giao thông trên mặt đê.
Một người dân địa phương tại đây cho biết: “Ở khu vực này có nhà ông Đ (chủ 1 doanh nghiệp tại địa phương) là hay làm về cát, hút cát từ sông lên và bán cho người dân có nhu cầu. Đa số người dân mua cát về san lấp làm vườn vì nơi này là làng nghề cây cảnh. Nhà ai mua cát thì có thuyền hút trực tiếp vào vườn luôn. Các tàu này hút cát cả ngày cả đêm.
Video đang HOT
Ông Trần Xuân Bút – Bí thư Đảng ủy xã Điền xá chia sẻ: “Đoạn sông Hồng chảy qua địa bàn này giáp ranh bởi 2 tỉnh. Một nửa sông thuộc địa phận huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định và một nửa sông thuộc địa phận tỉnh Thái Bình. Thế nên việc quản lý về mặt khai thác cát theo địa giới hành chính gặp nhiều khó khăn bởi bên bờ sông thuộc địa phận Thái Bình được cấp phép mỏ khai thác cát”.
“Về nhu cầu sử dụng cát tại địa phương là có, thậm chí là nhu cầu lớn bởi đa số người dân ở đây làm nghề trông cây cảnh, họ dùng cát để san lấp và trồng cây. Cũng có những đối tượng hút cát trực tiếp từ lòng sông lên bờ thông qua đường ống chạy ngang mặt đê.
Tuy nhiên, việc nhập nhèm ranh giới giữa 2 tỉnh nên cũng gây khó khăn cho chính quyền trong việc phát hiện và xử lý các đơn vị khai thác cát trái phép. Đồng thời UBND xã cũng không có đủ thầm quyền xử lý nếu có phát hiện ra các trường hợp khai thác cát trái phép đó”, ông Bút chia sẻ thêm.
Ống dẫn cát từ tàu hút chạy ngang qua mặt đê vào trong vườn cây, nhô cao tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho người tham gia giao thông trên đường.
Ông Hoàng Thọ Hải – Phó trưởng phòng cảnh sát giao thông tỉnh Nam Định, ông Hải khẳng định: “Trên khu vực sông Hồng có 7 điểm mỏ khai thác cát được cấp phép nhưng thuộc địa bàn tỉnh Thái Bình. Hiện nay, Phòng cảnh sát giao thông tỉnh Nam Định nói chung và đặc biệt là giao thông đường thuỷ nói riêng, chúng tôi quản lý rất chặt chẽ. Không thể khẳng định không có việc khai thác cát trái phép nhưng việc này diễn ra rất ít, và khi phát hiện chúng tôi cương quyết xử lý một cách nghiêm túc”.
Vừa qua, trong cuộc họp về tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát tại các địa phương ngày 3/4/2019, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh: “Thời gian qua, công tác quản lý khai thác cát sỏi đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiện nay tình hình khai thác trái phép cát sỏi trên các tuyến sông và cửa biển ở nhiều địa phương tái diễn trở lại, đối tượng khai thác trái phép hoạt động tinh vi, lộng hành vì lợi nhuận cao, các quy định của pháp luật chưa đủ răn đe, chế tài còn nhẹ, nên đối tượng khai thác cát trái phép chấp nhận bị xử lý hành chính.”
Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc./
Ngọc Bảo – Nguyên Vũ
Theo baophapluat
Đôi vợ chồng chở lúa thuê suýt bỏ mạng vì cái "bẫy" trên sông Cổ Chiên
Trưa 12-10, các cơ quan chức năng huyện Mang Thít (Vĩnh Long) đang có mặt tại hiện trường để trục vớt chiếc ghe chở hơn 26 tấn lúa bị chìm trên sông Cổ Chiên (đoạn ấp An Hương 2, xã Mỹ An, huyện Mang Thít).
Ông Trần Văn Minh Hiền (48 tuổi; ngụ xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang), bàng hoàng kể: "Khoảng 3 giờ sáng 12-10, tôi điều khiển chiếc ghe chở hơn 26 tấn lúa từ hướng từ Trà Vinh về Đồng Tháp. Khi đến địa điểm trên, do đêm tối và không thấy biển báo gì nên tôi cho ghe chạy bình thường thì bất ngờ bị vướng vào cọc dừa ngầm (hàng trăm cây cọc được đóng thành 2 hàng ra gần giữa sông Cổ Chiên) khiến chiếc ghe từ từ bị nghiêng và vô nước. Lúc này trên ghe chỉ có hai vợ chồng tôi nên tri hô những người đi câu, đánh cá đến cứu giúp, đưa vào bờ an toàn".
Hiện trường chiếc ghe chở 26 tấn lúa bị chìm
Cũng theo ông Hiền, vợ chồng ông chở thuê lúa cho các doanh nghiệp ở Đồng Tháp nên khi bị sự cố này, ông không biết sẽ xử lý ra sao.
Khi thủy triều xuống thấp, các cọc dừa lố nhố nổi nên như một cái "bẫy"
Theo người dân nơi đây, khoảng mấy tháng nay, tại đoạn sông Cổ Chiên giáp với ngã ba sông Cái Lóc (thuộc ấp An Hương 1 và 2 của xã Mỹ An) có doanh nghiệp nào đó cho máy đến đóng hàng trăm cọc dừa lố nhố gần giữa sông như một cái "bẫy" giữa dòng nước. Nguy hiểm là vậy nhưng chỉ có vài cái bao nilon treo lên để làm "biển báo" nhưng do gió thổi đã rách nát, rất nguy hiểm mỗi khi trời tối hay mưa giông.
Bãi cọc ngầm có biển báo bằng vài cái bao nilon
Ông Lê Văn Mười (ngụ ấp An Hương 2, xã Mỹ An), cho biết bãi cọc dừa ngoài sông rất nguy hiểm, nó như cái "bẫy" người tham gia giao thông đường thủy.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
HUY TUẤN
Theo nld.com.vn
Cảnh sát giao thông cứu một phụ nữ ôm con ra cầu Chương Dương để tự tử Do mâu thuẫn vợ chồng, cô gái ôm con nhỏ ra cầu Chương Dương để nhảy xuống sông Hồng tự tử, nhưng may mắn đã được CSGT và người dân phát hiện, cứu sống. Vào khoảng 9h20 phút sáng 5-10, tổ công tác của Đội CSGT số 5, Phòng CSGT, CATP Hà Nội gồm Trung úy Tạ Quang Dũng, Thượng úy Nguyễn Đăng...