Nhiều tài năng trẻ sẽ tiếp tục được nâng bước tại V-League 2021
Dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, khiến bóng đá cũng mất đi khoản tài trợ đáng kể. Trong bối cảnh đấy, không ít đội bóng chọn cách đặt niềm tin vào lớp trẻ, giảm gánh nặng chi phí.
Bài học của HA Gia Lai và bầu Đức chính là tiền đề để nhiều CLB khác trong bối cảnh không còn dồi dào về mặt kinh phí, có thể chuyển hướng đầu tư cho đội bóng.
Kể từ thời điểm lứa Công Phượng và các đồng đội được đôn lên thi đấu tại V-League cách nay 5 – 6 năm, bầu Đức đã giảm đáng kể phần tiền đổ vào đội bóng mỗi mùa.
Nhờ lực lượng sẵn có là thế hệ cầu thủ nói trên, được đào tạo từ chính CLB, mà HA Gia Lai hầu như không phải mua sắm nội binh, từ đó giảm tối đa các chi phí phát sinh. Đấy là lý do mà có lúc bầu Đức tự tin cho biết đội của ông chi rất ít, ít hơn hẳn nhiều đội khác nhưng vẫn đàng hoàng tồn tại ở sân chơi V-League.
V-League 2021 sẽ tiếp tục là sân chơi giúp nâng bước các cầu thủ trẻ? (ảnh: Tiến Tuấn)
Quan điểm “thắt lưng buộc bụng” của bầu Đức từng có lúc bị chỉ trích, nhất là từ các đội bóng thích tiêu hoang, nhưng đến thời điểm này thì nhiều người thấy rõ mặt lợi.
Video đang HOT
Đấy có thể là kinh nghiệm cho hàng loạt CLB tại giải V-League hiện nay tiếp bước và duy trì sự hiện diện của mình ở sân chơi chuyên nghiệp.
Dĩ nhiên, nói đến bóng đá chuyên nghiệp là nói đến chuyện chuyển nhượng, mua bán cầu thủ. Nhưng đấy là bàn đến hoàn cảnh bình thường, khi các doanh nghiệp ăn nên làm ra. Còn trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến cho công việc kinh doanh trong nhiều lĩnh vực gặp khó khăn, không ít các doanh nghiệp đang bảo trợ các đội bóng chuyên nghiệp tại Việt Nam gặp khó khăn, thì bước đi tiết kiệm, liệu cơm gắp mắm là bước đi khả dĩ nhất.
Duy trì sự tồn tại của đội bóng trong giai đoạn hiện nay đã là đáng quý lắm rồi, nên cũng đừng đòi hỏi quá cao ở các đội bóng trong nước.
Câu chuyện thành công của HA Gia Lai và bầu Đức 5 – 6 năm qua là kinh nghiệm để các đội bóng đang khó khăn vì dịch Covid-19 tham khảo: Sử dụng nguồn cầu thủ sẵn có do mình đào tạo, tiết kiệm tối đa chi phí, nhất là chi phí trả lương quá cao, và tiền chuyển nhượng đối với các ngôi sao (ảnh: Tiến Tuấn)
Duy trì đội bóng chuyên nghiệp theo con đường mà HA Gia Lai đã đi trong 5 – 6 năm qua, cũng là tạo cơ hội phát triển cho các tài năng trẻ, là chú tâm hơn đến công tác đào tạo trẻ, để có nguồn cầu thủ ổn định và lâu dài.
Trước mắt, trong mùa giải 2021 tới đây, không ít đội bóng trong nước sẽ đi theo con đường đó, từ B.Bình Dương, SL Nghệ An, Than Quảng Ninh, cho đến “đại gia” tầm Viettel… Tức là tận dụng tối đa nguồn cầu thủ trẻ sẵn có, trưởng thành từ chính lò đào tạo của CLB, kết hợp với một số gương mặt cựu binh, đóng vai trò là xương sống và là người dẫn dắt các đàn em.
Cũng nhờ chủ trương này mà mùa 1 – 2 mùa bóng gần đây, bóng đá Việt Nam nổi lên những Hồ Tấn Tài, Nguyễn Tiến Linh (B.Bình Dương), Nguyễn Hai Long, Vũ Hồng Quân (Than Quảng Ninh), Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Đức Chiến, Trần Danh Trung, Trương Tiến Anh (Viettel)… Họ phát triển tốt nhờ có nhiều “đất” dụng võ, khi CLB chủ quản chủ trương tạo điều kiện cho cầu thủ trẻ của mình được thi đấu.
Biết đâu, trong cái khó chung của nhiều CLB trong nước, sẽ “ló” cái hay, cái lợi cho bóng đá Việt Nam nói chung, trong việc phát hiện ra thêm nhiều gương mặt trẻ sáng giá, nhất là trong bối cảnh năm 2021 là năm mà chúng ta tổ chức SEA Games trên sân nhà, cùng nhiệm vụ bảo vệ bộ HCV SEA Games bóng đá nam, vốn rất cần nguồn cầu thủ trẻ dồi dào, để chuẩn bị cho chiến dịch đấy!
Lo ngại dịch Covid-19, V-League 2021 được tổ chức theo thể thức cũ
Quỹ thời gian hạn hẹp và đặc biệt là lo ngại tình hình dịch Covid-19, công ty VPF quyết định tiếp tục giữ nguyên thể thức thi đấu của mùa giải 2020 với 2021.
Sáng 20/11, công ty VPF tổ chức hội nghị tổng kết các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam năm 2020. Sau một mùa giải với nhiều biến động và chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch Covid-19, việc giải đấu về đích là thành công, và xứng đáng được ghi nhận.
Tuy nhiên, mùa giải 2021 được dự báo còn khó khăn hơn nữa khi lịch thi đấu của các đội tuyển quốc gia và các CLB tham dự cúp châu lục, sẽ khiến V-League bị ngắt quãng nhiều lần. Đó là chưa kể dịch Covid-19 rất khó lường.
Chủ tịch VPF Trần Anh Tú chia sẻ về mùa giải V-League 2020 - Ảnh: Gia Hưng
Về những vấn đề này, Chủ tịch VPF Trần Anh Tú chia sẻ: "Có hai khó khăn là dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát, nguy cơ cho việc giải phải huỷ. Tiếp theo là quỹ thời gian của giải ít do có nhiều giải đấu của các đội tuyển 2020 chuyển sang 2021.
Mùa giải 2021 chúng tôi phải bắt đầu sớm, ngay từ tháng 1. Giữa hai mùa giải có 60 ngày đủ cho các đội chuẩn bị. VPF dự kiến tổ chức trận Siêu cúp ngày 9/1/2021, sau đó 1 tuần là V-League, cuối tháng 1 là cúp Quốc gia, hạng Nhất. Dự kiến kết thúc giải vào tháng 30/9/2021. Thời gian 9 tháng nhưng có ít nhất 4 lần dừng giải, vì thế rất khó khăn".
"Lịch thi đấu căn cứ vào kế hoạch của các ĐTQG cũng như 3 đội bóng tham dự cúp châu lục là Viettel, Hà Nội và Sài Gòn. Tuy nhiên, điều lo lắng nhất là dịch Covid-19 rất khó lường trước. Nếu Covid-19 xảy ra, liệu các đội tuyển có tham dự giải quốc tế có được không?
Khi đó, chúng tôi sẽ bù thời gian của các đội tuyển cho V-League. Dù thế nào thì thời điểm này, khó nói được điều gì vì các yếu tố chưa xảy ra, nhưng chúng tôi đã dự đoán nhiều tình huống để có sự chuẩn bị", người đứng đầu VPF chia sẻ tiếp về khó khăn sắp đối mặt.
Liên quan đến thể thức thi đấu nhận được sự quan tâm đặc biệt của các đội bóng, VPF cho biết nếu không có gì thay đổi, sẽ tiếp tục áp dụng như mùa giải 2020.
"Thể thức thi đấu đến thời điểm này chúng tôi xác định giống như năm 2020. Việc tách nhóm ở giai đoạn 2 được quyết định nhóm A có 6 hay 8 đội được Ban chấp hành VFF quyết định. Về số đội xuống hạng, các đội hạng Nhất mong muốn có 2 suất, tuy nhiên VFF sẽ quyết định tuỳ vào tình hình thực tế", ông Trần Anh Tú cho biết.
Về công tác trọng tài chịu nhiều điều tiếng ở mùa giải 2020, ông Trần Anh Tú thừa nhận các trọng tài có nhiều sai sót: "Công tác trọng tài được các CLB hầu hết đều có ý kiến trong hội nghị tổng kết. Năm 2020 công tác trọng tài có nhiều sai sót, tuy nhiên sau khi tập huấn giữa mùa giải, chất lượng trọng tài tốt hơn, sai sót ít hơn.
Lực lượng trọng tài hiện nay mỏng, có nhiều trọng tài từ hạng Nhất được đôn lên, có ít kinh nghiệm. Dù vậy quan điểm của VFF là hạn chế thuê trọng tài ngoại, vẫn sử dụng trọng tài nội.
Ban trọng tài chắc chắn nâng cấp, cải thiện hình ảnh trọng tài. Đây là quá trình, chứ không giải quyết được ngay. Chúng ta hỏng về công tác trọng tài từ trước đây. VPF luôn phối hợp, hợp tác với Ban trọng tài, tất nhiên việc đào tạo, nâng cấp trọng tài là công việc của VFF. Chúng tôi hy vọng nâng chất lượng trọng tài để giảm thiểu sai sót ở những mùa giải tới".
CLB TPHCM chốt xong thoả thuận với HLV đến từ Thai-League Vài ngày sau khi báo chí Thái Lan thông tin HLV Alexandre Mano Polking (người Brazil) sẽ gia nhập CLB TPHCM, phía đội bóng thành phố cũng cho biết đã chốt xong các điều khoản với HLV này. Theo đó, mức lương của HLV Polking trong thời gian dẫn dắt CLB TPHCM tới đây sẽ vào khoảng 500 triệu đồng/tháng, kém một chút...