Nhiều sự cố y khoa có nguyên nhân từ bác sĩ, y tá, nhân viên y tế
“Ở bất cứ công đoạn nào của mọi quy trình chẩn đoán, chăm sóc, điều trị đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh. Hơn thế nữa, bệnh viện là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý, vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh khỏi và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát”.
Đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn tại mít tinh hưởng ứng Ngày an toàn người bệnh thế giới lần thứ nhất diễn ra ngày 17.9 tại Hà Nội với thông điệp của năm 2019 là “Cùng nói ra vì sự an toàn của người bệnh!”. “Khi sự cố không mong muốn xảy ra, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân, đặc biệt đối với người bệnh phải gánh chịu thêm hậu quả của các sự cố làm ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí tử vong”, Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Chống nhiễm khuẩn, vệ sinh tay là biện pháp đảm bảo an toàn người bệnh
Tuy vậy, mỗi ngày trên thế giới đang có hàng nghìn người bệnh chịu tổn thương do các sự cố có thể phòng ngừa được hoặc bị đặt vào tình huống có nguy cơ bị tổn thương trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở các nước thu nhập cao, ước tính 10% số lượng người bệnh bị tổn thương khi khám chữa bệnh tại bệnh viện. Các số liệu thống kê thu thập được cho thấy có tới 134 triệu sự cố y khoa xảy ra tại bệnh viện ở các nước thu nhập trung bình và thấp, đây cũng chính là nguyên nhân gây ra 2,6 triệu ca tử vong mỗi năm.
Việt Nam, cũng không phải là ngoại lệ với những sự cố y khoa không mong muốn xảy ra với một hoặc nhiều bệnh nhân. Có thể kể đến trường hợp bệnh nhân ở Tiền Giang bị bác sĩ bỏ quên gạc phẫu thuật trong bụng tại Bệnh viện đa khoa khu vực thị xã Gò Công; bệnh nhân được chỉ định mổ chân trái nhưng bác sĩ mổ chân phải tại Bệnh viện hữu nghị Việt Đức; bác sĩ cắt nhầm vòi trứng, trao nhầm trẻ sơ sinh, trẻ tử vong sau khi tiêm vắc xin; đặc biệt là sự cố y khoa chạy thận nhân tạo tại Hòa Bình khiến tám người tử vong… Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, theo báo cáo của WHO, cứ 10 người bệnh lại có một người bị tổn hại vì các dịch vụ y tế, trong đó 50% có nguyên nhân là phòng tránh được; có tới 14,3% chi phí tại Bệnh viện là để điều trị hậu quả các sự cố y khoa gây ra. “Báo cáo cũng chỉ ra: nhiễm khuẩn bệnh viện ảnh hưởng tới 10% số người bệnh nhập viện; chẩn đoán chậm và không chính xác là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn hại cho người bệnh và ảnh hưởng tới hàng triệu người bệnh. Bên cạnh đó, phơi nhiễm với tia phóng xạ là một vấn đề quan tâm của sức khỏe cộng đồng và an toàn người bệnh”, ông Khuê chia sẻ.
Video đang HOT
Tại Mỹ, cứ 10 bệnh nhân thì có 4 bệnh nhân bị tổn hại trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và điều trị ngoại trú
Nói về công tác bảo đảm an toàn người bệnh, Bộ Y tế cũng đã tập trung chỉ đạo mạnh mẽ trong thời gian qua như: Tham mưu cho Quốc hội ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009; ban hành các quy định chuyên môn kỹ thuật trong khám bệnh, chữa bệnh (quy định về cấp cứu; chẩn đoán bệnh, chỉ định phương pháp điều trị và kê đơn thuốc; Hội chẩn; Điều trị ngoại trú; Điều trị nội trú; Sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú; Kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Xử lý chất thải y tế… Ông Nguyễn Trường Sơn nhấn mạnh, để an toàn người bệnh, các cơ sở khám chữa bệnh cần tuân thủ các quy định, quy trình khám chữa bệnh như xác định chính xác người bệnh, bảo đảm giao tiếp hiệu quả, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, bảo đảm an toàn sử dụng thuốc…
THẢO LAM
Theo baovanhoa
Hàng triệu người chết mỗi năm do tai biến y khoa
Hơn 2,6 triệu người tử vong do các sự cố y khoa mỗi năm, là một trong 10 nguyên nhân gây tổn thương hàng đầu thế giới, theo WHO.
"Bệnh viện là một môi trường nguy cơ cao, nơi các sự cố y khoa có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào từ bất kỳ dịch vụ khám chữa bệnh nào", Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, cho biết tại lễ mitinh hưởng ứng ngày An toàn người bệnh thế giới lần thứ nhất, ngày 17/9.
Có tới 134 triệu sự vụ y khoa bất lợi xảy ra hàng năm ở các nước thu nhập trung bình và thấp, gây ra 2,6 triệu ca tử vong. Như vậy cứ mỗi phút lại có 5 người thiệt mạng vì các bất cẩn trong chăm sóc y tế.
Bất cứ công đoạn nào của quá trình chẩn đoán, chăm sóc, điều trị đều chứa đựng các nguy cơ tiềm tàng cho người bệnh, theo thứ trưởng Sơn. Ngoài ra, bệnh viện là nơi các thầy thuốc thường xuyên bị áp lực công việc do tình trạng quá tải và áp lực về tâm lý, vì vậy, sự cố y khoa không mong muốn là điều khó tránh khỏi và trong nhiều trường hợp ngoài tầm kiểm soát.
Sai sót về sử dụng thuốc không an toàn như liều lượng không đúng, hướng dẫn không rõ ràng, sử dụng chữ viết tắt trong kê đơn và đơn thuốc không phù hợp là những nguyên nhân hàng đầu gây nguy hiểm cho người bệnh và hoàn toàn có thể phòng tránh được. Trên toàn cầu, tiêu tốn chi phí liên quan đến lỗi sử dụng thuốc ước tính là 42 tỷ USD mỗi năm, chưa bao gồm tiền lương, năng suất lao động giảm hoặc chi phí cho chăm sóc sức khỏe do tai biến. Chi phí này chiếm 1% chi tiêu toàn cầu cho y tế.
Bệnh nhân điều trị tại khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Giang Huy.
Chẩn đoán không chính xác hoặc chậm trễ cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến hàng triệu người bệnh. Tại Mỹ, nghiên cứu khám nghiệm tử thi cho thấy các lỗi chẩn đoán chiếm khoảng 10% trường hợp tử vong. Nghiên cứu hồi cứu hồ sơ bệnh án cho thấy lỗi chẩn đoán chiếm 6-17% trong các sự cố nguy hại. Bằng chứng từ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình còn hạn chế, tuy nhiên, ước tính tỷ lệ này sẽ còn cao hơn.
Cứ 100 bệnh nhân nhập viện thì có 7 người ở các nước thu nhập cao, 10 người ở các nước thu nhập thấp và trung bình sẽ mắc một hoặc nhiều bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe. Hàng trăm triệu bệnh nhân trên toàn thế giới bị nhiễm trùng bệnh viện hàng năm.
Thông báo của WHO cũng cho thấy phẫu thuật không an toàn dẫn đến tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao. Các quy trình chăm sóc phẫu thuật không an toàn gây ra biến chứng ở 25% người bệnh. Hàng năm, có gần 7 triệu người bệnh phẫu thuật bị biến chứng, trong đó có một triệu người chết trong hoặc ngay sau phẫu thuật.
Do các biện pháp an toàn người bệnh được cải thiện, các trường hợp tử vong liên quan đến biến chứng do phẫu thuật đã giảm trong 50 năm qua. Tuy nhiên, số người bệnh bị biến chứng do phẫu thuật tại các nước thu nhập thấp và trung bình vẫn cao gấp 2-3 lần so với các nước thu nhập cao.
"Khi sự cố không mong muốn xảy ra, cả người bệnh và thầy thuốc đều là nạn nhân, đặc biệt đối với người bệnh phải gánh chịu thêm hậu quả, làm ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc bị khuyết tật tạm thời hay vĩnh viễn, thậm chí tử vong", Thứ trưởng Sơn nói.
Đầu tư cho an toàn cho người bệnh có thể tiết kiệm tài chính đáng kể, do chi phí phòng ngừa thường thấp hơn nhiều so với chi phí điều trị các tai biến. Tại Mỹ, tập trung cho các hoạt động cải tiến an toàn người bệnh dẫn đến khoản tiết kiệm ước tính khoảng 28 tỷ USD tại các bệnh viện giai đoạn từ năm 2010 đến 2015.
Chìa khóa để chăm sóc an toàn hơn là sự tham gia của người bệnh. Nếu thực hiện tốt, việc thu hút người bệnh cùng tham gia có thể giảm 15% thiệt hại do sự cố y khoa, tiết kiệm hàng tỷ USD mỗi năm.
Thứ trưởng Sơn cho biết, mục tiêu của lễ phát động Ngày An toàn Người bệnh Thế giới nhằm nâng cao nhận thức về An toàn người bệnh trên toàn cầu, với mục tiêu "trước tiên là không gây nguy hại cho người bệnh - first do no harm for patient", tạo môi trường cởi mở và "không đổ lỗi" để xây dựng văn hóa an toàn người bệnh.
Lê Nga
Theo VNE
Y tá giả làm bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bao quy đầu, bé trai buộc phải cắt luôn "cậu nhỏ" vì nhiễm trùng nặng Tai nạn xảy ra với bé trai mới 1 tháng tuổi khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng. Mới đây, một đứa bé 1 tháng tuổi đã buộc phải cắt bộ phận sinh dục sau khi đi cắt bao quy đầu ở Ai Cập. Theo Ashraf Halmi, cha của cậu bé nói với truyền thông địa phương rằng, ông đưa con trai Mohamed...