Nhiều sản phẩm thải loại buộc phải thu gom
Theo ThS. Nguyễn Văn Hưng – Tổng cục Môi trường, hoạt động thu gom, xử lý đối với các sản phẩm thải bỏ đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng còn yếu kém, công nghệ thu gom, xử lý lạc hậu, ý thức của con người còn hạn chế, thiếu kiến thức về môi trường, quan tâm đến các lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua các lợi ích môi trường.
Nhiều sản phẩm thải loại gây nguy hại cho môi trường vẫn chưa được thu gom xử lý
Ắc quy, săm lốp… sẽ nằm trong danh sách
Hiện nay, hoạt động thu gom, xử lý đối với các sản phẩm thải bỏ chủ yếu do doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tái chế chất thải hoặc hộ gia đình tại các làng nghề thực hiện mà chưa có sự gắn kết trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan như doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng.
Hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu về cơ bản không được thực hiện mà chủ yếu thông qua 2 hình thức. Đối với sản phẩm có giá trị sau khi tái chế (ắc quy, thiết bị điện, điện tử), doanh nghiệp sản xuất thu hồi rất ít (chủ yếu là sản phẩm bị hỏng còn thời hạn bảo hành) do các tổ chức và cá nhân thu gom, sau đó chuyển về cho các cơ sở tại các làng nghề, sử dụng công nghệ lạc hậu xử lý.
“Đây là nguyên nhân đang gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại các làng nghề. Đối với các sản phẩm không có giá trị như bóng đèn huỳnh quang, compact, pin… người tiêu dùng thường bỏ lẫn vào hệ thống thu gom rác thải sinh hoạt hoặc vứt ra ven đường, nơi công cộng mà không được xử lý, gây ô nhiễm hoặc tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người”, ThS. Nguyễn Văn Hưng chỉ rõ.
Trước thực trạng trên, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ nhằm triển khai thực hiện Điều 67 của Luật Bảo vệ môi trường quy định về việc chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thu hồi sản phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ như nguồn phóng xạ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; Các loại pin, ắc quy, thiết bị điện tử, điện dân dụng và công nghiệp; Dầu nhớt, mỡ bôi trơn, bao bì khó phân hủy trong tự nhiên; Sản phẩm thuốc, hóa chất sử dụng trong công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, thuốc chữa bệnh cho người; phương tiện giao thông, săm, lốp.
Video đang HOT
Tăng tính trách nhiệm
Theo các chuyên gia, quyết định được xây dựng dựa trên các nguyên tắc cụ thể. Thứ nhất là không chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định hiện hành về quản lý chất thải. Thứ hai thu hồi sản phẩm thải bỏ là trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu sản phẩm và người tiêu dùng. Thứ ba là cần có lộ trình để doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thực hiện trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ. Và cuối cùng là sự tham gia của các tổ chức và cá nhân liên quan để hoạt động thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ đạt hiệu quả.
Quyết định này áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ trên lãnh thổ Việt Nam. Quyết định cũng ban hành kèm theo danh mục sản phẩm thải bỏ, thời điểm thu hồi và xử lý. Theo đó, chỉ có những sản phẩm thải bỏ thuộc danh mục này mới phải bắt buộc phải thu hồi và xử lý.
Để đảm bảo tính khả thi, Quyết định đưa ra lộ trình thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ thời gian cần thiết chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn lực thực hiện việc thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ. Một trong những nhóm sản phẩm phải thu hồi và xử lý sớm nhất là thiết bị điện, điện tử vào năm 2015, còn xe mô tô, xe gắn máy và ô tô có thời điểm bắt đầu thu hồi muộn nhất vào năm 2018.
Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phải thiết lập các điểm thu hồi sản phẩm thải bỏ. Điểm thu hồi là nơi tiếp nhận sản phẩm thải bỏ phù hợp quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có nghĩa phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, chẳng hạn như tại điểm thu hồi thì sản phẩm thải bỏ được lưu giữ trong thùng kín, không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường. Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm tiếp nhận sản phẩm thải bỏ do mình đã bán sản phẩm đó ra thị trường Việt Nam.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, việc ban hành quyết định quy định về thu hồi và xử lý sản phẩm thải bỏ là nhằm gắn trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu đối với sản phẩm do mình bán ra thị trường cho đến khi sản phẩm đó được xử lý đảm bảo môi trường.
Theo ANTD
Bộ trưởng Y tế mong người dân khoan dung
Cho rằng "vụ Cát Tường" là một sự cảnh tỉnh toàn bộ hệ thống ngành Y tế, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hứa sẽ vượt qua mọi khó khăn, quyết tâm sửa chữa và mong đại biểu, nhân dân có cái nhìn khoan dung, toàn diện hơn đối với ngành Y...
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Dù không có tên trong danh sách trả lời chất vấn trực tiếp nhưng sáng nay (19/11), Bộ trưởng Bộ Y tế vẫn được yêu cầu trả lời những câu hỏi chất vấn mà đại biểu gửi qua văn bản. Trong phần trả lời của mình, nói về y đức mà đặc biệt là "vụ Cát Tường", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, dù nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp, dù khách quan hay chủ quan thì Bộ Y tế và người đứng đầu Bộ đều có liên quan về trách nhiệm.
Bộ trưởng Kim Tiến cũng chia sẻ rằng, "vụ Cát Tường" là vụ việc điển hình, không chỉ là mất y đức mà còn là sự mất nhân tính của con người, gây ra nỗi bức xúc không chỉ cho nạn nhân mà còn là sự đau đớn lớn của ngành Y. "Tất cả cán bộ ngành Y chúng tôi đều phải chịu cái cảm giác không thể tin đó là sự thật." - Bộ trưởng Kim Tiến nói.
Tuy nhiên, khi nói về đạo đức nói chung thì người đứng đầu ngành Y tế cho rằng, "đạo đức ngành Y không thể hình thành trong 6 năm đào tạo nghề mà "nó có từ lúc lọt lòng mẹ cho đến lúc nằm xuống nằm xuống sang thế giới bên kia", và "phải có sự giáo dục của gia đình, của xã hội, có sự rèn luyện của chính nhân cách người đó".
Về nguyên nhân xuống cấp đạo đức, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra 4 nguyên nhân chính: "Thứ nhất, bản thân con người đó không rèn luyện chính mình về trách nhiệm với xã hội và gia đình. Thứ hai, cơ chế thị trường xã hội chủ nghĩa của chúng ta có những mặt tích cực, tuy nhiên cơ chế thị trường cũng có mặt tiêu cực, đó là lợi nhuận, là mong muốn kiếm được nhiều tiền, bất chấp nhân phẩm, vượt quá khả năng cho phép về nghề nghiệp cũng như là trách nhiệm. Thứ 3 là bệnh viện công quá tải, không đáp ứng được về thái độ, đạo đức và trách nhiệm. Thứ 4 là quảng cáo. Người dân tin vào quảng cáo, tự đi đến những nơi không có cơ sở vật chất đầy đủ để làm các dịch vụ y tế.", Bộ trưởng Kim Tiến nói.
Về giải pháp, Bộ trưởng nói: "Vụ Cát Tường là một sự cảnh tỉnh toàn bộ hệ thống ngành y tế để chúng tôi có thể vượt qua mọi khó khăn và quyết tâm sửa chữa"
Theo Bộ trưởng Kim Tiến, tất cả những văn bản luật, thông tư ban hành về quản lý cơ sở hành nghề tư nhân công lập cũng đều đã rõ. Ở các địa phương, như Thành phố Hà Nội cũng đã ban hành chỉ thị số 10 để phân cấp quản lý cho chính quyền cấp quận, phường. Thành phố còn thành lập tổ liên ngành quản lý trên địa bàn về hành nghề y dược ...
"Chúng tôi đã ban hành thông tư rút giấy phép và đình chỉ hoạt động của các cơ sở hành nghề công lập và ngoài công lập. Chúng tôi cũng sẽ ban hành thông tư về ứng xử đạo đức nghề nghiệp. Cái này cũng rất nhạy cảm. Nhiều cán bộ trong ngành hỏi tôi, tại sao các ngành khác không có mà lãnh đạo ngành này lại xây dựng thông tư đặc biệt, ai cũng phải có đạo đức. Nhưng chúng tôi bảo, ngành y là ngành phải động chạm đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Một kỹ sư làm sai thì chỉ hỏng một cái máy ví tính, còn với chúng ta mà sai sót là ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân." - Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Người đứng đầu ngành Y tế cũng chia sẻ: "Sự tai biến của y khoa rình rập không phải hàng tháng, hàng ngày hàng giờ mà hàng phút, vì vậy, người thầy thuốc ngoài trách nhiệm chuyên môn còn có trách nhiệm lương tâm nên hết sức căng thẳng, đòi hỏi suốt đời nên chúng tôi quyết tâm ban hành thông tư này."
Giải pháp tiếp theo mà Bộ trưởng Bộ Y tế nói đến, đó là việc đang ban hành đường dây nóng các cấp từ Bộ Y tế, Sở Y tế, bệnh viện huyện, bệnh viện tỉnh. "Thời gian vừa qua chúng tôi nhận được hơn 1.000 cuộc gọi trực tiếp, các cuộc gọi chủ yếu là phàn nàn về thái độ của nhân viên y tế (chiếm trên 50%). Việc này chúng tôi sẽ chấn chỉnh bằng hành chính, thi đua, xử phạt theo luật viên chức, công chức. " - Bộ trưởng Tiến nói.
Giải pháp thứ 3, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến là tổ chức tập huấn về quy tắc ứng xử gắn với cuộc vận động làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. "Sắp tới chúng tôi sẽ đưa ra kỷ luật, nếu bệnh viện nào xảy ra chuyện đó thì các danh hiệu như thầy thuốc nhân dân, điều dưỡng ưu tú... và các phần thưởng của Nhà nước sẽ bị hoãn lại.
"Đạo đức nghề nghiệp là một vấn đề lớn của ngành Y, chúng tôi cảm nhận sâu sắc vấn đề này và mong các đại biểu Quốc hội, xã hội cùng giám sát, cùng giúp đỡ chúng tôi. Những góp ý vừa rồi của các đại biểu là thẳng thắn, chân thành. Chúng tôi hy vọng đại biểu và nhân dân cũng nhìn một cách khoan dung, toàn diện hơn. Một năm ngành Y tế khám chữa bệnh cho 120 triệu lượt người, khoảng 400.000 cán bộ y tế từ xã đến Trung ương, với số lượng như vậy chắc chắn có những tỷ lệ tai biến, có những cán bộ y tế con sâu làm rầu nồi canh, không đảm bảo đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn." - Bộ trưởng Tiến tha thiết nói.
Tuệ Khanh
Theo_VnMedia
Tư thương Trung Quốc "ăn" ốc, xã phường Hà Nội đổ vỏ Phó chủ tịch xã Cấn Hữu cho biết: Gần hai năm cả làng đi bắt, thu gom ốc bươu vàng về bán cho tư thương Trung Quốc, người dân nơi đây kiếm được hơn chục tỷ đồng. Nhưng, chính quyền xã khốn khổ vì phải đi... đổ vỏ. Làng triệu phú nhờ đi nhặt... ốc bươu vàng Đọc những thông tin kinh tế...