Nhiều sản phẩm rau, củ, quả tồn dư thuốc bảo vệ thực vật
Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh cho biết, tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, hóa chất bảo quản trong rau, củ, thủy hải sản, thực phẩm tươi sống… vẫn còn nhiều, gây ra những hệ lụy nhức nhối.
Ngày 15/7, tại hội nghị tổng kết 6 năm thí điểm thành lập Ban Quản lý An toàn TP Hồ Chí Minh, đơn vị này cho biết qua công tác thanh kiểm tra, đơn vị đã ghi nhận một số sản phẩm rau, củ, quả, thủy sản có dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh…Do đó, việc lấy mẫu kiểm tra, phân tích có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ công tác giám sát an toàn thực phẩm.
Qua lấy mẫu kiểm nghiệm tại 3 chợ đầu mối, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố phát hiện nhiều mẫu rau, củ quả có tồn dư chất bảo vệ thực vật.
Theo đó, hàng năm Ban Quản lý xây dựng kế hoạch triển khai lấy mẫu giám sát để phục vụ cho công tác quản lý. Từ khi thành lập đến nay, Ban Quản lý đã tiến hành lấy 11.624 mẫu kiểm tra, giám sát chất lượng đối với các thực phẩm có nguy cơ cao, gây mất an toàn thực phẩm. Kết quả, có 10.940 mẫu đạt (tỷ lệ 94,12 %) và 684 mẫu không đạt (tỷ lệ 5,88%).
Đánh giá tình hình an toàn thực phẩm đối với rau, củ, quả và trái cây kinh doanh tại 3 chợ chợ đầu mối nông sản thực phẩm, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố cho biết, các sản phẩm rau, quả, trái cây kinh doanh tại 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm phát hiện tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc bảo vệ thực vật nằm ngoài danh mục được phép sử dụng theo quy định pháp luật với tỷ lệ khá cao.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, sản phẩm rau quả phát hiện cùng lúc tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của nhiều hoạt chất, trong đó có sản phẩm phát hiện đến 7 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể, qua giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với 570 mẫu rau, trái cây phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên 271/570 mẫu (tỷ lệ 47,54%). Trong đó, 198 mẫu nằm trong mức giới hạn cho phép, 58 mẫu không nằm trong danh mục cho phép, 20 mẫu (tỷ lệ 3,5%) vượt mức giới hạn cho phép.
Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố cho rằng, việc quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau quả, đặc biệt tại các tỉnh tuy có nhiều chuyển biến nhưng hiệu quả chưa cao, việc phun xịt thuốc bảo vệ thực vật của người nông dân chưa được kiểm soát. Nhiều hoạt chất được phát hiện với hàm lượng cao nhưng chưa có quy định mức giới hạn tối đa cho phép, chưa có quy định mức giới hạn chung đối với các hoạt chất chưa có quy định đối với sản phẩm cụ thể.
Đối với thủy sản đánh bắt kinh doanh tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Ban Quản lý An toàn thực phẩm phát hiện 2 mẫu bạch tuộc có kháng sinh Chloramphenicol và 42 mẫu mực, bạch tuộc có Cadmi vượt ngưỡng cho phép. Các sản phẩm thủy sản nuôi tuy không phát hiện kim loại nặng trong mẫu kiểm nghiệm nhưng vẫn xuất hiện mẫu sản phẩm tồn dư kháng sinh cấm sử dụng như: Chloramphenicol, Ciprofloxaci, Enrofloxacin…
Video đang HOT
Đánh giá tình hình an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt tại 3 chợ đầu mối nông sản thực phẩm, Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố cho biết, 100% mẫu không vi phạm đối với chỉ tiêu chất kích thích tăng trọng (Salbutamol); 99,38% mẫu không vi phạm đối với chỉ tiêu tồn dư kháng sinh (Sulfadimidine/Sulfamethazine) và 79% mẫu giám sát không vi phạm chỉ tiêu vi sinh (Salmonella).
“Việc lấy mẫu được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các mẫu có nguy cơ không an toàn nên tỷ lệ không đạt cao và triển khai rộng trên khắp địa bàn. Đối với các mẫu không đạt, đã tiến hành xử lý theo quy định”, đại diện Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh thông tin thêm.
Bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố cũng cho biết, vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác quản lý an toàn thực phẩm. Tình hình sản xuất chế biến kinh doanh trái luật ngày càng tinh vi và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Sản xuất nông nghiệp tại Thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% nhu cần thực phẩm người dân, phần còn lại chủ yếu từ các tỉnh hoặc nhập khẩu. Vì vậy, việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm còn hạn chế, cần có sự phối hợp kiểm soát chất lượng thực phẩm từ tỉnh trước khi đưa về thành phố tiêu thụ….
Nông dân lao đao vì phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả
Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng là 3 yếu tố sống còn của nông dân.
Nhưng 2/3 yếu tố đó hiện đang bị làm giả tràn lan trên thị trường khiến nhiều hộ nông dân ở Tây Ninh lâm vào cảnh lao đao.
Tại Tây Ninh hiện có 10 doanh nghiệp sản xuất và 465 cơ sở kinh doanh về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với 2.824 sản phẩm lưu thông trên địa bàn (khoảng 164 sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trong tỉnh và 2.660 sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ngoài tỉnh).
Tang vật là thuốc bảo vệ thực vật giả số lượng lớn bị công an phát hiện, tạm giữ. Ảnh GIANG PHƯƠNG
Xơ xác những vụ mùa
Chất những trái khổ qua vừa hái khỏi giàn vào túi ni lông để chuyển lên xe, chị Nguyễn Thị Hà (ngụ xã Ninh Điền, H.Châu Thành) nhẩm tính, phân bón NPK trước có 700.000 - 800.000 đồng/bao, giờ tăng lên 1,2 - 1,4 triệu đồng/bao. Trong khi thuốc trừ sâu, tro, diêm thì giá đội gấp đôi. Cả tháng cắt khổ qua mới được mười mấy triệu đồng, không đủ tiền phân bón, thuốc trừ sâu. Tiền công gia đình tự làm nên không tính. Nói rồi chị Hà chỉ tay sang đám ruộng èo uột bên cạnh, buồn bã nói: "Bón nhầm phân bón giả nên cây đứng luôn thế này. Mua trúng phân giả thì giờ chỉ biết né chỗ bán đó ra chứ biết kêu ai".
Ông Nguyễn Thanh Bình (ngụ xã Thành Long, H.Châu Thành) ngao ngán: "Mua phân về bón, 3 - 4 tháng thấy không phát triển mới tá hỏa biết là phân bón giả. Khi phát hiện thì mọi chuyện cũng đã muộn rồi". Không riêng phân bón giả, bà Hà, ông Bình cũng từng nhiều lần mua phải thuốc BVTV giả.
"Cây gặp sâu bệnh sợ mất năng suất nên bỏ tiền mua thuốc về cứu, nhưng càng xịt thì sâu bệnh càng nhiều. Đến nỗi thuốc cứu cho cây cũng bị làm giả thì còn gì táng tận lương tâm bằng. Tôi nghĩ, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra và xử lý hình sự những người làm giàu bất nghĩa trên mồ hôi nước mắt của bà con nông dân", ông Bình bức xúc.
Bà Võ Thị Nuôi, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Hợp tác xã xoài tứ quý Thạnh Bắc (H.Tân Biên), cho rằng các ngành chức năng cần buộc các đại lý, nhà sản xuất vật tư nông nghiệp nếu bán phân bón giả, kém chất lượng phải bồi thường thiệt hại cho người dân. Hiện nay, quy định của nhà nước chỉ chế tài xử phạt hành chính, rồi thu tiền nộp vào ngân sách mà chưa đề cập đến vấn đề đền bù cho người dân. Trong khi đó, bà con nông dân là đối tượng bị thiệt hại chính do mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Đáng nói là đa số nông dân vốn đã nghèo, mua phải phân bón giả, thuốc BVTV giả thì lại càng nghèo thêm.
30% phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng đang lưu hành
Theo ông Nguyễn Đình Xuân, Giám đốc Sở NN-PTNT Tây Ninh, qua các đợt kiểm tra vừa qua cho thấy, có khoảng 30% phân bón, thuốc BVTV kém chất lượng đang lưu hành trên thị trường hiện nay ở địa phương.
Theo ông Xuân, hiện nay các công ty sản xuất, cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp giả, kém chất lượng hoạt động ngày càng tinh vi, chủ yếu lưu giữ hàng trong kho kín. Khi có người mua mới trực tiếp mang ra bán, do đó số lượng bày bán ít hơn trước, nhằm né tránh cơ quan kiểm tra. Thậm chí, nếu bị cơ quan chức năng phát hiện thì mức xử phạt vẫn thấp hơn so với lợi nhuận thu được.
Mặt khác, các công ty sản xuất vật tư nông nghiệp đa phần trụ sở không đóng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, mà chỉ thông qua đại lý để bán sản phẩm. Do đó khi phát hiện sai phạm chỉ xử phạt được đại lý kinh doanh sản phẩm đó và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
Cũng theo ông Xuân, việc thông tin các công ty có sản phẩm vi phạm đến nơi công ty đăng ký sản xuất đã được thực hiện, nhưng hiệu quả chưa cao, do phần lớn phụ thuộc vào trách nhiệm của các địa phương nơi công ty trú đóng, và hiện nay cũng chủ yếu dừng lại ở việc cung cấp thông tin và chưa có biện pháp xử lý cụ thể nào.
Theo ông Xuân, từ đầu năm 2022 đến nay, Thanh tra Sở NN-PTNT đã xử phạt vi phạm hành chính 5 cơ sở vi phạm kinh doanh sản phẩm phân bón về điều kiện kinh doanh, nhãn hàng hóa với số tiền 143 triệu đồng. Ngoài ra, có 3 cơ sở vi phạm kinh doanh thuốc BVTV bị phạt với số tiền 7,5 triệu đồng. Đồng thời, đơn vị này cũng xử phạt 16 cơ sở sản xuất phân bón với trên 396 triệu đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (thu hồi toàn bộ số tiền đã bán) trên 81 triệu đồng; 5 cơ sở kinh doanh thuốc BVTV với số tiền 16 triệu đồng.
Ông Xuân cũng cho biết thêm, Sở đã yêu cầu các đơn vị, địa phương, lực lượng chức năng từ nay đến cuối năm đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất, đại lý kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu kéo giảm một nửa tỷ lệ phân bón, thuốc BVTV giả, kém chất lượng như hiện nay.
Bắt giữ 4.565 chai thuốc bảo vệ thực vật giả
Ngày 1.7, Công an H.Châu Thành (Tây Ninh) cho biết, đã tạm giữ hình sự đối với Đặng Vũ Hà Thanh (30 tuổi, ngụ ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, H.Châu Thành) để điều tra sau khi phát hiện người này cất giấu 4.565 chai thuốc BVTV giả chờ bán cho nông dân.
Trước đó, ngày 29.6, tại ấp Bình Hòa, xã Thái Bình (H.Châu Thành), lực lượng trinh sát thuộc Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Tây Ninh phối hợp Công an H.Châu Thành bắt quả tang Thanh đang chất 320 chai thuốc BVTV nghi được làm giả lên ô tô chở đi tiêu thụ. Khám xét nơi ở và kho chứa hàng của Thanh, công an phát hiện tổng cộng 4.565 chai thuốc BVTV có dấu hiệu được làm giả nhiều nhãn hiệu khác nhau, 3 quyển sổ tay ghi chép nội dung mua bán cùng nhiều đồ vật, tài liệu liên quan. Ước tính tổng giá trị hàng hóa, phương tiện tạm giữ trên 1 tỉ đồng.
Thanh thừa nhận hành vi phạm tội và khai nhận đã móc nối với một số đối tượng ở tỉnh, thành khác để nhập mua các loại thuốc BVTV giả các nhãn hiệu khác nhau về bán cho nông dân.
Vải thiều Lục Ngạn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu các thị trường Đến nay, vải thiều Lục Ngạn bước vào chính vụ. Cơ quan chuyên môn đã lấy mẫu phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả vải tươi, kết quả cho thấy đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Anh Nguyễn Văn Quyên, xã Hồng Giang (Lục Ngạn) đóng gói vải thiều, bán với giá 30-35 nghìn đồng/kg. Theo Chi cục Trồng...