Nhiều sai phạm trong quản lý tài chính ngân sách ở huyện Phú Hòa
Chánh Thanh tra tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kết luận Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa trong quản lý, chi tiêu tài chính ngân sách và thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, giai đoạn 2021-2022.
Theo đó, kết luận này không chỉ yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa phối hợp Kho bạc Nhà nước huyện xử lý, thu hồi dứt điểm các khoản tiền tạm ứng kinh phí ngân sách cấp huyện hơn 2,6 tỷ đồng mà còn phải có trách nhiệm chỉ đạo thu hồi, nộp lại cho ngân sách nhà nước gần 657 triệu đồng do để xảy ra một số sai sót trong quản lý tài chính ngân sách. Chiếm nhiều nhất trong số đó là sai sót về quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản gần 556 triệu đồng.
Đường giao thông ở xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa (Phú Yên) là công trình xây dựng cơ bản đầu tư từ nguồn vốn ngân sách.
Cụ thể là sau khi Đoàn Thanh tra tỉnh Phú Yên tiến hành thanh tra 24 công trình xây dựng cơ bản do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Phú Hòa cùng UBND thị trấn Phú Hòa và các xã Hòa Hội, Hòa Quang Nam, Hòa Thắng, Hòa Định Đông, thị trấn Phú Hòa làm chủ đầu tư đã phát hiện đơn vị tư vấn lập dự toán các công trình đã áp dụng định mức không phù hợp, tính khối lượng chưa đúng với thiết kế bản vẽ thi công… dẫn đến quyết toán công trình cao hơn thực tế…
Liên quan đến việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Chánh Thanh tra tỉnh Phú Yên đã yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa chỉ đạo Phòng Kinh tế – Hạ tầng thu hồi vào tài khoản của đơn vị 173,7 triệu đồng đã chi bồi dưỡng cán bộ, công chức thực hiện công tác thu phí thẩm định thiết kế xây dựng – quy hoạch, trái với quy định tại Nghị định số 120/2016/NĐ-CP ngày 23/8/2016 của Chính phủ.
Điều lạ lùng là xuyên suốt quá trình thanh tra, Phòng Kinh tế – Hạ tầng, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Hòa không cung cấp hồ sơ và dự toán thu chi tại gói thầu số 2 về cung ứng dịch vụ công ích thu gom, vận chuyển xử lý rác thải trong 3 năm (2020-2022) chỉ vì lý do… thất lạc (!?). Trong khi đó, tại hợp đồng dịch vụ ký kết giữa UBND huyện Phú Hòa với Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Tuấn Tú và các chứng từ chi tiền cho doanh nghiệp này đã thể hiện tổng nguồn thu lệ phí từ người dân trong 3 năm hơn 8,7 tỷ đồng, mức thu mỗi năm đều hơn 2,9 tỷ đồng, nhưng tổng chi trong 3 năm lên tới hơn 17,5 tỷ đồng. Theo đó, UBND huyện Phú Hòa còn nợ Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại Tuấn Tú gần 8,8 tỷ đồng.
Do không thu thập được hồ sơ và dự toán thu chi gói thầu số 2 nêu trên nên tại Kết luận Thanh tra, Chánh Thanh tra tỉnh Phú Yên đã yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý kỷ luật đối với các cá nhân có liên quan, đồng thời giao đơn vị có chức năng kiểm tra, thu thập, lưu trữ toàn bộ hồ sơ thu gom rác theo đúng quy định.
Sau khi tổ chức thực hiện những nội dung yêu cầu xử lý tại Kết luận Thanh tra, Chủ tịch UBND huyện Phú Hòa phải báo cáo kết quả cho Thanh tra tỉnh Phú Yên trước ngày 29/2.
Video đang HOT
Dư luận ở huyện Phú Hòa cho rằng quá trình thực hiện gói thầu cung ứng dịch vụ công ích thu gom, vận chuyển xử lý rác thải trong 3 năm (2020-2022) như nêu trên có nhiều dấu hiệu bất thường từ nguồn thu, chi tài chính cho đến lý do hồ sơ và dự toán thu chi bị… thất lạc, cần phải được tiếp tục làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.
Vợ lấy thẻ ATM của chồng có là bạo lực gia đình?
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, ngân sách Nguyễn Phú Cường nêu hiện trạng vợ lấy luôn ATM của chồng và đặt vấn đề đó có phải bạo lực gia đình khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Sáng 16/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tiếp thu ý kiến ĐBQH tại kỳ họp thứ 3, Ủy ban Xã hội đề xuất bổ sung điều 33 quy định về biện pháp "thực hiện công việc phục vụ cộng đồng" vào dự thảo luật.
Dự thảo luật quy định thực hiện công việc phục vụ cộng đồng không phải là biện pháp xử lý vi phạm hành chính, được áp dụng với người từ đủ 18 tuổi trở lên, đã bị áp dụng biện pháp góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà tiếp tục có hành vi bạo lực gia đình mà chưa tới mức bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội Nguyễn Thuý Anh.
Các công việc phục vụ cộng đồng bao gồm: trồng, chăm sóc cây xanh ở khu vực công cộng; sửa chữa, làm sạch đường làng, ngõ xóm, đường phố, ngõ phố, nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc các công trình công cộng khác; các công việc khác cải thiện môi trường sống và cảnh quan của cộng đồng.
Dự thảo luật cũng quy định, Chủ tịch UBND xã là người ra quyết định và tổ chức biện pháp thực hiện; thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 24 giờ và không quá 8 giờ mỗi ngày.
Cho ý kiến về việc bổ sung biện pháp "thực hiện công việc phục vụ cộng đồng", Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng cần đánh giá kỹ để đảm bảo quy định tương thích với các điều ước quốc tế, nhất là công ước 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.
Chủ tịch Quốc hội phân tích, cơ quan soạn thảo có viện dẫn Luật thi hành án hình sự có hình phạt cải tạo không giam giữ tương tự thế này, nhưng một bên là quyết định của tòa còn theo dự thảo luật thì quyết định hành chính của chủ tịch UBND cấp xã. Vì vậy, Chủ tịch Quốc hội yêu cầu rà soát để thuyết phục hơn ĐBQH trong kỳ họp tới.
Theo ông cũng nên có quy định những trường hợp nào được loại trừ trong quy định để tương thích với các luật khác.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ
Ngoài ra, quy định trong dự thảo luật về thời gian thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mỗi lần không quá 24 giờ và không quá 8 giờ mỗi ngày cao hơn rất nhiều biện pháp của tòa. Chủ tịch Quốc hội lý giải: "Tòa xử phạt chỉ xử phạt 4 giờ/ngày và không quá 5 ngày/tuần còn đây 8 giờ/ngày thì sẽ khó làm được việc gì khác".
Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ ra về tính khả thi của quy định này, vì có nhiều trường hợp vi phạm ở địa phương nhưng lại là người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương thì khó làm được việc lao động ở đó.
Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng mà "một ông đi làm 2 ông đi trông thì lấy đâu người mà đi trông", Chủ tịch Quốc hội đề nghị nếu như có chỉ coi như biện pháp bổ sung cần thiết còn thành chế tài như tòa tuyên sẽ khó thực hiện, chưa kể không phải xã lúc nào cũng có việc công ích, phục vụ cộng đồng.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường bày tỏ băn khoăn về điều định nghĩa hành vi bạo lực gia đình. Tại điểm e điều 3 dự thảo luật nêu ngăn cản thành viên gia đình ra khỏi nhà, gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh.
Tuy nhiên, ông Cường cho biết khi thảo luận tổ có ý kiến ĐBQH chỉ ra việc "Có con, cháu 16 - 17 tuổi cuối tuần không chịu đi học mà cùng nhóm bạn đi chơi song gia đình không cho. Khi gia đình không cho đi thì con cháu tố cáo là bị bạo lực gia đình thì có đúng không?".
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính, ngân sách Nguyễn Phú Cường
Hay như quy định về cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, ông Cường nêu thực tế, rất nhiều bố mẹ, gia đình ngoài việc học chính thống ở trường sẽ bắt con đi học thêm suốt. "Những hành vi đó mà con tố cáo thì việc bố mẹ thường xuyên đưa con đi học có phải hành vi bạo lực gia đình không?", ông đặt vấn đề.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, ngân sách cũng phân tích về việc cưỡng ép thành viên đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính cũng được coi là bạo lực gia đình. Về điều này, ông Cường cho hay ở nước ngoài mặc dù là vợ chồng nhưng không thể biết, không thể kiểm soát thu nhập lẫn nhau, chồng có tài khoản riêng, vợ có tài khoản riêng.
Ông dẫn chứng, ở Việt Nam, vợ chồng có tài khoản chung, thậm chí vợ lấy luôn ATM của chồng có phải bạo lực gia đình không?.
Giải trình sau đó Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng cho biết việc nhận diện hành vi cụ thể có phải là bạo lực gia đình hay không là việc rất khó.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng giải trình tại phiên họp.
Nói về hành vi được coi là bạo lực gia đình, Bộ trưởng cho biết, "ngay các cơ quan truyền thông cũng đặt vấn đề rằng liệu không nghe điện thoại có phải là bạo lực không, tương tự Thường vụ hỏi, việc này việc khác rất khó. Ví dụ không nghe điện thoại người ta nói là bạo lực mạng. Nếu như cứ đi vào từng thực tiễn, từng vụ việc để cố gắng khu trú lại từng hành vi quả thực rất khó. Cho nên cơ quan soạn thảo cố gắng phân ra làm 4 nhóm và nhận diện thành 16 biểu hiện".
Bộ trưởng khẳng định, cơ bản đã bao quát được tình hình lĩnh vực, đặc biệt nhận diện sâu hơn về bạo lực tinh thần.
Chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra về những sai phạm nghiêm trọng tại Trung tâm dịch vụ đấu giá TP Cần Thơ Thanh tra TP Cần Thơ vừa ban hành Kết luận thanh tra 'Tình hình thu, chi tài chính tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản TP Cần Thơ'. Theo đó, sai phạm xảy ra tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản là nghiêm trọng nên chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra làm rõ. Nhiều sai phạm nghiêm...