Nhiều sai phạm trong đấu thầu của Công ty AIC ở Bình Phước
Trong niên độ từ 2011 – 2018, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng thầu 7 gói mua sắm hình thức đấu thầu rộng rãi và 39 gói tư vấn được chỉ định thầu trên địa bàn tỉnh Bình Phước, nhưng Đoàn thanh tra không xác định được mức độ thiệt hại.
Theo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật với các gói thầu liên quan đến Công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, việc xác định chứng cứ vi phạm, thu thập dữ liệu hồ sơ gặp nhiều khó khăn do địa chỉ các công ty, doanh nghiệp không còn tồn tại, các công ty thẩm định giá, cá nhân có vi phạm trong công tác đấu thầu bỏ trốn hoặc bị khởi tố bắt giam nên đoàn thanh tra không xác định được mức độ thiệt hại. Mặt khác, việc xác định chính xác tổng giá trị thiệt hại đối với ngân sách nhà nước nằm ngoài khả năng của Đoàn thanh tra.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã quyết định truy nã bị can đối với Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Chủ tịch HĐQT Công ty AIC.
Kết luật thanh tra cho thấy, hàng loạt gói thầu thuộc các ngành y tế, giáo dục, môi trường bị Công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn gây hậu quả thất thoát ngân sách Nhà nước.
Tổng mức dự toán của các gói thầu nêu trên là 110,3 tỷ đồng; tổng kinh phí đã phân bổ 115 tỷ đồng từ nguồn vốn địa phương và trái phiếu chính phủ. Tổng giá trị đã thanh quyết toán 110,5 tỷ đồng.
Công ty AIC trúng thầu 7 dự án/gói thầu trên địa bàn tỉnh Bình Phước với tổng mức dự toán hơn 110,3 tỷ đồng. Trong đó, có 2 dự án/gói thầu mua sắm trang thiết bị quan trắc năm 2017, 2018 do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư; 2 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế năm 2011, 2017 do Sở Y tế làm chủ đầu tư; 3 gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy và học ngoại ngữ cho các trường phổ thông năm 2014, 2015, 2016 do Sở Giáo dục và Đào tạo làm chủ đầu tư.
Theo kết luận thanh tra, từ kết quả đối chiếu giá nhập khẩu do Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan Bình Phước cung cấp với giá thanh toán các trang thiết bị của 7 dự án/gói thầu có chênh lệch lớn về giá trị, cho thấy có dấu hiệu nâng khống giá trị thiết bị để bán gây thiệt hại ngân sách Nhà nước
Nguyễn Thị Thanh Nhàn bỏ trốn, vì sao vẫn chứng minh được cựu lãnh đạo Bắc Ninh nhận hối lộ?
Dù cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn nhưng cơ quan tố tụng khẳng định có đủ căn cứ chứng minh dàn cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh nhận hối lộ hàng tỉ đồng.
Viện KSND tối cao mới đây ban hành cáo trạng truy tố 13 bị can trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu, đưa và nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn, xảy ra tại Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh, Công ty CP Tiến bộ quốc tế (gọi tắt là Công ty AIC).
Trong số trên, cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy tố tội đưa hối lộ. 4 cựu quan chức tỉnh Bắc Ninh cùng bị truy tố tội nhận hối lộ, gồm: Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hạnh Chung, cựu Phó chủ tịch HĐND tỉnh và Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế tỉnh.
Bị can Nguyễn Nhân Chiến (trái) và Nguyễn Tử Quỳnh. ẢNH: CACC
Cả dàn cựu lãnh đạo tỉnh nhận hối lộ
Theo cáo buộc, từ năm 2006 - 2008, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định dự án cải tạo, xây dựng mới 6 bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên địa bàn. Đến năm 2013, 6 bệnh viện trên cơ bản thực hiện xong đầu tư hạng mục xây dựng, tiếp tục triển khai thực hiện mua sắm, lắp đặt trang thiết bị y tế.
Nắm bắt được thông tin này, Công ty CP Sông Hồng và Công ty AIC cùng đến gặp, trao đổi với bị can Trần Văn Tuynh về việc sẽ hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh xin vốn T.Ư để bổ sung cho các dự án đang xây dựng. Đổi lại, 2 doanh nghiệp cần được tạo điều kiện để trúng các gói thầu mua sắm thiết bị y tế.
Sau khi được báo cáo và thống nhất, dàn cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh quyết định "cưa đôi" 6 gói thầu tại 6 bệnh viện, để Công ty CP Sông Hồng và Công ty AIC mỗi bên trúng 3 gói. Hành vi này dẫn tới thiệt hại cho ngân sách hơn 48 tỉ đồng.
Đại án AIC: Chia chác các gói thầu tại Bắc Ninh
Đáng chú ý, quá trình thực hiện các gói thầu, bị can Tuynh có thỏa thuận về việc 2 nhà thầu sẽ chi phần trăm hoa hồng cho mình và các lãnh đạo tỉnh.
Phía Công ty CP Sông Hồng sau đó đã chi 6 tỉ đồng cho bị can Tuynh. Bị can sau đó đưa cho cựu Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tử Quỳnh mỗi người 1 tỉ đồng, đưa cho cựu Phó chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Hạnh Chung 500 triệu đồng và cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Nhường 300 triệu đồng. Số tiền 3,2 tỉ đồng còn lại, bị can chi tiêu cá nhân.
Về phía mình, ngoài 1 tỉ đồng nhận của Công ty CP Sông Hồng thông qua bị can Tuynh, bị can Chiến còn trực tiếp nhận 3 tỉ đồng từ cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Tổng số tiền nhận hối lộ là 4 tỉ đồng.
Chưa dừng lại, ông Chiến còn khai vào các dịp lễ, tết, được bị can Nhàn nhiều lần đưa tiền với tổng số 10 tỉ đồng. Tuy vậy, khoản tiền này không liên quan đến các gói thầu.
Tương tự, ngoài 1 tỉ đồng của Công ty CP Sông Hồng, bị can Nguyễn Tử Quỳnh cũng trực tiếp nhận 1 tỉ đồng từ bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn; tổng số tiền nhận hối lộ là 2 tỉ đồng.
Vào các dịp lễ, tết, ông Quỳnh còn được bà Nhàn nhiều lần đến phòng làm việc biếu tổng số tiền 8,1 tỉ đồng. Tuy nhiên, khoản tiền này không liên quan đến các gói thầu.
Bị can còn lại là Nguyễn Hạnh Chung, ngoài 500 triệu đồng nhận từ Công ty CP Sông Hồng thông qua bị can Tuynh, còn trực tiếp nhận 100 triệu đồng từ lãnh đạo Công ty AIC. Tổng số tiền nhận hối lộ là 600 triệu đồng.
Cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn. ẢNH: T.N
Đang bỏ trốn, vì sao vẫn có thể chứng minh phạm tội?
Có một tình tiết khiến nhiều người thắc mắc trong vụ án này, đó là việc cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn vẫn đang bỏ trốn, nhưng vì sao cơ quan tố tụng vẫn có thể chứng minh hành vi phạm tội của các bị can. Đặc biệt là hành vi đưa hối lộ và nhận hối lộ.
Hồ sơ vụ án cho thấy, do bị can Nhàn bỏ trốn ra nước ngoài trước khi vụ án khởi tố và đến nay chưa truy bắt được, nên quá trình điều tra không lấy được lời khai của người này.
Tuy vậy, căn cứ vào lời khai của các cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh là những người đã nhận tiền (gồm: Nguyễn Nhân Chiến, Nguyễn Tử Quỳnh, Nguyễn Hạnh Chung, Nguyễn Tiến Nhường, Trần Văn Tuynh), Viện KSND tối cao xác định có đủ căn cứ kết luận bà Nhàn đã trực tiếp hoặc thông qua cấp dưới đưa tiền hối lộ cho nhóm này.
Không chỉ vậy, cơ quan tố tụng còn dựa vào lời khai của các bị can hoặc người liên quan là nhân viên của Công ty AIC. Những lời khai này đều cho thấy bị can Nhàn là người ra chủ trương, chỉ đạo thực hiện các hành vi vi phạm.
Một căn cứ quan trọng khác được Viện KSND tối cao viện dẫn, đó là kết quả từ việc cho nhận dạng và thực nghiệm điều tra. Kết hợp với các căn cứ đã nêu ở trên, cơ quan công tố đi đến kết luận rằng, để được tạo điều kiện trúng 3 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế và hưởng lợi bất chính, bị can Nhàn đã chi tổng số tiền hối lộ cho các cựu quan chức tỉnh Bắc Ninh là 4,1 tỉ đồng.
Không chỉ vụ án xảy ra tại Bắc Ninh, bị can Nhàn còn bị truy cứu trong nhiều vụ án hình sự khác và đều được xác định là đang bỏ trốn. Dù vậy, ở tất cả các vụ án đã được đưa ra xét xử, dẫu không có mặt và không có lời khai của bị cáo, cơ quan tiến hành tố tụng xác định vẫn có đủ căn cứ để kết tội.
Điều này chứng minh cho quyết tâm xử lý tội phạm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, dù có trốn ra nước ngoài cũng không thoát được sự trừng trị của pháp luật.
Ai đã mời 5 luật sư bào chữa cho bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC khi bị cáo này đang trốn truy nã? Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn có hai luật sư chỉ định, ba luật sư còn lại do người nhà bị cáo này mời; trong vụ án thứ ba này, bị cáo Nhàn bị cáo buộc thông thầu tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM. Hôm nay (11-7), đại diện VKSND TP.HCM sẽ nêu quan điểm luận tội và đề nghị mức án...