Nhiều rào cản nhưng còn dư địa cho thị trường chứng khoán
Bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước – UBCKNN) cho biết: Thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2022 đối mặt với nhiều khó khăn, không chỉ do sự ảnh hưởng của dịch COVID-19, mà còn bởi địa chính trị, kinh tế thế giới, khiến chứng khoán có bước tăng giảm mạnh đan xen.
Thị trường chứng khoán năm 2022 được hưởng lợi nhờ một số yếu tố hỗ trợ như: Lãi suất thấp, dòng tiền trong thị trường tiếp tục dồi dào.
Đầu tư khó khăn nhưng là cơ hội tích lũy cổ phiếu triển vọng
Theo bà Tạ Thanh Bình, dịch bệnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới quá trình hồi phục của doanh nghiệp và nền kinh tế; giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh sẽ tác động mạnh tới chi phí hoạt động của doanh nghiệp và nền kinh tế. “Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có dấu hiệu phục hồi, dòng tiền dần dịch chuyển trở lại khu vực sản xuất kinh doanh, TTCK có thể sẽ bị ảnh hưởng, khó đạt được mức tăng trưởng ấn tượng như năm 2021. Vấn đề địa chính trị, kinh tế thế giới dự báo tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt TTCK rất nhạy cảm với các biến động thị trường thế giới”, đại diện Vụ Phát triển thị trường cho biết.
“Năm 2022 sẽ khó đầu tư hơn, nhiều thách thức hơn, đòi hỏi nhà đầu tư kiên nhẫn hơn. TTCK sẽ tăng chậm lại sau một quá trình tăng trưởng rất mạnh”, ông Lưu Đức Khánh, Giám đốc Phát triển năng lực đầu tư, Công ty cổ phần (CTCP) Chứng khoán VPS nhận định.
Cũng theo ông Lưu Đức Khánh, VN-Index đang ở pha điều chỉnh vùng 1.500 – 1.520 điểm, đã kéo dài 2 – 3 tháng và có thể kéo dài 6 tháng. Áp lực điều chỉnh chứng khoán trên thế giới và Việt Nam có sự đồng pha. Ngắn hạn, VN-Index đối mặt kháng cự 1.400 – 1.410 điểm. “Dù vậy, nhà đầu tư không nên quá bi quan. Dù thị trường lên hay xuống, điều quan trọng chúng ta đầu tư cổ phiếu nào, nhóm ngành nào. Đôi khi bất chấp lạm phát, dòng tiền vẫn trú ẩn ở các mã chứng khoán.
Căng thẳng chiến sự leo thang giữa Nga – Ukraine có thể coi là “thiên nga đen” thứ 2 (sau COVID-19 hồi đầu năm 2020), ảnh hưởng đến mọi mặt của nền kinh tế. Tuy vậy theo ông Phạm Minh Tuấn, Phó Chủ tịch Tập đoàn Bamboo Capital, Chính phủ Việt Nam vẫn đang ưu tiên phục hồi kinh tế với gói chính sách tài khóa, tiền tệ lớn nhất từ trước đến nay với quy mô gần 350.000 tỷ đồng. Trong gần 3 năm qua, bất chấp ảnh hưởng của COVID-19, TTCK Việt Nam vẫn liên tục tăng trưởng. Theo thống kê, VN-Index đã tăng 26,41% trong năm qua và lọt Top 5 các chỉ số tăng mạnh nhất thế giới. Đi cùng với đó, thanh khoản TTCK cũng tăng tốt với nhiều phiên giao dịch lên đến hàng tỷ USD.
Video đang HOT
Ông Phạm Minh Tuấn cho rằng: Có nhiều nguyên nhân cho sự tăng trưởng của TTCK, một trong số các lý do nổi bật là sự gia nhập của lớp nhà đầu tư F0. Đây được coi là cơ hội tốt để các doanh nghiệp với nền tảng tài chính tốt phát hành cổ phiếu, huy động vốn trên TTCK, thay vì chỉ dựa vào nguồn vốn vay. Đối với các nhà đầu tư, đây cũng là cơ hội để tích lũy các cổ phiếu triển vọng, tiềm năng trong tương lai dài hạn với mức giá phát hành thấp hơn so với giá giao dịch trên sàn chứng khoán.
Chứng khoán vẫn hưởng lợi nhờ một số yếu tố hỗ trợ
Trong 2 tháng dầu năm, kinh tế Việt Nam có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chịu nhiều sự tác động bởi COVID-19. Thêm vào đó, bối cảnh chung thế giới đang có thêm nhiều yếu tố bất định. Tuy nhiên, TTCK vẫn đang được hưởng lợi nhờ một số yếu tố hỗ trợ như: Lãi suất thấp, dòng tiền trong thị trường tiếp tục dồi dào, nhà đầu tư tiếp tục mở tài khoản tăng.
Theo UBCKNN, dư địa tăng trưởng của TTCK năm 2022 vẫn còn. Chính phủ mở cửa nền kinh tế sẽ có tác động tốt lên những nhóm ngành ảnh hưởng nặng nề nhất trong dịch bệnh; mặt bằng lãi suất chưa có những thay đổi mạnh trong ngắn hạn, dòng tiền vẫn được giữ lại trên thị trường.
“Chiến lược đầu năm 2022 sẽ thận trọng hơn bởi, mặt bằng giá cổ phiếu đã tăng rất mạnh năm 2021. Nhà đầu tư có thể đầu tư ở một số nhóm ngành như: Nhóm hưởng lợi từ gói phục hồi phát triển kinh tế, đặc biệt nhóm đầu tư cơ sở hạ tầng, các doanh nghiệp xây lắp hạ tầng; nhóm hưởng lợi từ gói hỗ trợ lãi suất 2%, quy mô 40.000 tỷ đồng, dặc biệt doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu dệt may, thủy sản; một số nhóm khác có thể kể đến là logistics, cảng biển, bất động sản khu công nghiệp, hưởng lợi sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam; nhóm ngành đi cùng sự phục hồi hậu COVID-19 như bán lẻ và nhóm hưởng lợi mang tính chất gián tiếp là bất động sản du lịch, bất động sản nhà ở, sau đó là ngân hàng”, ông Ngô Thế Hiển, Giám đốc phân tích SHS chia sẻ.
Để điều hành TTCK năm nay, UBCKNN đang tích cực hoàn thiện khung pháp lý cho TTCK, hoàn thiện xây dựng chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2021 – 2030 để định hình mục tiêu, giải pháp và lộ trình phát triển TTCK về dài hạn; đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thị trường, đặc biệt là thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ, tăng cường công tác giám sát, rà soát, nhận diện các mã cổ phiếu có giao dịch bất thường; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, các trường hợp cố tình, tái phạm hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin đảm bảo TTCK phát triển theo hướng minh bạch và bền vững; yêu cầu CTCK tăng cường quản lý các hội nhóm do môi giới lập; xử lý nghiêm công ty chứng khoán hỗ trợ các hoạt động thao túng chứng khoán.
“Hoàn thiện cơ chế quản lý, giám sát và giao dịch cho thị trường TPDN phát hành riêng lẻ nhằm tăng cường tính minh bạch, an toàn và giảm thiểu rủi ro cho thị trường; triển khai các giải pháp để đảm bảo hệ thống giao dịch được thông suốt, hạn chế thấp nhất tình trạng nghẽn lệnh giao dịch; hoàn thành dự án hiện đại hóa công nghệ thông tin; nghiên cứu khuôn khổ pháp lý cho phát triển các dịch vụ mới trên TTCK Việt Nam”, bà Tạ Thanh Bình cho biết.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản, chứng khoán trở lại 'đường đua'
Sau thời gian khá "lạnh nhạt" với nhóm cổ phiếu ngân hàng, bất động sản và chứng khoán thì dòng tiền có xu hướng giải ngân mạnh trở lại các nhóm này trong phiên giao dịch ngày 10/3.
Trong khi đó, nhóm dầu khí, phân bón, thép sau thời gian tăng nóng đã bị chốt lời và chìm trong sắc đỏ.
Khách hàng giao dịch tại Chứng khoán Bảo Việt, số 8 Lê Thái Tổ, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Tại nhóm cổ phiếu dầu khí, chỉ còn TOS và PEQ tăng giá. Các mã còn lại như: BSR, OIL, PLX, POS, PVT, PVB, PVC, PVD, PVS giảm sâu.
Cổ phiếu ngành phân bón cũng điều chỉnh trở lại sau thời gian tăng mạnh. Cụ thể, DPM giảm 2,1%, PMB giảm xuống giá sàn. Các mã LAS, PSE, PCE... ở chiều giá đỏ. Cổ phiếu ngành thép cũng chìm trong sắc đỏ. Các mã HPG, HSG, HMC, TLH, POM, VIS... ở chiều giảm giá.
Động lực tăng của thị trường có được là nhờ nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản. Tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, hầu hết các mã ở chiều giá xanh như: VCB, BID, CTG, STB, TCB, TPB, MSB, ACB...
Nhóm cổ phiếu chứng khoán chỉ còn vài mã giảm giá nhẹ. Hàng loạt mã cổ phiếu ngành này tăng giá, nhưng đáng chú ý nhất là VND khi tăng tới 6,9% lên giá trần. Nhóm cổ phiếu bảo hiểm chỉ còn duy nhất VNR giảm giá, PRE đứng ở mốc tham chiếu. Tất cả các mã cổ phiếu bảo hiểm còn lại đều tăng giá.
Các cổ phiếu vốn hóa lớn, nhỏ trong nhóm bất động sản đua nhau tăng mạnh. Đáng chú ý, bộ 3 cổ phiếu họ Vingroup là VIC tăng 1,4%, VHM và VRE đều tăng 1,3% đã tạo lực nâng lớn cho thị trường.
Đà tăng mạnh nhất thuộc về nhóm thuỷ sản, với nhiều mã kết phiên trong sắc tím như: ANV, VHC, IDI, CMX. Bên cạnh đó, ACL, FMC, ABT, MPC tăng 3,4 - 6,5%.
Thực tế, lực bán mạnh xuất hiện cuối phiên chiều, đặc biệt tại nhóm cổ phiếu VN30 khiến VN-Index thu hẹp đà tăng. Các mã MSN giảm 5,5%, GAS giảm 3%, PNJ giảm 2%, GVR giảm 1,3%. Cùng đó, VJC, POW, FPT, MWG ở chiều giảm giá.
Thị trường tăng nhưng có thể nhận thấy, giới đầu tư vẫn có tâm lý khá thận trọng khiến thanh khoản phiên giao dịch hôm nay suy giảm mạnh, với tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt 26.852 tỷ đồng, tương đương hơn 873,6 triệu cổ phiếu được mua bán. Tính riêng trên HOSE, thanh khoản đạt gần 21.176 tỷ đồng, giảm 31% so với phiên hôm qua.
Khối ngoại vẫn tiếp tục mạnh bán ròng với gần 745 tỷ đồng trên HOSE và hơn 40 tỷ đồng trên HNX, trong khi chỉ mua ròng 34,5 tỷ đồng trên UPCOM.
Chốt phiên giao dịch ngày 10/3, VN-Index tăng 5,34 điểm lên 1.479,08 điểm, HNX-Index tăng 3,04 điểm lên 447,64 điểm, UPCoM-Index tăng 1,92 điểm lên 115,29 điểm.
Chứng khoán hôm nay 1/3: Nhà đầu tư thận trọng, không nên lạm dụng đòn bẩy Phiên giao dịch hôm nay 1/3 có thể bị ảnh hưởng khá nhiều bởi kết quả đàm phán Nga-Ukraine. Trong kịch bản tích cực, VN-Index có thể bứt phá khỏi vùng giá hiện tại để lấy lại ngưỡng 1.500 điểm. Ở kịch bản tiêu cực, VN-Index có thể lùi về các vùng hỗ trợ thấp hơn để tìm kiếm lực cầu bắt đáy....