Nhiều quốc gia ghi nhận người mắc bệnh viêm phổi lạ từ Trung Quốc, Bộ Y tế họp phòng dịch trong đêm
Tại cuộc họp đêm 21/1, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tiếp tục giám sát các cửa khẩu, tổ chức thường trực chống dịch, không để bị động khi dịch bệnh xâm nhập vào nước ta.
Trước diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng nhanh về người nhiễm và thiệt mạng bởi dịch viêm phổi cấp do chủng mới virus corona (nCoV) tại Trung Quốc, tối 21/1, Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng (PHEOC – Bộ Y tế) họp đánh giá tình hình dịch bệnh, triển khai phòng chống dịch dịp Tết Nguyên đán Canh Tý.
PHEOC dẫn thông báo của WHO tính đến ngày 21/1 cho biết, Trung Quốc ghi nhận 291 trường hợp mắc (trong đó 15 người là nhân viên y tế mắc bệnh), 5 trường hợp thiệt mạng (các trường hợp này đều có bệnh nền mạn tính).
Ngoài tỉnh Hồ Bắc, một số tỉnh/ thành phố tại Trung Quốc cũng ghi nhận trường hợp bệnh (Thượng Hải, Quảng Đông, Bắc Kinh, Thẩm Quyến).
Một số nước trong khu vực cũng ghi nhận các trường hợp bệnh xâm nhập như: Thái Lan (2 người), Nhật Bản (1 người), Hàn Quốc (1 người)…
WHO nhận định bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV có khả năng lây truyền hạn chế từ người sang người. Dự kiến ngày 22/1, WHO tổ chức cuộc họp Ủy ban đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng để xem dịch viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại Trung Quốc đủ các điều kiện là Sự kiện Y tế công cộng được quốc tế quan tâm (PHEIC).
Dịch viêm phổi cấp diễn biến phức tạp, Bộ Y tế họp khẩn đêm 21/1.
Video đang HOT
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp tính diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam, thời gian qua Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với WHO cập nhật tình hình dịch bệnh. Đồng thời, triển khai kế hoạch đáp ứng với bệnh viêm phổi cấp theo các tình huống dịch.
Bộ cũng kích hoạt toàn bộ hệ thống giám sát, điều trị để chủ động ngăn ngừa dịch bệnh xâm nhập vào nước ta.
Bộ Y tế rà soát cập nhật, ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona và hiện nay các địa phương đang triển khai áp dụng các hướng dẫn tới tất cả các cơ sở y tế.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong nước và quốc tế, mặc dù Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp mắc bệnh, song các biện pháp đáp ứng chủ động hiện nay của nước ta là phù hợp với tình hình dịch bệnh và phù hợp với các khuyến nghị của WHO.
Tuy nhiên, nguy cơ bệnh xâm nhập vào Việt Nam là hoàn toàn có thể do giao lưu đi lại, thương mại, du lịch tăng đột biến trong dịp Tết, cũng như khả năng lây lan hạn chế từ người sang người của tác nhân gây bệnh.
Bộ Y tế cho biết sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc và Việt Nam để kịp thời nâng mức đáp ứng theo tình huống 2 (xuất hiện các trường hợp bệnh xâm nhập vào Việt Nam); tiếp tục truyền thông mạnh mẽ về tình hình dịch bệnh tới người dân tại cộng đồng và sẵn sàng cung cấp các tài liệu truyền thông về dịch bệnh cho các hành khách nhập cảnh;
Đồng thời, Bộ giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại cửa khẩu, cơ sở y tế, cộng đồng; sẵn sàng công tác thu dung, cấp cứu, điều trị, phòng chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện. Đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán, các đơn vị y tế tổ chức thường trực chống dịch, không để bị động khi dịch bệnh xâm nhập vào nước ta.
PHẠM QUÝ
Theo vtc.vn
Bộ Y tế: Ăn hoa quả có cồn không lo bị xử phạt
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Pháp chế Bộ Y tế cho biết, nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại cồn trong cơ thể, nhưng chuyển hóa hết sau thời gian ngắn.
Ngày 6/1, ông Quang chia sẻ quan điểm trước việc nhiều người lo ngại sử dụng một số loại trái cây có thể có cồn trong hơi thở, trong máu, gây nhầm lẫn trong việc xử phạt người tham gia giao thông.
"Đúng là những hoa quả như nho, sầu riêng, chuối... dễ để lại nồng độ cồn, nhưng chỉ sau 30-60 phút tùy theo lượng dùng, cơ thể sẽ hết lượng cồn trong máu và khí thở vì hàm lượng rất nhỏ. Vì thế không phải trường hợp nào ăn hoa quả xong ra đường sẽ bị xử phạt", ông Quang nói.
Trong quá trình tuyên truyền thực hiện Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia, Bộ Y tế sẽ phổ biến những vấn đề về mặt khoa học để lực lượng chức năng nắm được. Những trường hợp có nồng độ cồn trong hơi thở rất nhỏ, gần như không đáng kể thì không phải là đối tượng xử phạt.
Về lo ngại uống bia rượu sau bao lâu mới được lái xe, ông Quang phân tích, không có ngưỡng chuẩn cho mọi cá nhân vì phụ thuộc vào lượng, nồng độ bia, rượu uống và đặc điểm sinh học, thể trạng của mỗi người.
Trung bình với người bình thường, sau một giờ gan sẽ chuyển hóa hết một đơn vị cồn. Tuy nhiên, để chuyển hóa hết hoàn toàn một đơn vị cồn, cơ thể phải mất 1-2 giờ nữa. Một đơn vị cồn khoảng 10 gram cồn nguyên chất, tương đương với 2/3 lon bia 330 ml nồng độ 5%, một ly rượu vang 100 ml nồng độ cồn 13%, một chén rượu 30 ml có nồng độ cồn 40%.
Kiểm tra nồng độ cồn ở Hà Đông (Hà Nội). Ảnh: Ngọc Thành.
Ông Nguyễn Văn Thạch, Vụ trưởng An toàn giao thông, Bộ Giao thông Vận tải, cũng cho rằng hàm lượng cồn trong trái cây rất nhỏ nên máy đo không thể hiện được. Từ trước đến nay, chưa có người dân nào phản ảnh ăn hoa quả bị phạt vì nồng độ cồn cao. "Cảnh sát giao thông có đủ trình độ để phát hiện người ăn hoa quả hay uống rượu bia để xử phạt nồng độ cồn, người dân có thể yên tâm", ông Thạch nói.
Về việc uống rượu, bia sau bao lâu được lái xe, ông Thạch cho biết, một số tài liệu cho thấy cơ thể nam giới có thể uống một cốc bia 0,3 lít có nồng độ 5% thì sau 2 giờ mới có thể điều khiển phương tiện. Tuy nhiên, việc chuyển hóa lượng cồn còn phụ thuộc từng cá nhân.
Ông Trần Hữu Minh, Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cũng cho biết về mặt lý thuyết một số ít hoa quả để lâu lên men có thể có chút ít nồng độ cồn nhưng vô cùng thấp, cơ thể hấp thụ và thanh lọc lượng cồn nhỏ này rất nhanh chóng. Không ai mua hoa quả về để lên men mới ăn và nếu vô ý ăn thì phải tới hàng kg lượng cồn mới ở mức đáng kể, bởi vậy điều đó rất khó xảy ra.
"Các nhà sản xuất đã tính toán để thiết bị đo chỉ ghi nhận khi nồng độ cồn ở mức nhất định, bởi vậy nếu uống rượu bia thì chắc chắn bị phát hiện, còn ăn hoa quả thì có thể yên tâm", ông Minh nói và tin tưởng rằng cảnh sát giao thông sẽ không phạt những trường hợp ăn vài quả vải hay sử dụng nước súc miệng.
Nghị định 100 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định 46 năm 2016), có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Quy định xử phạt tất cả người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, kể cả người đi xe đạp, xe máy.
Quy định xử phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe. Đồ họa: Tạ Lư
Anh Duy
Theo vnexpress.net
Lo ngại ăn hoa quả có thể bị phạt vì có nồng độ cồn, đại diện cơ quan soạn thảo Luật nói gì? Từ ngày 1/1/2020 khi lái xe mà có nồng độ cồn trong máu, hơi thở sẽ bị xử phạt rất nặng. Tuy nhiên, một số ý kiến đang lo ngại khi uống nước ngọt có ga hay ăn một số loại trái cây lên men cũng khiến hơi thở có nồng độ cồn và bị xử phạt. Chưa kể, cũng có nhiều ý...