Nhiều quốc gia Đông Nam Á di dời thủ đô?
Các quan chức ở Thái Lan, Indonesia và Philippines đang thảo luận những đề xuất nghiêm túc ý tưởng di chuyển Thủ đô tới một địa điểm khác. Lý do chính được nêu ra là do tác động ngày càng tiêu cực của những vấn đề đô thị như: tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông và lũ lụt.
Kế hoạch “táo bạo”
Tờ The Diplomat số cuối tuần ra ngày 20-7-2013 có bài viết của tác giả Mong Palatino nhấn mạnh, việc di chuyển này rất quan trọng và cần phải có những quyết định “táo bạo”, “dũng cảm” từ các nhà lãnh đạo cấp cao, bởi các thành phố như: Bangkok, Jakarta và Manila đang có nguy cơ bị nhấn chìm. Ngày 27-6-2013 vừa qua, phụ trang địa chính trị của tờ Le Monde (Pháp) có bài viết mang tựa đề “Bangkok sẽ chìm dưới nước vào năm 2030?”. Với vấn đề chung đặt ra, tác giả của bài viết và cả nhóm các nhà khoa học thuộc Học viện Đổi mới Kỹ thuật – Đại học Tokyo (Nhật Bản) do Yukiko Hirabayashi đứng đầu đều nhận định: Nếu nhiệt độ trái đất tiếp tục nóng lên một cách mất kiểm soát, không có biện pháp đối phó nào hiệu quả thì Thủ đô của Thái Lan cũng như Chính phủ nhiều nước trên thế giới sẽ phải trả một cái giá rất đắt trước hậu quả của biến đổi khí hậu. Số người bị đe dọa lũ lụt sẽ tăng gấp nhiều lần, và một ví dụ điển hình có thể thấy trong tương lai gần, đó là: Chỉ chưa đầy 20 năm nữa, Bangkok sẽ bị chìm sâu trong nước.
Video đang HOT
Trước đó 1 tuần lễ, trong báo cáo về tác động của hiện tượng thay đổi khí hậu trong khu vực thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới ( World Bank) công bố ngày 19-6-2013, Thủ đô Bangkok của Thái Lan được xếp vào số các đại đô thị bị ảnh hưởng nhiều nhất của hiện tượng thay đổi khí hậu. Còn nhớ mùa mưa năm 2011, Cục Phòng ngừa và Giảm nhẹ Thiên tai của Thái Lan xác nhận, con số người chết vì trận lũ lịch sử lên tới xấp xỉ 600 người, hơn 900.000 người Thái mất việc làm vì lũ. Đó là chưa kể, cuộc sống của hơn 13 triệu người, tương đương 20% dân số Thái Lan đảo lộn hoàn toàn vì lụt lội, thiệt hại kinh tế lên tới 35 tỉ USD.
Thủ đô của Indonesia và Philippines trong thời gian qua cũng không thoát khỏi những thảm họa của việc thay đổi khí hậu. Tại Jakarta, những trận lũ kinh hoàng hồi tháng giêng 2013 vừa qua làm tê liệt thành phố đã chứng tỏ vòng tuần hoàn lũ 5 năm/lần ở nơi đây. Trong khi đó, Manila không chỉ bị lũ lụt đe dọa mà còn nằm trên nhiều đường đứt gãy địa lý.
Cũng theo tác giả Mong Palatino, ý tưởng di chuyển Thủ đô ở một số quốc gia Đông Nam Á vốn không phải là hoàn toàn vô lý, thậm chí là ý tưởng đặc biệt cấp tiến. Trên thực tế, Malaysia đã di chuyển một phần trung tâm của Kuala Lumpur đến Putrajaya vào năm 1999, trong khi Myanmar đã chuyển vốn từ “Thủ đô Yangon” thành Naypyidaw vào năm 2005.
Đối mặt với nhiều thách thức
Tuy nhiên, những đề xuất này không phải dễ dàng được thực hiện. Đó là vấn đề nổi cộm của cả một quốc gia. Thứ nhất, một khoản kinh phí khổng lồ đang chờ cũng đủ khiến các nhà hoạch định quốc gia chùn bước. Chính quyền Myanmar cho biết, sẽ phải mất 4 tỉ USD để xây dựng một trung tâm mới tại Naypyidaw, chiếm hơn 40% ngân sách quốc gia. Thứ hai, mặc dù sẵn sàng trích một khoản ngân sách khổng lồ cho việc di dời Thủ đô, nhưng không ai dám đảm bảo rằng, chuyển sang một Thủ đô mới sẽ thúc đẩy sự tiến bộ hoặc là nó sẽ giảm bớt những tiêu cực, tai ương từ thiên nhiên. Thứ ba, nhiều câu hỏi được đặt ra là thành phố thay thế liệu có làm giảm chất lượng cuộc sống ở các trung tâm đô thị hàng đầu Đông Nam Á này hay không? Thứ tư, tính đến yếu tố văn hóa, tinh thần của các Thủ đô cũ, nhiều chuyên gia cho rằng, những vấn đề nên được nhấn mạnh trong các cuộc tranh luận không chỉ là việc đề cử Thủ đô thứ hai mà là sự cần thiết phải thực hiện một mô hình phát triển có thể sẽ dẫn đến sự tiến bộ toàn diện của các thành phố, thị trấn và khu vực nông thôn. Nói cách khác, thách thức không chỉ là xây dựng một Thủ đô lớn được trang trí với các tòa nhà hùng vĩ và cung điện mà là việc tạo ra môi trường sống có thể sống được.
Việc thúc đẩy xây dựng các Thủ đô thay thế dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài chừng nào chất lượng sống ở các trung tâm đô thị lớn của Đông Nam Á không được cải thiện hay giải quyết một cách đúng đắn. Trung tuần tháng 7, Thượng nghị sĩ Antonio Trillanes của Philippines đã đề xuất thành lập một Ủy ban nghiên cứu tính khả thi của việc di dời Thủ đô nước này.
Theo ANTD
Vì phẩm giá con người
Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố ngày 13-5 khiến dư luận rất lo ngại: Đến năm 2015, trên thế giới vẫn còn khoảng 2,4 tỷ người, tương đương 30% dân số toàn cầu, không được tiếp cận các cơ sở vệ sinh cơ bản.
Cảnh đi lấy nước sạch xa hàng cây số ở châu Phi
Tháng 7-2011, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc về quyền tiếp cận nước sạch và các điều kiện vệ sinh, Liên hợp quốc đã tái khẳng định việc được sử dụng nước sạch và các điều kiện vệ sinh là quyền cơ bản của con người. Thậm chí câu chữ được đưa ra trong hội nghị còn nói rất rõ rằng "Các quyền này đảm bảo cho con người được sống trong phẩm giá và tự do". Tiếp cận dịch vụ vệ sinh cũng là vấn đề liên quan đến hầu hết các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG).
Thế nhưng, khi thời hạn cuối cùng để thực hiện các MDG là năm 2015 đang đến rất gần, các quyền để con người sống trong "phẩm giá và tự do" vẫn là câu hỏi lớn chưa có lời giải. Trong số 2,4 tỷ người đang sống trong các điều kiện vệ sinh không đảm bảo, có tới 761 triệu người phải sử dụng các khu vệ sinh công cộng và 693 triệu người phải sử dụng các thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn tối thiểu về vệ sinh.
Thống kê của LHQ cho thấy đến cuối năm 2015, vẫn còn gần 1/3 dân số thế giới vẫn chưa tiếp cận được với những phương tiện vệ sinh tiêu chuẩn. Còn hiện tại, khoảng 1 tỉ người trên thế giới vẫn đi vệ sinh ngoài trời, và 90% trường hợp là ở các vùng quê. Hệ quả là 1,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi chết hàng năm và 443 triệu ngày học bị mất vì các bệnh liên quan đến thiếu nước sạch và các điều kiện vệ sinh.
Đánh giá về thực trạng này, người đứng đầu chương trình toàn cầu của UNICEF về nước sạch, điều kiện vệ sinh S. Wijesekera khẳng định đảm bảo vệ sinh là vấn đề khẩn cấp, đáng sợ không kém một vụ động đất nghiêm trọng hay một trận sóng thần khi mà hàng ngày, trên thế giới có hàng trăm trẻ em tử vong vì điều kiện sống không đảm bảo vệ sinh. Còn theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, mất mát kinh tế toàn thế giới do điều kiện vệ sinh yếu kém lên đến 260 tỉ USD một năm.
Theo các chuyên gia, việc cải thiện điều kiện vệ sinh sẽ có tác động tích cực đến điều kiện sống của con người, đặc biệt là trong việc xóa đói nghèo, tăng cường sức khỏe trẻ em và chống bệnh tật.
Chính vì thế, trong thông điệp gửi các nước trên thế giới, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khẳng định nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cộng đồng thế giới là biến những cam kết thành hành động thực tế cung cấp cho con người nước sạch và các điều kiện vệ sinh. Ông nhấn mạnh trong khi nhiều nước đã đưa quyền tiếp cận nước sạch và vệ sinh vào Hiến pháp và luật pháp, các nước khác cần hành động không chậm trễ theo hướng này để đảm bảo tất cả mọi người được hưởng các quyền sống trong phẩm giá, tự do và phúc lợi.
Theo ANTD
Thiệt hại 18 tỷ USD vì cướp biển Somalia Theo báo cáo mang tên "Pirates of Somalia: Ending the Threat, Rebuilding a Nation" (tạm dịch: Cướp biển Somalia: đẩy lùi đe dọa, tái thiết đất nước) được Ngân hàng Thế giới (World Bank) công bố mới đây tại Thủ đô Somali, Mogadishu, nạn cướp biển vẫn gây thiệt hại đến nền kinh tế toàn cầu ước tính khoảng 18 tỷ USD. Ngoài...