Nhiều quốc gia đồng minh đang quay lưng với Triều Tiên
Các quốc gia châu Phi đang dần rời xa đồng minh truyền thống Triều Tiên vì rơi vào tầm ngắm của Liên Hợp Quốc và sức ép từ Mỹ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo Quartz, Sudan mới đây đã cắt quan hệ với Triều Tiên, để đổi lấy đàm phán với Mỹ về việc dỡ bỏ cấm vận.
Uganda cũng đã tuyên bố ngừng giao thương với Triều Tiên và quốc gia này hồi tháng trước đã yêu cầu các nhân viên quân sự Triều Tiên trở về nước.
Botswana cũng ngừng quan hệ với Triều Tiên vì lý do không thể ủng hộ một chính phủ “vi phạm nhân quyền với người dân”.
Trong 70 năm qua, Triều Tiên đã tích cực xích lại gần các quốc gia châu Phi. Sau khi tuyên bố độc lập vào năm 1948, Triều Tiên tìm kiếm sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, tìm kiếm đồng minh bằng cách hỗ trợ lực lượng giải phóng ở Zimbabwe và Angola.
Kể từ cấm vận năm 2006, Triều Tiên lại càng hướng đến các đối tác châu Phi để thoát khỏi sự cô lập và tìm kiếm nguồn ngoại tệ.
Ngày nay, Triều Tiên nhập khẩu gần như tất cả mọi thứ, từ cá đông lạnh, rau quả cho đến sắt vụn từ châu Phi và xuất khẩu sản phẩm từ dầu mỏ, điện thoại, thuốc men.
Video đang HOT
Xuất khẩu vũ khí đem về nguồn ngoại tệ lớn cho Triều Tiên.
Theo các nhà quan sát quốc tế, Triều Tiên đã mở các nhà máy xây tượng ở Botswana, Senegal, Zimbabwe, Mozambique, và Congo. Nhà máy sản xuất vũ khí Triều Tiên có mặt tại 5 quốc gia châu Phi.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, Sudan đã mua các tên lửa không đối đất của Triều Tiên với giá 6,4 triệu USD.
Nhưng Triều Tiên đang đứng trước nguy cơ đánh mất những người bạn này. 11 quốc gia châu Phi hiện đang bị Liên Hợp Quốc điều tra vì vi phạm lệnh cấm vận và mua vũ khí từ Bình Nhưỡng.
Trước vụ phóng tên lửa mới nhất, kim ngạch thương mại giữa Triều Tiên và châu Phi đã giảm mạnh. Con số này chỉ đạt 110 triệu USD trong giai đoạn năm 2011-2015 trong khi giai đoạn 2007-2010 đạt 337 triệu USD.
Quartz nhận định, hoạt động thương mại và quân sự của các nước châu Phi với Triều Tiên đang trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Đứng trước cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận, Naimibia tuyên bố sẽ ngừng hoạt động thương mại nhưng vẫn duy trì “mối quan hệ nồng ấm” với Triều Tiên.
Các công nhân Triều Tiên vẫn có mặt ở quốc gia châu Phi này hồi tháng 6, để xây dựng trụ sở mới của Bộ Quốc phòng Namibia.
Theo Danviet
Phản ứng của Triều Tiên khi bị Trung Quốc trừng phạt nặng
Thất vọng trước động thái quay lưng, gia tăng trừng phạt của Trung Quốc, Triều Tiên gửi thông điệp nhắc lại vụ thử hạt nhân của đồng minh năm 1964.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ăn mừng vụ thử hạt nhân lần 6 thành công hồi tháng trước.
Theo tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật Bản), không chỉ khẩu chiến với Mỹ về chương trình hạt nhân, Triều Tiên còn công khai chỉ trích đồng minh Trung Quốc.
Thông điệp mà Triều Tiên nhắm tới chính là tờ Nhân dân Nhật báo và ấn phẩm phụ Thời báo Hoàn Cầu, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao Động Triều Tiên đăng bài xã luận với tựa đề "Hành động lỗ mãng của truyền thông không biết hổ thẹn".
Báo Triều Tiên cáo buộc Trung Quốc hùa theo Mỹ, can thiệp vào công việc nội bộ của Bình Nhưỡng, gây chia rẽ mối quan hệ hai nước.
"Liệu họ có thoải mái bước vào đại hội Đảng Cộng sản khi mà đưa ra những lời lẽ phản bội người dân hai nước", Rodong Sinmun viết.
Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh từ ngày 18.10 tới.
Theo tạp chí Nikkei, những lời lẽ chỉ trích của Triều Tiên nhằm vào Trung Quốc trước thềm sự kiện này, cho thấy mối quan hệ đồng minh gắn bó một thời đang bị tổn hại nghiêm trọng.
Trung Quốc đã áp đặt những biện pháp trừng phạt chưa từng có với Triều Tiên, như hạn chế xuất khẩu sản phẩm từ dầu mỏ sang nước láng giềng.
Trung Quốc cũng cấm mọi hoạt động kinh doanh của các công ty Triều Tiên trên phạm vi toàn đất nước. Toàn bộ công ty Triều Tiên sẽ phải đóng cửa trong thời gian 120 ngày.
Vụ thử hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc năm 1964.
Để thể hiện sự không hài lòng với cách Trung Quốc đối xử với đồng minh, báo Triều Tiên dẫn lại sự ủng hộ của Bình Nhưỡng đối với Bắc Kinh cách đây hơn nửa thế kỷ.
"Chỉ có Triều Tiên, người láng giềng tốt, đã tích cực ủng hộ và khích lệ Trung Quốc thông qua các tuyên bố của chính phủ", bài xã luận nhắc lại.
Năm 1964, Trung Quốc khi đó không phải là thành viên Liên Hợp Quốc, đã thử bom hạt nhân lần đầu tiên. 3 năm sau, Bắc Kinh tiếp tục thử bom nhiệt hạch.
Năm 1970, Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo và đưa vệ tinh vào quỹ đạo, chính thức trở thành cường quốc hạt nhân.
Tất cả những hành động đó của Trung Quốc đều được Triều Tiên ủng hộ mạnh mẽ.
Ngày nay, Trung Quốc dường như muốn mạnh tay hơn đồng minh. Từ ngày 1.10, Trung Quốc giới hạn nguồn cung các sản phẩm từ lọc dầu cho Triều Tiên, đồng thời cấm nhập khẩu hàng dệt may từ Triều Tiên, một trong những nguồn thu ngoại tệ chính của Bình Nhưỡng
Giới chuyên gia nhận định, một loạt các biện pháp trừng phạt của Trung Quốc sẽ tác động đáng kể đến nền kinh tế Triều Tiên.
Nikkel nhận định, Bắc Kinh không phải không hiểu mối quan hệ truyền thống lâu đời với Bình Nhưỡng.
Nhưng việc Triều Tiên thử hạt nhân, phóng tên lửa đang có nguy cơ kích động một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Đó là lý do Trung Quốc không thể khoanh tay đứng nhìn.
Theo Danviet
Tổng thống Duterte đổi giọng, ca ngợi Mỹ là đồng minh quan trọng Tổng thống Philippines gọi Mỹ là đồng minh an ninh quan trọng và coi những hiềm khích với Washington như chuyện đã qua. Tổng thống Philippines Rodrigo Durterte. Ảnh: AP. Tổng thống Philippines Rodrigo Durterte hôm nay có tuyên bố ca ngợi Mỹ hiếm hoi khi gọi Washington là một đồng minh an ninh quan trọng của Manila, theo Reuters. Ông Duterte cũng...