Nhiều quốc gia châu Âu ghi nhận tháng 9 nóng kỷ lục
Ngày 29/9, các nước Áo, Pháp, Đức, Ba Lan và Thụy Sĩ thông báo ghi nhận tháng này là tháng 9 nóng nhất từ trước đến nay.
Cảnh đông đúc trên bãi biển ở Lacanau, Pháp, ngày 21/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, Cơ quan Khí tượng Pháp (Meteo France) cho biết nhiệt độ trung bình tháng 9 này ở Pháp vào khoảng 21,5 độ C, cao hơn khoảng 3,5 – 3,6 độ C so với giai đoạn 1991-2020. Nhiệt độ trung bình ở Pháp đã liên tục tăng cao hơn so với bình thường trong 2 năm qua.
Tại nước láng giềng Đức, Cơ quan dự báo thời tiết (DWD) nước này cho biết tháng này là tháng 9 nóng nhất kể từ khi số liệu kỷ lục quốc gia bắt đầu được thống kê, cao hơn gần 4 độ C so với mức cơ bản giai đoạn 1961-1990.
Video đang HOT
Trong khi đó, Viện Thời tiết Ba Lan công bố nhiệt độ tháng này cao hơn mức trung bình 3,6 độ C và là tháng 9 nóng nhất kể từ khi nước này bắt đầu thống kê dữ liệu nền nhiệt trong tháng hơn 100 năm trước đây. Tương tự, các cơ quan thời tiết quốc gia Áo và Thụy Sĩ cũng ghi nhận nhiệt độ trung bình tháng 9 nóng nhất từ trước đến nay. Một ngày trước đó, nghiên cứu mới được công bố cho thấy các sông băng ở Thụy Sĩ đã mất 10% thể tích trong 2 năm do nắng nóng bất thường.
Viện Thời tiết Quốc gia Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cảnh báo nhiệt độ cao bất thường vào cuối tuần này, lên tới 35 độ C ở các vùng phía Nam Tây Ban Nha vào ngày 29/9.
Thời tiết nắng nóng bất thường ở châu Âu xuất hiện sau khi Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) hồi đầu tháng này dự báo nhiệt độ toàn cầu vào mùa Hè ở Bắc bán cầu tăng mạnh, gây ra các đợt nắng nóng kỷ lục. Copernicus dự báo 2023 có thể là năm nóng nhất trong lịch sử nhân loại.
Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu do hoạt động của con người đang khiến nhiệt độ toàn cầu tăng cao và Trái Đất nóng lên khoảng 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng, gây hạn hán và ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe của con người và các sinh vật khác trên Trái Đất. Giới khoa học cảnh báo nền nhiệt trung bình toàn cầu sắp tới rất có thể sẽ tiếp tục tăng cao do hiện tượng thời tiết El Nino vừa bắt đầu hình thành.
Nhiệt độ của châu Âu đã cao hơn 2,3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp
Người dân châu Âu cần chuẩn bị tinh thần cho những đợt nắng nóng ngày càng thiêu đốt do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, khi nhiệt độ của châu lục này trong năm 2022 đã cao hơn khoảng 2,3 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (1850-1900).
Người dân di chuyển dưới trời nắng gắt tại Guadalajara, Mexico ngày 12/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là kết luận mới được đưa ra trong báo cáo Tình trạng Khí hậu ở Châu Âu năm 2022 do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc và Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) thực hiện, được công bố ngày 19/6.
Nhiệt độ tăng cao, hạn hán làm khô héo cây trồng, nhiệt độ mặt nước biển ở mức kỷ lục và sông băng tan chảy với tốc độ chưa từng thấy là một số trong những tác động rõ rệt nhất được nêu trong báo cáo. Báo cáo nhấn mạnh mức tăng nhiệt độ 2,3 độ C của châu Âu đã vượt xa mục tiêu giới hạn mức tăng 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Theo các nhà khoa học, mức tăng 1,5 độ C này là mức lý tưởng nhất để có thể ngăn ngừa các hệ lụy nghiêm trọng liên quan quá trình biến đổi khí hậu.
Trong 4 thập kỷ qua, tốc độ ấm lên của châu Âu ở mức gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu. Theo báo cáo, các nước Ireland, Vương quốc Anh, Bỉ, Pháp, Đức, Italy, Luxembourg, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ đều trải qua năm 2022 là năm nắng nóng kỷ lục. Năm 2022, cháy rừng tại châu Âu lây lan trên diện rộng khiến diện tích thiệt hại ở mức cao thứ 2 trong lịch sử. Lượng băng tan ở các sông băng của dãy Alps cũng chạm ngưỡng kỷ lục do lượng tuyết rơi mùa Đông quá ít ỏi, trong khi nhiệt độ mặt nước biển trung bình trên khắp khu vực Bắc Đại Tây Dương cũng ở mức cao nhất, một phần do tác động của El Nio. Các nhà khoa học cảnh báo nhiệt độ biển tăng dẫn đến sự di cư của các sinh vật biển, cũng như sự tuyệt chủng của một số loài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Các sự kiện thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại khoảng 1,8 tỷ euro cho châu lục này. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra một "dấu hiệu hy vọng cho tương lai" vào năm 2022, đó là nguồn điện từ năng lượng tái tạo lần đầu tiên vượt xa nhiên liệu hóa thạch. Báo cáo cho biết năng lượng gió và Mặt Trời tạo ra 22,3% điện năng của EU vào năm 2022, cao hơn so với nhiên liệu hóa thạch ở mức 20%.
Giám đốc của Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus, Tiến sĩ Carlo Buontempo, cho biết đợt nóng kỷ lục mà người châu Âu trải qua vào năm 2022 là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến các trường hợp tử vong liên quan hiện tượng tự nhiên. Năm 2022, châu Âu ghi nhận hơn 16.000 ca tử vong liên quan nắng nóng cực đoan.
Ông Buontempo cảnh báo tình trạng nắng nóng như vậy trong tương lai sẽ xảy ra thường xuyên hơn, với cường độ lớn hơn và quy mô trên diện rộng tại "lục địa già", khiến đời sống của con người phải chịu ảnh hưởng nhất định.
Cảnh báo về trạng thái 'bình thường mới' tại châu Âu do Trái Đất ấm lên Tình trạng Trái Đất ấm lên sẽ mang đến trạng thái "bình thường mới" tại châu Âu, đó là tần suất dày hơn các đợt nắng nóng cực đoan, ngập lụt nghiêm trọng, cháy rừng dữ dội và các bệnh mẫn cảm với khí hậu trong những tháng hè. Cảnh ngập lụt tại Conselice, gần Ravenna, Italy, ngày 21/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ quan...