Nhiều quốc gia châu Âu áp dụng biện pháp phòng chống dịch mới
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, kể từ ngày 25/9, Hà Lan bắt đầu bãi bỏ quy định về khoảng cách 1,5 m giữa mọi người.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Amsterdam, Hà Lan ngày 21/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, giấy chứng nhận an toàn với COVID-19 sẽ bắt buộc với những người từ 13 tuổi trở lên, đặc biệt tại quán cà phê, phòng hòa nhạc, nhà hát. Khẩu trang vẫn bắt buộc sử dụng trên phương tiện công cộng, nhất là tại các nhà ga, bến tàu.
Nhà hàng vẫn phải đóng cửa từ 0h00 tới 6h. Làm việc từ xa vẫn được khuyến khích nếu có thể. Các biện pháp phòng chống virus SARS-CoV-2 cơ bản như rửa tay thường xuyên, ho và hắt hơi vào khuỷu tay và ở nhà nếu có các triệu chứng, cũng vẫn có hiệu lực.
Ở Hà Lan, các sự kiện và lễ hội kéo dài nhiều ngày sẽ lại có thể diễn ra trong một số điều kiện nhất định với việc áp dụng giấy chứng nhận an toàn với COVID-19 và xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Tại Bồ Đào Nha, quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới và số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới đã giảm, kể từ ngày 13/9, không bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài trời. Biện pháp này được dỡ bỏ do Quốc hội không gia hạn luật bắt buộc đeo khẩu trang trên đường phố kể từ cuối tháng 10/2020. Tuy nhiên, Tổng cục Y tế vẫn khuyến cáo nên đeo khẩu trang trong trường hợp tụ tập đông người hoặc khi không thể tuân thủ giãn cách xã hội.
Trong khi đó, Hy Lạp bắt buộc xét nghiệm và trả phí đối với trường hợp không tiêm chủng. Vào ngày tựu trường truyền thống, Hy Lạp đã áp dụng việc xét nghiệm bắt buộc và tính phí đối với tất cả những người chưa tiêm chủng, cho dù họ là nhân viên của khu vực công hay tư, học sinh và sinh viên, trên phương tiện giao thông hoặc trong không gian kín, công cộng. Chi phí xét nghiệm kháng nguyên và PCR, hiện do các cá nhân phải trả, được quy định mức trần lần lượt là 10 và 60 euro.
Các nhân viên chưa được tiêm phòng sẽ cần phải nộp bản xét nghiệm điện tử mỗi tuần một lần nhưng giáo viên, học sinh cũng như tất cả những người làm công tác du lịch, văn hóa và truyền thông sẽ cần phải được xét nghiệm hai lần một tuần.
Anh có thể đưa Bồ Đào Nha ra khỏi danh sách an toàn về du lịch
Theo hãng BBC, Anh dự định đưa Bồ Đào Nha ra khỏi danh sách an toàn về du lịch. Nguyên nhân là do Anh lo ngại về sự lây lan của các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cũng như tính hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 đối với các biến thể này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Lisbon, Bồ Đào Nha ngày 4/11/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Từ ngày 17/5, Anh đã tái khởi động hoạt động du lịch sau hơn 4 tháng tiến hành phong tỏa, với Bồ Đào Nha là điểm đến lớn với nhiều bãi biển đẹp cùng với Israel, Iceland, Australia và New Zealand. Bồ Đào Nha đã chứng tỏ là phao cứu sinh cho các hãng hàng không và hãng du lịch của Anh trong 3 tuần qua.
Do vậy, nếu Anh đưa Bồ Đào Nha ra khỏi danh sách an toàn về du lịch sẽ khiến cuộc khủng hoảng của ngành du lịch cũng như hàng không Anh càng thêm trầm trọng trong khi nước này đang trông chờ hoạt động du lịch khởi sắc trong mùa Hè này.
Hãng thông tấn nhà nước WAM của Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) ngày 3/6 đưa tin, UAE sẽ tạm ngừng nhập cảnh đối với những du khách đến từ Việt Nam, bắt đầu từ ngày 5/6, như một phần các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.
Theo hãng WAM, lệnh tạm ngừng nhập cảnh này cũng áp dụng đối với những du khách từng ở Việt Nam trong 14 ngày trước khi tới UAE để quá cảnh tới các nước khác, trong khi đó UAE vẫn sẽ cho phép các hành khách từ UAE tới Việt Nam trên các chuyến bay quá cảnh.
LHQ nỗ lực ngăn chặn bệnh dịch lây từ động vật sang người Tổ chức y tế thế giới (WHO) ngày 19/5 cho biết đã cùng 3 tổ chức quốc tế khác thành lập một nhóm chuyên gia, có nhiệm vụ lên kế hoạch trên quy mô toàn cầu nhằm ngăn chặn bệnh dịch lây lan từ động vật sang người. Đây là sáng kiến được Pháp và Đức đưa ra hồi cuối năm 2020, nhóm...