Nhiều qui định… ném đá ao bèo: Vướng víu, thiếu chế tài
Một trong những nguyên nhân khiến quá trình xây dựng văn bản không hợp lý, thiếu tính thực tiễn là do cơ quan soạn thảo chưa công khai dự thảo để người dân góp ý, nói tiếng nói của mình
Trong thời gian qua, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đã “tuýt còi” nhiều văn bản trái luật. Tuy nhiên, có rất nhiều văn bản lọt cửa cơ quan này và trong quá trình triển khai đã bộc lộ những bất cập, phi thực tế.
Không lường hết những phát sinh
Theo ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, có khá nhiều văn bản quy định hiện nay được xây dựng không phù hợp thực tiễn. Ông Sơn dẫn chứng Thông tư 33 của Bộ NN-PTNT quy định thịt sống phải bán trong thời gian 8 giờ sau giết mổ, có hiệu lực từ ngày 3-9. “Việc giết mổ, vận chuyển, bảo quản, tiêu thụ các mặt hàng thịt ở Việt Nam không thể bảo đảm được như trong quy định của Bộ NN-PTNT nên quy định như vậy sẽ khó khả thi” – ông Sơn nói.
Quy định xử phạt người gọi điện thoại ở cây xăng được cho là thiếu thực tế, khó khả thi. Ảnh: XUÂN DANH
Video đang HOT
Cũng theo ông Sơn, nhiều văn bản, nhất là văn bản xử phạt vi phạm hành chính ngay khi ra đời đã biết khó có thể thực hiện do quy định không rõ ràng về các biện pháp chế tài, xử phạt. Điển hình là Nghị định 75/CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-9-2010.
Nghị định quy định hành vi đốt vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử – văn hóa, nơi công cộng sẽ bị xử phạt từ 500.000 – 1.000.000 đồng. Gần 2 năm qua, hiệu quả xử phạt theo nghị định này là không cao. Theo một vị lãnh đạo Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, nhiều người mua vàng mã mang tới đình, chùa làm lễ nhưng lại thuê người khác đốt nên không xác định được chứng cứ, cơ sở để xử phạt. Theo vị lãnh đạo này, khi xây dựng văn bản, cơ quan soạn thảo không lường hết những phát sinh trong thực tế để có quy định phù hợp.
Vì những vướng mắc của nghị định này, một số tổ chức, cá nhân kiến nghị Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch nghiên cứu trình Chính phủ ban hành văn bản cấm sản xuất, vận chuyển, sử dụng hàng mã… Nhưng vì hàng mã là mặt hàng thuộc danh mục cho phép sản xuất của Bộ Kế hoạch – Đầu tư nên kiến nghị trên không được chấp nhận.
Làm cho có, xa dân
Biển “cấm tiểu tiện” được dựng ở nhiều nơi công cộng, quy định xử phạt cũng có nhưng gần như không mấy ai bị xử phạt. Quy định nghe điện thoại ở cây xăng sẽ bị xử phạt ban hành từ năm 2005, đến giờ chắc chắn cũng chẳng có trường hợp nào bị xử lý. Còn hàng loạt văn bản khác không triển khai hiệu quả, như văn bản của ngành GTVT quy định phạt người đi bộ băng qua đường không đúng phần đường quy định, văn bản của ngành y tế cấm hút thuốc lá nơi công cộng…
Ông Lê Hồng Sơn đánh giá: “Một trong những nguyên nhân khiến quá trình xây dựng văn bản không hợp lý, thiếu tính thực tiễn là do cơ quan soạn thảo thiếu dân chủ, chưa công khai dự thảo để người dân góp ý, nói tiếng nói của mình”. Ông Sơn còn cho biết thêm khó khăn rất lớn của những người làm luật là không để tạo ra kẽ hở khi xây dựng văn bản. Trong mọi tình huống xảy ra phải có quy định, chế tài để xử lý. Điều này làm nảy sinh nhiều văn bản đưa ra quy định theo kiểu… làm cho có!
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TPHCM, cho rằng cần phải xem lại quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Có rất nhiều văn bản được xây dựng nhưng lại luôn được “họp bàn kín” mà không được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của các chuyên gia cũng như đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh. “Người dân chịu tác động chính của các quy định đó nhưng nhiều khi lại không được xin ý kiến là rất phản khoa học. Những người làm luật không đứng cùng phía và thấu hiểu với suy nghĩ của người dân thì làm sao có thể ban hành được những quy định sát sườn cho được” – ông Hậu nhấn mạnh.
Theo NLD
"Xẻ thịt" động vật hoang dã ngâm rượu: Kẽ hở chế tài
Ngoài thu mua hàng tươi sống để chế biến các món ăn, nấu cao, động vật hoang dã (ĐVHD) còn được dân buôn tìm kiếm để "xẻ thịt" ngâm rượu. Thực trạng trên diễn ra ngày càng phổ biến, công khai, song chế tài xử lý lại bộc lộ những kẽ hở.
Dân buôn tích cực tìm kiếm rắn hổ mang chúa để ngâm rượu
Đại diện Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường - CATP Hà Nội cho hay: Tội phạm mua bán, vận chuyển ĐVHD trên địa bàn Thủ đô vẫn diễn biến phức tạp, "hàng" chủ yếu thẩm lậu từ một số nước lân cận vào Việt Nam, trong đó hổ vẫn là "món hàng" được chuộng nhất. Từ đầu năm 2012 đến nay, lực lượng PCTP về môi trường đã phát hiện, bắt giữ 5 vụ các đối tượng mua bán, vận chuyển, giết thịt hổ, sản phẩm từ hổ trên địa bàn Thủ đô. Điển hình phải kể đến vụ Đội 2 - Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường, bắt Nguyễn Thị Thanh (SN 1967), cùng 3 đối tượng đang tổ chức xẻ thịt, róc xương cá thể hổ nặng 150kg, nấu cao tại khu bếp nhà hàng Tây Bắc Quán (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân).
So với các loài ĐVHD khác, buôn hổ đem lại lợi nhuận cao, nhưng vận chuyển dễ bị phát hiện. Cơ quan công an đang xác minh thông tin về một đường dây buôn hổ tinh vi từ nước ngoài vào Việt Nam. Tài liệu ban đầu cho thấy, ngay từ biên giới, hổ được các đối tượng sơ chế, róc thịt, chặt nhỏ xương, chia lẻ rồi vận chuyển vào nội địa. Thậm chí, các đối tượng còn tổ chức nấu cao từ nước ngoài rồi mang vào Việt Nam tiêu thụ - một cán bộ Đội 3, Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường - CATP Hà Nội nói.
Mua bán ĐVHD trên địa bàn Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp
Ngoài thu mua hàng tươi sống để chế biến làm món ăn, nấu cao, ĐVHD đang được dân buôn tích cực tìm kiếm để "xẻ thịt" ngâm rượu. Trên địa bàn Hà Nội hiện có rất nhiều nhà hàng, quán ăn bày công khai các bình rượu ngâm với rắn hổ mang chúa, tay gấu, kỳ đà, bất chấp các quy định của pháp luật.
Dẫn chứng vụ thu giữ 11 bình rượu ngâm động vật hoang dã tại một cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống ở khu tập thể Thành Công, quận Ba Đình, cuối tháng 4-2012 vừa qua, Trung úy Lê Ngọc Thái - cán bộ Đội 3 cho biết: Qua kiểm tra, lực lượng công an phát hiện cửa hàng bày bán 3 bình rượu ngâm 3 cá thể rắn hổ mang chúa - loài động vật nhóm IB, nghiêm cấm mua bán, vận chuyển, săn bắt, giết mổ vì mục đích thương mại; 5 bình ngâm 5 cá thể rắn hổ mang thường; 3 bình ngâm 3 cá thể kỳ đà hoa - đều thuộc nhóm IIB, các loài động vật hạn chế khai thác vì mục đích thương mại.
Ông Khuất Phú Hưởng - chủ cửa hàng cho hay, ông mua các bình rượu ngâm động vật hoang dã trên của một người không quen biết, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
Theo Trung úy Lê Ngọc Thái: hành vi kinh doanh động vật hoang dã nhóm I, IIB, chế biến thành hàng hóa, sản phẩm của ông Hưởng có dấu hiệu của tội: "Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm". ĐVHD ngâm rượu được các chuyên gia nhận định là sản phẩm động vật. Tuy nhiên, hơn 3 tháng qua, cơ quan có thẩm quyền chưa thể định giá loại "rượu bổ" này vì chưa có căn cứ, hướng dẫn định giá. "Nếu không có biện pháp tháo gỡ kịp thời, đây chính là kẽ hở để tội phạm lợi dụng hoạt động" - đại diện Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường thẳng thắn. Thử hình dung, lợi dụng kẽ hở này, quá trình vận chuyển, "giao dịch" ĐVHD, các đối tượng đối phó cơ quan công an bằng cách ngâm các cá thể động vật quý hiếm vào dung dịch cồn, xử lý ra sao?
Một trong những khó khăn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán động vật, sản phẩm ĐVHD hiện nay chính là việc nhiều địa phương cho phép phát triển ồ ạt các trại nuôi nhốt động vật quý hiếm. Số loài, cá thể ĐVHD đang tăng lên đáng kể, song việc kiểm soát "đầu ra" của các trang trại này thiếu chặt chẽ. Cơ quan công an từng phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển ĐVHD, song các đối tượng xuất trình được đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, có xác nhận của cơ quan kiểm lâm. Việc quay vòng giấy phép vận chuyển, "độn" ĐVHD ngoài tự nhiên với động vật nuôi nhốt, đến các chuyên gia cũng khó phân định, chưa nói đến Cảnh sát PCTP về môi trường - đại diện cơ quan công an chia sẻ.
Theo ANTD
Chế tài mạnh vi phạm giao thông Lãnh đạo UBND TPHCM kiến nghị với Đoàn Giám sát Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tăng hình thức chế tài đối với các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông. CSGT quận 12 - TPHCM kiểm tra người sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông Sáng 26-7, làm việc với Đoàn Giám sát...