Nhiều phụ nữ lập gia đình mới biết mình là nam
Xét nghiệm phát hiện nam sau gần 40 năm là nữ nhi. Sự việc xảy ra mới đây nhất là bệnh nhân N.T.V, 38 tuổi, trú tại TPHCM không thấy có kinh nguyệt nên đến khám vô sinh tại BV Từ Dũ. Nghi ngờ có dấu hiệu rối loạn giới tính các BS đã giới thiệu đến kiểm tra tại BV Bình Dân. Điều đáng nói, bề ngoài của bệnh nhân và bộ phận sinh dục hoàn toàn là nữ giới nhưng lại có nhiễm sắc thể XY.
BS Mai Bá Tiến Dũng – trưởng khoa Nam học, BV Bình Dân TPHCM sau khi khám và nhận định, bộ phận sinh dục của bệnh nhân V bị lỗi do rối loạn tuyến sinh dục gây ra tình trạng lưỡng giới giả nam (tức là nam giới nhưng bề ngoài có hình dáng như phụ nữ). Bệnh nhân đã hình thành nhân cách theo khuynh hướng nữ giới và có nguyện vọng chuyển sang nữ nên các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt tuyến sinh dục nam.
Trước đó, tại BV Chợ Rẫy, các BS khoa Ngoại – Tiết niệu tiếp nhận một trường hợp tương tự và phẫu thuật cắt tinh hoàn ẩn cho một “nữ” bệnh nhân đã ngoài 40 tuổi. Điều khó tin là người phụ nữ này đã lập gia đình nhiều năm (với hình dạng bên ngoài và bộ phận sinh dục nữ 100%) nhưng vẫn không phát hiện ra mình là đàn ông và mang nhiễm sắc thể XY.
Theo bệnh án thì “nữ” bệnh nhân này có chồng nhưng không có con và đã ly hôn. Bệnh nhân đã đến BV khám để tìm hiểu nguyên nhân tại sao mình không có con thì phát hiện khối u buồng trứng. Sau đó, bệnh nhân này đã đến BV Chợ Rẫy để điều trị. Sau khi chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng, các BS nghi ngờ bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn chứ không phải u buồng trứng. Kết quả phẫu thuật cho thấy bệnh nhân có đến hai tinh hoàn ẩn nằm trong ống bẹn, một cái đã hóa ung thư.
Qua điều tra bệnh sử, gia đình bệnh nhân có 6 chị em gái, bốn người đã có chồng và con. Riêng bệnh nhân và một người em gái ngoài 30 tuổi từ lúc dậy thì đến giờ không có kinh. Thấy hoàn cảnh của chị như vậy nên người em cũng không dám lấy chồng. Các BS đã tư vấn cho người em gái này và tiến hành cho xét nghiệm, siêu âm. Kết quả cho thấy người này cũng giống chị, có hai tinh hoàn ẩn và nhiễm sắc thể là nam – XY và nội tiết tố testosterone nam giới. Cả hai nếu như nhìn từ bên ngoài rất là… phụ nữ
Khó chỉnh sửa nếu phát hiện trễ
Theo PGS-TS Trần Ngọc Sinh – trưởng khoa Ngoại – Tiết niệu, BV Chợ Rẫy – hai bệnh nhân trên được xác định là lưỡng giới giả, do di truyền. Cả hai sẽ được phẫu thuật trả lại giới tính thật nếu phát hiện sớm. Do không phát hiện và để quá lâu nên các bộ phận đã hoàn chỉnh và khó có thể can thiệp được.
Theo PGS-TS Lê Tấn Sơn, trưởng bộ môn Ngoại nhi ĐH Y Dược TPHCM, Trưởng khoa Thận niệu BV Nhi Đồng 2, nếu một bé nam sinh ra có bộ phận sinh dục gần hoặc giống bộ phận sinh dục nữ hoặc ngược lại bé nữ có bộ phận sinh dục giống bộ phận sinh dục của nam thì theo y văn người ta gọi đây là những trường hợp “Rối loạn phát triển giới tính”. Không có một công thức chung trong việc điều trị những bệnh nhân có giới tính mơ hồ. Tuỳ vào cơ quan sinh dục phát triển theo hướng nào, nam hoá hay nữ hoá.
Tuỳ vào việc bé được nuôi dưỡng như nam hay nữ, vào mức độ khó dễ của phẫu thuật; BS sẽ tư vấn phụ huynh cách chọn lựa tốt nhất. Hiện y học VN đã chữa trị được những bất thường nam nữ lẫn lộn kiểu này. Bệnh nhân có thể tìm đến BV Chợ Rẫy, Bình Dân, BV Nhi Trung ương, Nhi Đồng 2 để chỉnh sửa lại giới tính của mình. Độ tuổi chỉnh sửa sớm nhất là 4-12 tháng tuổi.
Các BS khuyên rằng, các bậc cha mẹ nên lưu ý đến bộ phận sinh dục của con mình khi sinh ra, thấy bất thường không hoàn chỉnh thì nên đi khám ngay. Phải khám chuyên khoa mới phát hiện được. Chữa trị trễ, trẻ đã nhận biết cơ thể mình và sẽ xảy ra nhiều yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Do đây chỉ là “chỉnh sửa giới tính”, không phải “chuyển đổi giới tính”, nên không có gì trở ngại về mặt luật pháp.
Theo NTD
Video đang HOT
Nỗi đau da cam - hình ảnh quá đau đớn từ bệnh viện Từ Dũ
Những trái tim sắt đá nhất cũng sẽ phải bàng hoàng trước những hình ảnh về di chứng củachất độc da camdo nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths thực hiện ởbệnh việnphụ sản Từ Dũ vào các năm 1980 và 2002 ...
Cơ sở nghiên cứu của bệnh viện phụ sản Từ Dũ, TP. HCM là nơi lưu giữ nhiều thi thể hài nhi đã chết do di chứng của chất độc da cam, 1980.
Một cặp song sinh dính liền và dị dạng do hậu quả chất độc da cam được bảo quản trong dung dịch formaldehyde ở bệnh viện Từ Dũ.
Nhiều hình ảnh khó có thể tưởng tượng ra nổi, như một hài nhi có hai khuôn mặt.
Những thân thể không còn rõ hình dáng con người.
Có lẽ, những hình ảnh đau lòng như thế này có thể làm rúng động những người có trái tim sắt đá nhất.
Một em bé sinh ra với bộ não nhỏ, môi sứt, tai và khung xương sườn dị dạng ở bệnh viện Từ Dũ. Em đã qua đời một ngày sau đó.
Vẻ mặt thất thần của một sản phụ trẻ, người đã sinh ra đứa bé ở bức ảnh trước.
Đứa con trai của bà Lê Hữu Thìn vừa ra đời trong tình trạng không có bộ não tại bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), 1980. Chồng bà, ông Nguyền Văn Oanh làm lái xe ở đường mòn Hồ Chí Minh trong thời gian cao điểm của hoạt động rải chất độc hóa học của Mỹ.
22 năm sau - năm 2002, Philip Jones Griffiths quay trở lại thăm bệnh viện Từ Dũ. Trung tâm nghiên cứu của bệnh viện tiếp tục bổ sung các mẫu bệnh phẩm mới...
Nhiều thập niên đã trôi qua, nhưng nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn...
Bé gái này sinh thángg 5/2000 và bị bỏ lại lại tại Bệnh viện Từ Dũ. Những biểu hiện trên hộp sọ và khuôn mặt của em là điển hình cho hội chứng Crouzon, một hệ quả của chất độc da cam.
Bé gái không có tên này được người mẹ là bà Đặng Thị Hồng Khuyến đưa từ Vĩnh Long đến bệnh viện Từ Dũ. Em bị thủy viêm não bẩm sinh do di chứng chất độc da cam và qua đời một tháng sau khi bức ảnh này được chụp.
Em Trần Minh Anh sinh vào tháng 9/1994 tại tỉnh Long An và bị bỏ lại trước cửa của Bệnh viện Từ Dũ. Di chứng chất độc da cam khiến em bị tê liệt và mắc một chứng bệnh ngoài da rất khó chữa.
Bác sĩ trẻ tên Lý Ngọc Hoàng Tuấn Phi đang bón thức ăn cho một em bé chịu di chứng chất độc da cam tại bệnh viện Từ Dũ.
Từ năm 1961- 1971, quân đội Mỹ đã rải hơn 18,2 triệu gallon chất độc da cam với thành phần chứa dioxin xuống hơn 10% diện tích đất ở miền Nam Việt Nam, làm nhiễm độc và tàn phá hàng triệu hécta rừng và đất nông nghiệp.
Ngoài tác hại cho môi trường, hóa chất này còn gây hậu quả trầm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người Việt, thậm chí tới các thế hệ sinh ra sau chiến tranh.
Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, sống tập trung tại các tỉnh dọc đường Trường Sơn và biên giới với Campuchia.
Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con cháu của họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc da cam.
Nỗi đau da cam sẽ còn ám ảnh người Việt Nam trong nhiều năm nữa...
Theo vietbao
Gia đình có 4 sơ sinh cứ bú mẹ là tử vong Bác sĩ Vũ Tề Đăng - Phó trưởng khoa Sơ sinh, Bệnh viện Từ Dũ kể, một em bé bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh thể nặng đã may mắn sống sót. Tuy nhiên, gia đình bé cũng phải trả một giá khá đắt trước đó: 4 anh chị em của bé đều tử vong chỉ sau khi sinh vài ngày... Bốn...