Nhiều phòng khám dụ bệnh nhân COVID-19 chi hơn tỉ đồng để ‘rửa máu’
Cuộc điều tra của Anh cho thấy hàng ngàn bệnh nhân bị ‘COVID-19 kéo dài’ đã đi xuyên biên giới qua các nước Đức, Thụy Sĩ, đảo Cyprus để được “rửa máu” với số tiền lên đến hơn 50.000 USD (hơn 1 tỉ đồng VN).
Hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 đã đi qua nhiều nước để “rửa máu” – Ảnh: ITV
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ gần đây ước tính có gần 1/5 bệnh nhân COVID-19 bị các triệu chứng dai dẳng. Với hàng trăm triệu bệnh nhân COVID-19 trên toàn cầu, ước tính khiêm tốn nhất cho thấy hàng chục triệu bệnh nhân bị ảnh hưởng lâu dài.
Theo trang Ars Technica, lợi dụng tình hình trên, nhiều “lang băm” xuất hiện và cung cấp các sản phẩm và phương pháp điều trị chưa được kiểm chứng, với giá “cắt cổ”.
Ở Mỹ xuất hiện các phương pháp điều trị COVID-19 kéo dài chưa được chứng minh, chẳng hạn như chất bổ sung vitamin, dịch truyền, nhịn ăn, liệu pháp ozone và kê đơn thuốc không có nhãn.
Video đang HOT
Trong khi đó, một cuộc điều tra của Anh được công bố trong tuần này hé lộ chiêu trò mới: “rửa máu”, thực chất là lọc máu, khá đắt tiền.
Cuộc điều tra do hãng ITV News của Anh và Tạp chí Y học Anh thực hiện, tiết lộ hàng ngàn bệnh nhân COVID-19 kéo dài đang đến các phòng khám tư nhân ở nhiều quốc gia khác nhau – bao gồm Thụy Sĩ, Đức và Cyprus – để lọc máu. Đây là phương pháp chưa được chứng minh có thể điều trị được bệnh COVID-19 kéo dài.
Lọc máu là một liệu pháp y tế được sử dụng để điều trị các tình trạng cụ thể, bằng cách lọc ra các thành phần có vấn đề đã biết của máu. Chẳng hạn như lọc ra LDL (lipoprotein mật độ thấp) ở những người có cholesterol cao khó chữa, hoặc loại bỏ các tế bào bạch cầu ác tính ở những người bị bệnh bạch cầu.
Bác sĩ nội khoa Beate Jaeger, người điều hành Trung tâm Lipid North Rhine ở Đức, bắt đầu điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 kéo dài bằng phương pháp lọc máu qua bộ lọc heparin. Bà cũng kê toa cho những bệnh nhân này uống thuốc chống đông máu.
Bác sĩ Jaeger đưa ra giả thuyết rằng máu của những người bị COVID-19 kéo dài quá nhớt và chứa các cục máu đông nhỏ. Bà cho rằng lọc máu có thể cải thiện vi tuần hoàn và sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy phương pháp này đúng hoặc hiệu quả. Bác sĩ Jaeger cố gắng công bố phương pháp của mình trên một tạp chí y khoa của Đức và bị bác bỏ.
Bày tỏ sự tức giận về “chủ nghĩa giáo điều” trong y học, bác sĩ Jaeger tuyên bố đã điều trị cho những bệnh nhân của bà “đến bằng xe lăn và đi bộ về”.
Ngoài bác sĩ Jaeger, nhiều phòng khám khác cũng đã bắt đầu cung cấp dịch vụ chữa cho bệnh nhân COVID-19 kéo dài.
Cuộc điều tra của Anh đã phỏng vấn một phụ nữ ở Hà Lan, bà Gitte Boumeester, người đã trả hơn 50.000 USD – gần như tất cả tiền tiết kiệm của mình – để điều trị tại một phòng khám COVID-19 kéo dài mới mở ở Cyprus, sau khi đọc được những trường hợp “được chữa thành công” trên mạng.
Tại phòng khám ở Cyprus, bà Boumeester đã được điều trị bằng các phương pháp chưa được chứng minh hiệu quả như lọc máu, truyền vitamin, điều trị oxy cao áp, thuốc chống đông máu và hydroxychloroquine – vốn không hiệu quả với COVID-19.
Sau 2 tháng ở Cyprus “điều trị” bằng nhiều phương pháp khác nhau và tiêu hết tài khoản ngân hàng, bà Boumeester cho biết không thấy cải thiện các triệu chứng suy nhược của mình, bao gồm tim đập nhanh, đau ngực, khó thở và sương mù não.
Nhật Bản sẵn sàng ứng phó với làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ 7
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 14/7 khẳng định chính phủ nước này sẵn sàng ứng phó với đợt bùng phát thứ 7 của dịch COVID-19 trong khi vẫn nỗ lực duy trì các hoạt động kinh tế-xã hội với tinh thần thận trọng tối đa.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Tokyo, Nhật Bản ngày 25/5/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, phát biểu tại họp báo, người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản cho biết hiện tại dòng phụ BA.5 của biến thể Omicron đã lây lan nhanh trên khắp các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên số ca bệnh nặng và số người tử vong vẫn ở mức thấp. Trước mắt, chính phủ và chính quyền các địa phương sẽ tập trung củng cố hệ thống y tế như đảm bảo số lượng giường bệnh, hỗ trợ hệ thống điều trị y tế tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, củng cố hệ thống khám và điều trị bệnh nhân COVID-19, đồng thời tiếp tục duy trì các hoạt động kinh tế-xã hội theo hướng thận trọng.
Thủ tướng Kishida khẳng định hiện chính phủ chưa tính đến bất cứ phương án hạn chế hành vi nào như ban bố tình trạng khẩn cấp hay áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm, đồng thời kêu gọi người dân cùng chung tay ngặn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng, đặc biệt là tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19. Việc tiêm mũi thứ 4 sẽ được mở rộng cho khoảng 8 triệu nhân viên y tế và nhân viên chăm sóc tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi từ tuần sau. Ông cũng kêu gọi những người trẻ nêu cao ý thức bảo vệ cộng đồng bằng việc tiêm vaccine mũi nhắc lại, trong bối cảnh có 80% người dưới 30 tuổi đã hoàn thành mũi tiêm thứ 2 nhưng chỉ chưa đầy 30% tiêm mũi thứ 3.
Thủ tướng Kishida cho biết trong kỳ nghỉ hè sắp tới, dự kiến sẽ có nhiều hoạt động giao lưu, tham quan, di chuyển cả trong và ngoài nước có thể sẽ làm gia tăng các ca mắc COVID-19 mới. Để đảm bảo phát hiện và điều trị kịp thời, bên cạnh 13.000 cơ sở xét nghiệm miễn phí hiện nay, chính phủ sẽ thiết lập thêm 100 cơ sở xét nghiệm miễn phí tạm thời tại các nhà ga và sân bay lớn trong cả nước.
Cũng trong buổi họp báo, Chủ tịch Nhóm các chuyên gia cố vấn y tế Chính phủ Nhật Bản Shigeru Omi giải thích việc áp dụng các biện pháp hạn chế hành vi nghiêm ngặt như các làn sóng trước sẽ làm chậm quá trình hồi phục các hoạt động kinh tế-xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của doanh nghiệp và người dân. Do đó, ông kêu gọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ cần có ý thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng thông qua thực hiện triệt để các biện pháp phòng dịch cơ bản như tiêm mũi nhắc lại, xét nghiệm nếu có triệu chứng, rửa tay sát khuẩn, tránh tụ tập nơi đông người, đeo khẩu trang khi nói chuyện...
Trong ngày 14/7, Nhật Bản đã ghi nhận thêm 97.788 ca mắc mới với 33 ca tử vong. Như vậy, kể từ khi phát hiện ca mắc đầu tiên, số ca mắc COVID-19 mới tại quốc gia Đông Bắc Á này đã vượt 10 triệu ca, trong đó có 31.547 trường hợp tử vong. Trong khi đó, thủ đô Tokyo trong ngày 14/7 cũng đã ghi nhận 16.662 ca mắc COVID-19 mới, là ngày thứ 3 liên tiếp có trên 10.000 ca mới, tăng gần gấp đôi so với trước đó 1 tuần.
Pháp đối mặt làn sóng lây lan dịch COVID-19 thứ 7 Ngày 13/7, Cơ quan Y tế quốc gia Pháp (HAS) cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 127.642 ca mắc mới COVID-19 và 104 ca tử vong liên quan bệnh này. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Paris, Pháp ngày 2/11/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Các chuyên gia y tế cảnh báo khả năng xảy ra đợt bùng phát...