Nhiều “ông lớn” điêu đứng vì biến động tỷ giá
Biến động của đồng Yên Nhật (JPY), USD trong thời gian qua khiến không ít doanh nghiệp lớn bị sụt giảm lợi nhuận, thậm chí thua lỗ.
Tính từ đầu năm tới nay, đồng JPY đã tăng giá gần 10% và là đồng tiền tăng mạnh nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Một số chuyên gia tài chính cho rằng, đồng JPY nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng giá bởi mức 110 Yên/USD hiện tại vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình 99 Yên/USD của 5 năm trước. Điều đó có nghĩa, các doanh nghiệp Việt vay vốn Nhật có thể còn gặp khó khăn về tỷ giá JPY/VND.
Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (mã CK: PPC) gây bất ngờ với con số lỗ lên tới 157 tỷ đồng trong quý I.2016 mà nguyên nhân là do biến động tỷ giá JPY/VND trong kỳ.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cũng có lợi nhuận sau thuế rất khiêm tốn do khoản lỗ chênh lệch tỷ giá lên tới hơn 660 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2015, Công ty ghi nhận khoản lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện 641,3 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá đã thực hiện là 22,1 tỷ đồng, làm chi phí tài chính tăng gần 300 tỷ đồng.
Cũng bị sụt giảm lợi nhuận vì biến động của đồng JPY, tại đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE), bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT, cho biết vấn đề lớn nhất của doanh nghiệp hiện nay là khoản dự phòng tỷ giá 1.200 tỷ đồng không được ghi nhận vào giá bán điện. Tỷ giá đã ảnh hưởng lớn tới kết quả doanh nghiệp như trường hợp Phả Lại. Bà Thanh thừa nhận khoản đầu tư vào Nhiệt điện Quảng Ninh là không thực sự hiệu quả.
Biến động tỷ giá liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ cũng “thổi bay” 1.600 tỷ đồng lợi nhuận của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Theo Vietnam Airlines, năm 2015, lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 45,6 tỷ đồng, bằng 19,6% năm 2014, trong đó lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái 2.448,8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Một “ông lớn” như Tổng CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global), đơn vị phụ trách hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cũng chỉ có khoản lợi nhuận sau thuế năm 2015 đạt 500 tỷ đồng, trong khi năm 2014 là 2.317 tỷ đồng.
Lý giải của công ty về lợi nhuận sụt giảm này cũng là do rủi ro tỷ giá từ các giao dịch mua, bán và vay bằng USD và các ngoại tệ khác.
Năm 2015, Viettel Global ghi nhận lỗ ròng từ tỷ giá hơn 600 tỷ đồng. Đặc biệt, tại thị trường châu Phi, Tổng công ty lỗ gần 2.600 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần con số năm 2014, một trong những nguyên nhân là đồng nội tệ của không ít quốc gia mà Viettel đầu tư giảm giá mạnh so với USD.
Theo_Dân việt
Ka-62 mang lại diện mạo mới cho trực thăng Nga
Theo Tổng công ty Trực thăng Nga Russian Helicopter, trực thăng Ka62 vừa có thử nghiệm thành công đầu tiên.
Chuyến bay đầu tiên được thực hiện để kiểm tra khả năng hoạt động chung của Ka-62, cũng như đánh giá khả năng hoạt động của các hệ thống cung cấp điện và các thiết bị khác...
Trước khi có lần thử nghiệm đầu tiên, nguyên mẫu Ka-62 đã vượt qua được các đợt thử nghiệm động cơ trên mặt đất.
Trực thăng Ka-62.
Phát biểu sau khi Ka-62 thử nghiệm thành công, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin cho biết: "Bạn có thể thấy máy bay trực thăng được chế tạo như thế nào, đây là một trực thăng có cấp độ mới, chất lượng mới, nó (Ka-62) rất thoải mái".
Ông cũng lưu ý rằng, tới nay, Nga đang thực hiện kế hoạch lớn để phát triển trực thăng hiện đại không chỉ cho mục đích quân sự và dòng trực thăng này sẽ mang lại diện mạo mới của trực thăng Nga.
Ka-62 là phát triển mới trong dòng trực thăng vận tải, chở khách dành riêng cho các khách hàng trung lưu. Về bản chất, nó là biến thể dân sự từ trực thăng trinh sát Ka-60 được Nga bắt đầu chế tạo từ cuối thập niên 1990.
Máy bay được thiết kế để đáp ứng yêu cầu an toàn quốc tế. Những đinh ốc và các cánh quạt được làm từ vật liệu tổng hợp cao phân tử, có độ bền chắc lớn. Ka-62 có thể chở được từ 12 - 15 hành khách trong cabin hoặc chở 2,5 tấn hàng hóa ở dây treo bên ngoài.
Khoang lái tiện nghi của Ka-62.
Ngoài chở khách và hàng hóa, Ka-62 cũng phù hợp để sử dụng trong các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí và cả các hoạt động cứu hộ trên đất liền, trên biển.
Theo kế hoạch phát triển, Ka-62 được Russian Helicoper đặt hy vọng lớn về nhu cầu bán hàng trong nước cũng như cho nước ngoài, máy bay đã được cấp chứng nhận hoạt động từ năm 2014.
Nhà sản xuất trực thăng Kamov, đơn vị thiết kế Ka-62 cho biết, họ đã lên kế hoạch chế tạo các biến thể trực thăng Ka-62 cho các hoạt động khác nhau, phù hợp với những vùng miền, quốc gia khác nhau trên thế giới.
Theo hình ảnh quan sát, thiết kế của Ka-62 có sự thay đổi nhất định so với nguyên mẫu (Ka-60), phần khung gầm được thiết kế lịch lãm hơn. Bên trong có 15 ghế ngồi salon thoải mái, hệ thống điện tử đã được LCD hóa, các cửa và cửa sổ hai bên cũng được "thủy tinh hóa", làm máy bay trở nên sang trọng hơn.
Khác với trực thăng quân sự đặc trưng của Kamov, Ka-62 không sử dụng thiết kế roto đồng trục mà thay bằng roto cổ điển. Thiết kế khung thân khá mượt mà và hiện đại.
Chúc Sơn
Theo_Báo Đất Việt
Vui mừng Việt Nam nội địa hóa tàu tên lửa Molniya Ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam mà trực tiếp là nhà máy Ba Son đã nội địa hóa nhiều thành phần chế tạo tàu tên lửa Molniya hiện đại. Tàu tên lửa Molniya là một trong chiến hạm hiện đại nhất của Hải quân Nhân dân Việt Nam hiện nay. Tuy có kích thước nhỏ hơn so với tàu Gepard 3.9, nhưng...