Nhiều ông già Noel lướt sóng gây quỹ từ thiện tại Mỹ
Nhiều ông già Noel đã xuất hiện tại bãi biển Cocoa nổi tiếng ở bang Florida (Đông Nam nước Mỹ) trong ngày 24/12.
Những Ông già Noel tham gia lướt sóng gây quỹ từ thiện. Ảnh: nypost.com
Họ tới đây không phải để phát quà Giáng sinh mà để tham gia lướt sóng và gây quỹ từ thiện.
Ngay từ sáng sớm, bãi biển Cocoa đã đông nghịt người lớn và trẻ em trong trang phục cải trang Thánh Nick, yêu tinh hoặc tuần lộc để tham dự sự kiện “Ông già Noel lướt sóng” thường niên.
Trong khi hàng chục vận động viên lướt sóng mặc bộ đồ lặn tiến ra vùng nước lạnh, những người khác nằm dài thư giãn trên bãi biển dưới bầu trời nhiều mây, nhấm nháp cocktail và tham gia các hoạt động vui chơi như thi trang phục ấn tượng và biểu diễn các điệu nhảy theo phong cách Hawaii. Tại một khu lều do Ban tổ chức dựng lên, các tình nguyện viên bán áo phông và xổ số để gây quỹ.
Video đang HOT
Sự kiện “Ông già Noel lướt sóng” được triển khai lần đầu tiên vào năm 2009, với mục đích gây quỹ cho Grind for Life – một tổ chức từ thiện hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân ung thư, cũng đóng góp kinh phí hoạt động cho bảo tàng lướt sóng của Florida.
Ông George Trosset (70 tuổi) – nhà sáng lập sự kiện này – cho biết nếu như trong năm 2009, chỉ có mình ông thực hiện hành động này – khi đó mới chỉ là một trò chơi trong nội bộ gia đình, thì “năm thứ hai có 19 ông già Noel tham gia, năm thứ ba có 80 ông già Noel… và bây giờ con số lên tới hàng nghìn.
Bản thân ông Trosset cũng không lường trước được sức lan tỏa của hoạt động này. Tuy nhiên, khi số người tham gia sự kiện thường niên này lên tới con số hàng trăm, ông tin rằng đây có thể sẽ là động lực để tạo nên những thành quả đẹp đẽ và từ đó ý tưởng gây quỹ từ thiện ra đời.
Ông Trosset cho biết: “Mọi người nói với tôi rằng sự kiện ‘Ông già Noel lướt sóng’ gây hàng triệu ấn tượng đối với truyền thông mỗi năm. Nếu đúng như vậy thì chúng tôi đã tạo ra hàng triệu nụ cười mỗi năm và điều đó khiến trái tim tôi ấm áp”.
NASA công bố chiến lược khí hậu
Ngày 29/3, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã công bố chiến lược khí hậu để tăng cường các nỗ lực trong toàn cơ quan này nhằm đối phó với các thách thức khí hậu.
Biểu tượng NASA tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Chiến lược này lần đầu tiên đánh giá danh mục liên quan khí hậu trong tất cả các đơn vị trực thuộc NASA, mở rộng ra ngoài khuôn khổ thăm dò vũ trụ và khám phá khoa học trước đây của cơ quan này.
Chiến lược đưa ra 4 ưu tiên chính để hỗ trợ việc tích hợp vấn đề khí hậu vào các nhiệm vụ của NASA, bao gồm: đổi mới, cung cấp thông tin, truyền cảm hứng và hợp tác. Ưu tiên về đổi mới dựa kinh nghiệm trên 60 năm nghiên cứu Trái Đất của NASA, không chỉ từ không gian mà từ cả trên không, những đo đạc trực tiếp và hoạt động thực địa.
Thông báo mới từ NASA nêu rõ với các nhiệm vụ mới triển khai trong năm 2023 nhằm quan sát tình trạng ô nhiễm không khí (TEMPO), nguồn nước trên Trái Đất để giúp cải thiện các mô hình khí hậu (SWOT) hay mức độ gia tăng cường độ bão (TROPICS), những chương trình do NASA triển khai để quan sát Trái Đất đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu.
Chuyên gia Kate Calvin, cố vấn cấp cao về khí hậu của NASA, cho biết: "Chiến lược này giúp kết hợp những hiểu biết về khí hậu của NASA, cũng như trong các dự án mà cơ quan này thực hiện với các đối tác để phục vụ cộng đồng tốt hơn".
Cũng trong ngày 29/3, NASA thông báo đang phối hợp với Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing để thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên với tàu vũ trụ Starliner chở theo phi hành đoàn vào tháng 7 tới. Giám đốc Chương trình Phi hành đoàn thương mại của NASA, Steve Stich, cho biết cơ quan này sẽ phóng thử nghiệm tàu vũ trụ Starliner với phi hành đoàn sớm nhất là vào ngày 21/7.
Dự kiến trong chuyến bay thử nghiệm, tàu vũ trụ Starliner sẽ được phóng bằng tên lửa Atlas V của United Launch Alliance (liên doanh giữa "hai ông lớn" trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ là Lockhees Martin và Boeing) từ Trạm Vũ trụ Cape Canaveral thuộc bang Florida, phía Đông Nam nước Mỹ.
Theo NASA, tàu sẽ chở 2 phi hành gia của NASA là Butch Wilmore và Suni Williams tới Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) nhằm kiểm chứng năng lực toàn diện của hệ thống Starliner. Dự kiến, 2 phi công trên sẽ ở 8 ngày trên trạm ISS. Nếu chuyến bay thử nghiệm với phi hành đoàn thành công, NASA sẽ bắt đầu quy trình cuối cùng để chứng nhận tàu vũ trụ Starliner và các hệ thống phục vụ cho các chuyến bay vận chuyển phi hành gia tới trạm ISS.
Đến nay, tàu vũ trụ Starliner đã thực hiện 2 chuyến bay không có phi hành đoàn. Trước đó, Boeing đã hy vọng thực hiện chuyến bay có phi hành đoàn đầu tiên của Starliner vào năm 2022 nhưng đã phải trì hoãn một vài lần.
Cảnh sát Italy dùng siêu xe Lamborghini vận chuyển 'món quà Giáng sinh tuyệt đẹp nhất' Cảnh sát Italy đã sử dụng siêu xe Lamborghini để vận chuyển 2 quả thận cho bệnh nhân ghép tạng ở khoảng cách hàng trăm km. Chiếc Lamborghini Huracán là món quà hãng sản xuất xe hơi hạng sang dành cho cảnh sát Italy năm 2017. Ảnh: AFP Hãng thông tấn (AFP) đưa tin cảnh sát Italy đã đăng tải hình ảnh hộp...