Nhiều nước thành viên kêu gọi EU đối phó với thông tin giả về công nghệ 5G
Liên minh châu Âu (EU) cần xây dựng một chiến lược chống tin giả về công nghệ 5G cũng như những tuyên bố sai lệch có nguy cơ làm chệch hướng nỗ lực phục hồi kinh tế và các mục tiêu kỹ thuật số của liên minh.
Biểu tượng mạng 5G tại một triển lãm ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời kêu gọi trên được một nhóm gồm 15 quốc gia thành viên, trong đó có Ba Lan và Thụy Điển, đưa ra trong một bức thư chung gửi các quan chức Ủy ban châu Âu (EC), trong đó có Phó Chủ tịch EC phụ trách kỹ thuật số Margrethe Vestager, Ủy viên EC phụ trách thị trường nội khối Thierry Breton và Phó Chủ tịch EC về giá trị và minh bạch Vera Jourova.
Theo bức thư trên, chính thuyết âm mưu gắn virus SARS-CoV-2 với công nghệ mạng không dây là nguyên nhân dẫn đến hành động phá hoại nhiều cột thu, phát sóng điện thoại di động tại ở 10 nước thành viên, cũng như các vụ tấn công nhằm vào công nhân bảo dưỡng trong những tháng gần đây. Do đó, các nước trên kêu gọi EU cần “có cách tiếp cận tích cực, lâu dài và hệ thống” để giải quyết các quan ngại về 5G và điện từ trường (EMF). Với tư cách các nước thành viên, 15 nước hoàn toàn muốn tham gia đóng góp kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất nhằm giải quyết vấn đề thông tin sai lệch về công nghệ 5G và EMF.
Các nước trên cũng thúc giục EU tăng cường nghiên cứu khoa học về nguy cơ đe dọa sức khỏe của người dân, đề xuất một chiến dịch nâng cao nhận thức trên khắp liên minh, cũng như tổ chức một tranh luận rộng rãi về các nghi ngại mà những người phản đối 5G đã nêu.
Video đang HOT
Lâu nay, 27 quốc gia EU luôn xem công nghệ 5G là yếu tố then chốt trong nỗ lực phục hồi kinh tế từ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và khả năng tự chủ về công nghệ, hứa hẹn mang lại những đột phá về công nghệ từ từ xe tự lái đến phẫu thuật từ xa và chế tạo tự động hóa.
Ngoài Ba Lan và Thụy Điển, các nước ký thư gửi EC còn có Áo, CH Séc, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Hy Lạp, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Estonia, Latvia, Litva, Luxembourg và Slovakia.
Việt Nam-Hàn Quốc đồng chủ trì Hội nghị Ngoại trưởng Hàn Quốc-Mekong
Các bộ trưởng đã thông qua Kế hoạch Hành động giai đoạn 2021-2025 với các mục tiêu và biện pháp cụ thể để cùng phối hợp triển khai nhằm xây dựng quan hệ đối tác vì người dân, thịnh vượng và hòa bình.
Ngoại trưởng Hàn Quốc phát biểu. (Ảnh: Bộ Ngoại giao Hàn Quốc/TTXVN phát)
Theo thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc, Ngoại trưởng nước này, bà Kang Kyung-hwa, đã cùng Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh chủ trì "Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc-Mekong lần thứ 10" diễn ra chiều 28/9 bằng hình thức trực tuyến.
Tham dự hội nghị còn có Bộ trưởng Ngoại giao các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Thông cáo trên cho biết trên cơ sở Tuyên bố Mekong-sông Hàn của lãnh đạo cấp cao sáu nước (vào tháng 11/2019), các bộ trưởng đã thông qua Kế hoạch Hành động giai đoạn 2021-2025 với các mục tiêu và biện pháp cụ thể để cùng phối hợp triển khai nhằm xây dựng quan hệ đối tác vì người dân, thịnh vượng và hòa bình.
Ngoại trưởng năm nước sông Mekong đã đề cao những nỗ lực tích cực của Chính phủ Hàn Quốc nhằm tăng cường hợp tác Hàn Quốc-Mekong, đồng thời cho rằng những điểm tương đồng về địa lý, văn hóa cùng sự bổ trợ kinh tế giữa Hàn Quốc và các nước sông Mekong sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác phát triển hơn nữa trong tương lai. Theo các ngoại trưởng, còn nhiều dư địa cho các nước hợp tác.
Phát biểu tại hội nghị trực tuyến này, Ngoại trưởng Kang Kyung-hwa cho rằng dòng chảy hợp tác giữa Hàn Quốc và Mekong vẫn tiếp tục bất chấp cuộc khủng hoảng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chưa từng có.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu. (Ảnh: Văn Điệp/TTXVN)
Để nâng cao hiệu quả và tính đầy đủ của hợp tác Hàn Quốc-Mekong trong một môi trường quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, bà gợi ý hướng hợp tác trong tương lai, cho rằng cần tăng cường hơn nữa hợp tác Hàn Quốc-Mekong trong lĩnh vực y tế, môi trường và phục hồi kinh tế.
Theo thông cáo báo chí, trước hết có thể đánh giá rằng Hàn Quốc và năm nước Mekong đã có sự hợp tác chặt chẽ trong việc cung cấp vật tư kiểm dịch và hồi hương công dân Hàn Quốc trong dịch COVID-19. Bà Kang Kyung-hwa cho biết các nước sẽ tiếp tục tăng cường đoàn kết và hợp tác đối phó với dịch bệnh.
Đặc biệt, Ngoại trưởng Kang Kyung-hwa nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác quốc tế để đảm bảo khả năng tiếp cận bình đẳng vắcxin và thuốc điều trị COVID-19, cho biết Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch xem xét hỗ trợ vắcxin cho các nước đang phát triển.
Cùng với đó, bà cho rằng điều quan trọng là phải tiếp tục phấn đấu để đạt được đồng thời hai mục tiêu kiểm soát dịch bệnh và phục hồi kinh tế, dù khó khăn đến đâu. Để đạt được mục tiêu này, cần thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hoạt động thương mại dựa trên các chuẩn mực, phục hồi các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thể chế hóa quy định nhập cảnh nhanh chóng của các cá nhân có vai trò thiết yếu trong các doanh nghiệp.
Theo thông cáo báo chí, Chính phủ Hàn Quốc cam kết sẽ hỗ trợ tích cực các nước trong việc quản lý nguồn nước và bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực sông Mekong, giúp giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội do thiếu nguồn nước và thiên tai ở khu vực này.
Bộ trưởng Ngoại giao năm nước sông Mekong đã tích cực hưởng ứng định hướng hợp tác trong tương lai mà Ngoại trưởng Kang Kyung-hwa đề xuất, đồng thời đánh giá cao sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Hàn Quốc giúp các nước Mekong đối phó với dịch COVID-19./.
Việt Nam hoan nghênh tiến triển tích cực tại Iraq Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 26/8 đã họp trực tuyến mở về tình hình Iraq. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ nhỏ tại Baghdad, Iraq. Ảnh: THX/TTXVN Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Iraq, đồng thời là Trưởng Phái bộ LHQ Hỗ trợ Iraq (UNAMI), bà Jeanine Hennis-Plasschaert, cùng...