Nhiều nước ráo riết thúc đẩy kế hoạch đặt mua vaccine
Trong bối cảnh công tác phát triển và điều chế vaccine phòng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên thế giới đang có những thông tin tích cực, mang lại nhiều hy vọng trong cuộc chiến chặn đứng đại dịch toàn cầu, nhiều nước đang ráo riết thúc đẩy kế hoạch đặt mua vaccine phòng bệnh nhằm đảm bảo nguồn cung.
Vaccine ngừa COVID-19 của tập đoàn dược phẩm Mỹ Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Chính phủ Philippines đã đồng ý trả tiền trước cho các hãng dược phẩm để đảm bảo có được hàng triệu liều vaccine phòng COVID-19. Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 19/11, người phát ngôn của Tổng thống Rodrigo Duterte, Harry Roque, cho biết nhà lãnh đạo Philippines đã đồng ý trả tiền trước, bởi nếu không nước này có thể nằm trong số những nước cuối cùng có được vaccine.
Ông Roque cũng cho biết thêm, Tổng thống Duterte cũng “đồng ý về nguyên tắc” một sắc lệnh hành pháp, theo đó những vaccine phòng COVID-19 đã nước ngoài phê chuẩn dùng trong trường hợp khẩn cấp, có thể được sử dụng ở Philippines.
Là nước có số ca mắc và tử vong do COVID-19 cao thứ hai ở Đông Nam Á, Philippines có kế hoạch đặt mua 50 triệu liều vaccine phòng bệnh ban đầu để đảm bảo cho ít nhất 1/4 trong tổng số 108 triệu dân ở nước này được tiêm chủng trong năm tới.
Theo ông Carito Galvez, cựu quan chức đứng đầu lực lượng ứng phó dịch COVID-19 của chính phủ, Chính phủ Philippines đang đàm phán về với một vài hãng dược điều chế vaccine, trong đó có hãng Pfizer Inc và Moderna Inc (Mỹ) về các hợp đồng cung cấp vaccine.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, giới chức Philippines cũng đang quan tâm tới các thỏa thuận đặt mua vaccine song phương và đa phương, trong đó có khai thác Cơ chế Tiếp cận vaccine phòng COVID-19 trên phạm vi toàn cầu (COVAX) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) .
Trong khi đó, Chính phủ New Zealand đã xác nhận đạt được một thỏa thuận về nguyên tắc với hãng dược Janssen thuộc tập đoàn Johnson&Johnson (Mỹ) đặt mua tới 5 triệu liều vaccine phòng COVID-19 một khi vaccine này vượt qua được các cuộc thử nghiệm lâm sàng và được phê chuẩn đưa vào sử dụng.
Trong một tuyên bố ngày 19/11, Bộ trưởng Nghiên cứu, Khoa học và Sáng kiến New Zealand Megan Woods cho biết thỏa thuận trên là một phần trong nỗ lực của nước này nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận đối với một loạt sự lựa chọn về vaccine.
Theo bà Woods, thỏa thuận trên là thỏa thuận sơ bộ trong khi một thỏa thuận đăt mua trước chính thức dự kiến sẽ được hoàn tất trong những tuần tới. Theo thỏa thuận, đợt giao vaccine đầu tiên tới 2 triệu liều sẽ được thực hiện từ quý III/2021 và 3 triệu liều sẽ được giao trong cả năm 2022.
Bà Woods cho biết thêm các cuộc đàm phán đặt mua vaccine với các hãng dược khác cũng đang tiến triển tốt. Trước đó, Chính phủ New Zealand đã có thỏa thuận đặt mua 1,5 triệu liều vaccine của hãng dược Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech (Đức).
Còn Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trong vài ngày tới sẽ ký một hợp đồng đặt mua khoảng 20 triệu liều vaccine của Công ty công nghệ sinh học Sinovac Biotech của Trung Quốc. Hiện Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang đàm phán đặt mua vaccine của hãng dược Pfizer Inc và đối tác BioNTech.
Pfizer chuẩn bị nộp hồ sơ xin phê duyệt vaccine
Đại diện hãng dược Pfizer và đối tác BioNTech cho biết sẽ nộp hồ sơ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine BNT162b2 vào ngày 20/11.
Trong phỏng vấn độc quyền với CNN ngày 18/11, Giám đốc điều hành BioNTech Ugur Sahin cho biết công ty đang hoàn thành thủ tục giấy tờ với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Theo trình tự, sau khi nhận hồ sơ xin phê duyệt, FDA sẽ xem xét, đánh giá trước khi quyết định.
"Tùy thuộc quá trình đánh giá kéo dài bao lâu, chúng tôi hy vọng nhận giấy phép hoặc được phê duyệt có điều kiện trong năm 2020. Như vậy, chúng tôi có thể cung ứng các lô vaccine đầu tiên cùng năm nay", Sahin nói. Ông cũng nhấn mạnh không rõ công đoạn này sẽ kéo dài bao lâu.
"Chúng tôi sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi và tất nhiên điều này mất thời gian. Hãng đáp ứng các yêu cầu của FDA và thông báo các dữ liệu sản xuất", ông cho biết.
Dữ liệu hoàn chỉnh của thử nghiệm giai đoạn ba cho thấy vaccine BNT162b2 hiệu quả 95%, ngăn ngừa nhiễm nCoV ngay cả ở người lớn tuổi và không để lại tác dụng phụ đáng kể.
Sahin kỳ vọng việc phê duyệt và phân phối sẽ sớm hoàn thành trước thời điểm cuối năm 2020. Nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, Covid-19 sẽ được kiểm soát vào nửa cuối năm 2021.
Mục tiêu của Pfizer và BioNTech là cung cấp hàng trăm triệu liều vaccine trong 4 đến 5 tháng đầu năm 2021. Ông Sahin khẳng định vaccine sẽ tác động đến việc kiểm soát dịch Covid-19.
Vaccine của Pfizer có hiệu quả 95%, dự kiến nộp đơn xin phê duyệt trong ngày 20/11. Ảnh: Reuters
"Tôi tin rằng nếu mọi thứ diễn ra tốt đẹp, cộng với việc chúng tôi sở hữu nguồn cung vaccine rất ổn định, thế giới sẽ có một mùa hè và mùa đông bình thường vào năm 2021", ông chia sẻ.
Giám đốc điều hành BioNTech cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng các nước trong giai đoạn tiếp theo của đại dịch. Mục tiêu của các chính phủ là đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng cao khi bước vào mùa thu năm sau.
Nhiệm vụ tiếp theo của hãng là phân phối lượng lớn vaccine. Quá trình này nảy sinh nhiều vấn đề. Vaccine của BioNTech và Pfizer cần được bảo quản ở mức nhiệt -70 độ C, lạnh hơn khoảng 50 độ C so với bất kỳ loại vaccine nào đang được sử dụng ở Mỹ. Yêu cầu này tạo sức ép lên khâu vận chuyển và hậu cần. Ông Sahin cho biết BioNTech đang nghiên cứu công thức vaccine có thể lưu trữ ở nhiệt độ phòng.
"Vì phát triển quá nhanh nên chúng tôi chưa thể tìm ra cách bảo quản ổn định hơn. Cuối năm 2020, có thể chúng tôi sẽ đưa ra công thức tương tự các loại vaccine thông thường", Sahin nói.
WHO: Chưa thể có vaccine ngay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo có thể vaccine sẽ không ra mắt kịp thời để đẩy lùi làn sóng thứ hai của Covid-19. Ngày 18/11, Giám đốc Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Michael Ryan nhấn mạnh "vaccine không nên được coi như liều thuốc tiên". Ông cảnh báo các quốc gia đang đối mặt với làn...