Nhiều nước nói không với ý tưởng đưa bộ binh đến Ukraine
Các bên có phản ứng khác nhau về việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ khả năng bộ binh phương Tây sẽ được triển khai tới Ukraine.
Quan ngại của các nước NATO
Bloomberg hôm qua dẫn lời một quan chức biết rõ những cuộc thảo luận giữa các đồng minh cho hay việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ khả năng đưa bộ binh phương Tây đến Ukraine đã khiến một số quan chức Mỹ nổi giận vì họ cho rằng động thái như thế có thể gây nguy cơ xung đột với Nga. Trước đó, phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Adrienne Watson đã nhấn mạnh Tổng thống Joe Biden “nói rõ rằng Mỹ sẽ không gửi quân đến chiến đấu ở Ukraine”.
Nhiều nước không mặn mà đưa bộ binh đến Ukraine
Tổng thống Macron hôm 26.2 lần đầu đề cập khả năng bộ binh phương Tây sẽ được triển khai đến Ukraine và ngay lập tức vấp phải phản ứng gay gắt từ Đức và nhiều nước châu Âu khác. Phó thủ tướng Đức Robert Habeck ngày 27.2 tuyên bố: “Binh sĩ Đức sẽ không tới Ukraine”, theo Reuters. Tương tự, trong cuộc phỏng vấn với tờ Sddeutsche Zeitung ngày 9.3, Ngoại trưởng Anh David Cameron cho hay ông phản đối việc gửi quân phương Tây đến Ukraine, ngay cả khi làm nhiệm vụ huấn luyện.
Các quân nhân tham gia một cuộc tập trận gần đây của NATO ở Phần Lan. Ảnh Reuters
Dù vậy, đến ngày 15.3, ông Macron vẫn nói rằng việc phương Tây đưa bộ binh đến Ukraine có thể diễn ra “vào một lúc nào đó” trong tương lai. Lúc đầu, Latvia đã khen ngợi ý tưởng trên của ông Macron. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Berlin ngày 27.3, Thủ tướng Latvia Evika Silina cho biết: “Nói về việc gửi quân, tôi nghĩ chúng tôi ở NATO chưa sẵn sàng làm điều này”. Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto mới đây cũng cảnh báo những luận điệu về khả năng đưa quân NATO sang Ukraine khiến nguy cơ Thế chiến 3 đến gần hơn. Ông Szijjarto nhấn mạnh Hungary sẽ kêu gọi tất cả các đối tác và đồng minh kiềm chế mọi tuyên bố và hành động có thể khiến nguy cơ Thế chiến 3 hiện hữu.
Nga phát cảnh báo
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 29.2 cảnh báo các nước phương Tây rằng thực sự có nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân nếu họ gửi quân đến Ukraine. Sau đó, ông Putin nói rằng Moscow sẽ xem binh sĩ phương Tây là “kẻ xâm lược” nếu họ được triển khai tới Ukraine và sẽ đáp trả tương ứng, theo Đài RT.
Về phía Ukraine, Ngoại trưởng Dmitry Kuleba phản ứng về phát ngôn của Tổng thống Macron rằng: “Chúng tôi vui mừng khi thấy Tổng thống Macron phát triển theo hướng đó”. Trong cuộc phỏng vấn với Politico ngày 25.3, ông Kuleba nhấn mạnh Kyiv chưa bao giờ yêu cầu “quân tác chiến châu Âu tiến vào trên bộ”, nhưng các nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu cần làm quen với ý tưởng rằng “ngày đó có thể đến”.
Tổng thống Putin: Nga không tấn công NATO nhưng sẽ bắn hạ F-16
Tổng thống Putin ngày 27.3 nói rằng các cuộc thảo luận về nguy cơ Nga tấn công các nước NATO ở Đông Âu nếu Ukraine bị đánh bại là “vô nghĩa”, theo RT. Trong khi đó, Hãng thông tấn RIA hôm qua dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga cho rằng hoạt động của NATO ở Đông Âu và biển Đen là nhằm chuẩn bị cho các đồng minh của họ về một cuộc xung đột với Moscow.
Ông Putin tuyên bố sẽ hủy diệt máy bay F-16 ở Ukraine
Tổng thống Nga Putin ngày 27.3 nói rằng nếu các nước phương Tây cung cấp F-16 cho Ukraine, chiến đấu cơ này sẽ không làm thay đổi tình hình trên chiến trường, theo TASS. “Và chúng ta sẽ phá hủy máy bay đó như chúng ta đã phá hủy xe tăng, xe bọc thép và các thiết bị khác”, ông Putin nói với các phi công quân sự ở Moscow.
Ông Putin cảnh báo nếu F-16 “được sử dụng từ sân bay ở nước thứ ba, chúng sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp của chúng ta, bất kể chúng ở đâu”. Ông còn nói rằng F-16 có thể mang theo vũ khí hạt nhân và Moscow sẽ phải tính đến điều đó trong kế hoạch quân sự của mình. Ông Putin đưa ra cảnh báo mới vài giờ sau khi Ngoại trưởng Ukraine Kuleba nói rằng F-16 sẽ đến Ukraine trong những tháng tới.
Nga thay đổi chiến thuật trong nỗ lực giành quyền kiểm soát Avdiivka?
Quân đội Nga được cho là đang thay đổi chiến thuật về sử dụng pháo binh và bộ binh trong cuộc bao vây tấn công nhằm giành quyền kiểm soát thành phố công nghiệp chiến lược Avdiivka.
Avdiivka đã biến thành thành phố đổ nát không người ở sau nhiều tháng giao tranh ác liệt. Ảnh: Reuters
Theo một chỉ huy cấp cao của Ukraine, các lực lượng Nga đang tăng cường số lượng xe bọc thép tấn công Avdiivka, trong một động thái rõ ràng là thay đổi chiến thuật khi cuộc tấn công dữ dội của Moskva vào thành phố bị bao vây thuộc vùng Donetsk đã vượt qua mốc 5 tháng.
Các lực lượng Nga đang "ngày càng bổ sung thêm các nhóm thiết giáp để tấn công các nhóm bộ binh" xung quanh Avdiivka - Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi, người đứng đầu Lực lượng Tavria của Ukraine đang phòng thủ ở Avdiivka, cho biết ngày 11/2. Tuy nhiên, phía Nga chưa phản hồi về thông tin này.
Nga đã phát động cuộc tấn công xung quanh Avdiivka vào ngày 10/10 năm ngoái, khiến hàng nghìn người ở cả hai bên thiệt mạng trước khi mùa đông khắc nghiệt kéo đến trên khắp Ukraine. Moskva đã đạt được những thành tựu chậm nhưng ổn định xung quanh khu công nghiệp này trong những tháng kể từ đó.
Tuy nhiên, tổn thất về phương tiện nhanh chóng trở thành một gánh nặng trong các cuộc tấn công của Moskva vào Avdiivka.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ cho biết vào giữa tháng 12 năm ngoái rằng lực lượng Nga đã chuyển sang các cuộc tấn công do bộ binh dẫn đầu xung quanh Avdiivka để "bảo toàn xe bọc thép sau hai đợt tấn công đầu tiên vào khu vực".
Các binh sĩ Ukraine khai hỏa pháo. Ảnh: Reuters
Tướng Tarnavskyi trước đó cũng chia sẻ đoạn video cho thấy hình ảnh xe quân sự của Nga rải rác trên các cánh đồng xung quanh Avdiivka.
Ông Tarnavskyi nói vào ngày 11/2: "Chúng tôi thấy mục tiêu của họ là chiếm Avdiivka, Novomykhailivka và các vùng lãnh thổ họ đã mất kiểm soát vào mùa hè năm ngoái bằng bất cứ giá nào và càng sớm càng tốt".
Nga đã nắm quyền kiểm soát ngôi làng nhỏ Marinka vào cuối tháng 12/2023, phía tây nam Avdiivka. Cựu Đại tá Ukraine Serhiy Hrabsky trước đó đã nói với Newsweek rằng sự kiểm soát của Ukraine đối với Novomykhailivka, một khu định cư ngay phía nam Marinka, "sẽ xấu đi đáng kể" khi Nga kiểm soát khu định cư Marinka này.
Ông Hrabsky nói thêm, việc chiếm giữ được Avdiivka sẽ cho phép Nga mở rộng đáng kể các hoạt động hậu cần, gây nguy hiểm cho hoạt động của Ukraine chống lại các vị trí của Nga ở thủ phủ vùng, thành phố Donetsk, và có thể mở đường cho Nga đổ quân tới Kostyantynivka - một thành trì khá quan trọng khác.
Binh sĩ Ukraine khai hoả ở tiền tuyến miền đông nước này. Ảnh: AFP/Getty Images
Tướng Tarnavskyi ngày 11/2 cho biết Nga đang cố gắng cắt đứt các tuyến đường tiếp tế hậu cần của Ukraine ở sườn phía bắc Avdiivka.
Ông Tarnavskyi nói rằng lực lượng Nga đã mất 458 binh sĩ, 9 xe tăng và 11 xe chiến đấu bọc thép trên khu vực tiền tuyến xung quanh Avdiivka trong ngày 10/2. Ukraine đã đẩy lùi 33 cuộc tấn công xung quanh Avdiivka trong cùng khung thời gian.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 11/2 tuyên bố lực lượng Ukraine dọc chiến tuyến Donetsk đã mất 325 nhân sự, một xe tăng và hai xe chiến đấu bọc thép trong 24 giờ trước.
Các nhà phân tích phương Tây ban đầu tỏ ra lạc quan về cơ hội phòng thủ, nắm giữ Avdiivka của Ukraine. Thị trấn công nghiệp, nằm ở vùng ngoại ô phía tây bắc thủ phủ Donetsk, đã vượt qua một thập kỷ nằm trên chiến tuyến (từ năm 2014) và được coi là một thành trì của Ukraine.
Tuy nhiên, hiện nay Nga đang trên thế giành được khu vực này một cách chậm rãi và chắc chắn, với nỗ lực bao vây Avdiivka. Nhà báo nổi tiếng người Ukraine Yury Butusov tuần trước cho biết Nga chỉ cách "lối vào thành phố" Avdiivka 1.200 mét.
Cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc ở Nam Cực đang 'nóng' lên Cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc ở Nam Cực sẽ đánh dấu sự chấm dứt một thời kỳ dài mà lục địa này là nơi hợp tác quốc tế. Tàu nghiên cứu hải dương học Vladimirsky của Nga từng được triển khai tới Nam Cực. Ảnh: TASS Theo Elizabeth Buchanan, chuyên gia tại Viện Chiến tranh Hiện đại thuộc Học viện Quân...