Nhiều nước đề nghị hỗ trợ Lebanon sau vụ nổ
Đồng minh và cả đối thủ của Lebanon đều gửi lời chia buồn và đề nghị giúp đỡ sau vụ nổ thảm khốc ở thủ đô Beirut.
Vụ nổ gần bến cảng Beirut hôm qua khiến 78 người chết và ít nhất 4.000 người bị thương. Thủ tướng Lebanon Hassan Diab đã kêu gọi thế giới hỗ trợ đất nước, nơi đang quay cuồng trong cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất nhiều thập kỷ và đại dịch Covid-19.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres bày tỏ “lời chia buồn sâu sắc nhất sau vụ nổ kinh hoàng ở Beirut”, cho biết một số nhân viên của Liên Hợp Quốc cũng bị thương.
Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một hội nghị của Liên minh châu Âu tại Brussel hồi tháng 7. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận định “nó giống một vụ tấn công khủng khiếp”, cho hay một số tướng lính Mỹ nói rằng vụ nổ mạnh dường như “do bom” gây ra nhưng không đưa bằng chứng.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đăng trên mạng xã hội Twitter, cho biết “chúng tôi đang dõi theo và sẵn sàng hỗ trợ người dân Lebanon khi họ đứng dậy sau thảm kịch kinh hoàng này”.
Trong khu vực Trung Đông, các quốc gia Vùng Vịnh phản ứng đầu tiên, bằng việc Qatar hứa sẽ điều bệnh viện dã chiến tới hỗ trợ Lebanon. Vua Qatar Tamim bin Hamad Al-Thani hy vọng Lebaon “nhanh chóng phục hồi sau mất mát”, còn Phó Tổng thống Các tiểu Vương quốc Arab kiêm Vua Dubai Mohammed bin Rashid Al-Maktoum gửi lời chia buồn qua Twitter.
Kuwait thông báo sẽ gửi viện trợ y tế khẩn cấp tới Lebanon, còn Ai Cập bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về mất mát sau vụ nổ. Người đứng đầu Liên đoàn Arab Ahmed Aboulgheit gửi lời chia buồn, nhấn mạnh “cần tìm ra sự thật”.
Ngay cả nước láng giềng Israel, quốc gia về mặt kỹ thuật vẫn còn trong tình trạng chiến tranh với Lebanon, cũng đề nghị gửi viện trợ nhân đạo.
“Bộ trưởng Quốc phòng Benny Gants và Bộ trưởng Ngoại giao Gabi Ashkenazi, thay mặt nhà nước Israel, đã đề nghị gửi viện trợ y tế và nhân đạo cũng như hỗ trợ khẩn cấp ngay lập tức cho Lebanon thông qua các tổ chức trung gian quốc tế”, trích thông báo của chính phủ Israel.
Bộ trưởng Ngoại giao Jordan Ayman Safadi cho hay sẵn sàng cung cấp bất kỳ trợ giúp nào mà Lebanon cần, trong khi Iran tuyên bố đã “chuẩn bị đầy đủ để hỗ trợ theo bất kỳ cách nào cần thiết”.
“Chúng tôi xin gửi lời chia buồn và cầu nguyện tới những người dân Lebanon vĩ đại và kiên cường”, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif viết trên Twitter.
Tổng thống Syria Bashar Al-Assad viết thư cho Tổng thống Lebanon Michel Aoun, “thay mặt người Arab tại Syra gửi lời chia buồn chân thành tới ông và nhân dân Lebanon”.
Sức tàn phá của vụ nổ tại Beirut. Video: CGTN
Bên ngoài khu vực Trung Đông, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay “Nga chia sẻ nỗi đau với người dân Lebanon” và “đề nghị các bạn gửi lời chia buồn cũng như hỗ trợ tới gia đình và bạn bè của nạn nhân, đồng thời hy vọng tất cả những người bị ảnh hưởng sớm khôi phục”.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết Pháp “sẵn sàng cung cấp hỗ trợ theo yêu cầu của chính quyền Lebanon”, còn Thủ tướng Anh Boris Johnson cũng bày tỏ “sốc” trước những hình ảnh và video thảm họa ở Beirut.
“Tôi xin bày tỏ nỗi buồn và cầu nguyện tới những người bị cuốn vào thảm kịch này”, ông viết trên Twitter. “Vương quốc Anh sẵn sàng cung cấp hỗ trợ theo bất kỳ cách nào có thể, bao gồm cả hỗ trợ tới công dân Anh bị ảnh hưởng”.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng chia buồn trên mạng xã hội, cho hay “chúng tôi nghĩ về tất cả những người bị thương trong vụ nổ thảm khốc này, cũng như những người đang cố gắng tìm lại bạn bè hoặc người thân, hay những người đã mất đi thân nhân. Chúng tôi sẵn sàng giúp đỡ các bạn”.
Phát ngôn viên của Thủ tướng Đức Angela Merkel cho hay chính phủ Đức vô cùng đau lòng trước những hình ảnh về thảm họa ở Beirut.
“Chúng tôi hướng về những người đã mất đi thân nhân. Chúng tôi hy vọng những người bị thương nhanh hồi phục. Chúng tôi sẽ đề nghị giúp đỡ Lebanon”, phát ngôn viên Ulrike Demmer cho hay.
Thủ tướng Australia Scott Morrison cũng bày tỏ ủng hộ với người dân Lebanon qua mạng xã hội, cho biết “chúng tôi đang hướng về những người bị cuốn vào thảm kịch này và những người Lebanon tại Australia đang chờ đợi tin tức người thân. Australia sẵn sàng hỗ trợ, bao gồm cả những người Australia bị ảnh hưởng”.
Người bị thương sơ tán bằng xe quân sự. Ảnh: AFP.
Khoảng 2.750 tấn phân bón amoni nitrat lưu trữ nhiều năm tại một nhà kho gần bến cảng ở thủ đô Beirut nổ tung hôm 4/8, tạo ra quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời và luồng sóng xung kích dữ dội lan ra xung quanh, phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó.
Vụ nổ được cho là cú sốc mạnh với đất nước đang quay cuồng vì khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ cùng đại dịch Covid-19, đẩy gần một nửa dân số vào cảnh nghèo đói. Đồng nội tệ lao dốc, các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt, tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt.
Vụ nổ Beirut mạnh ngang 240 tấn TNT 133 Người dân Lebanon kể lại vụ nổ ‘như tận thế’ Cảnh tượng như tận thế sau vụ nổ Beirut 15 Nổ lớn ở Lebanon, 78 người chết 69
Video: Bố che chở con trai trong vụ nổ rung chuyển thủ đô Lebanon
Ông bố che chở và tìm cách bảo vệ con trai vào thời điểm vụ nổ xảy ra làm rung chuyển thủ đô Beirut, Lebanon.
Trong đoạn video đang được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội, người bố vỗ về cậu con trai, bế em di chuyển quanh nhà khi lớp khói bụi tràn vào từ cửa sổ, rồi đặt cậu con trai xuống dưới bàn để tránh tác động từ vụ nổ.
Không rõ ngôi nhà của 2 bố con nằm ở khu vực nào tại Beirut, nhưng dường như nó chịu ảnh hưởng nhất định từ vụ nổ khủng khiếp hôm 4/8.
Video: Bố vỗ về, bảo vệ con trai trong vụ nổ ở Beirut
Ít nhất 78 người chết và 4.000 người bị thương sau vụ nổ làm rung chuyển thủ đô Beirut của Lebanon.
Thủ tướng Lebanon Hassan Diab cho biết 2.750 tấn phân bón amoni nitrat được lưu trữ trong nhiều năm tại một nhà kho gần bến cảng ở Beirut đã phát nổ gây ra thảm họa khủng khiếp này.
Trong khi đó, Giám đốc an ninh nội bộ của Lebanon, ông Abbas Ibrahim cho biết vụ nổ xảy ra tại một khu vực ở kho chứa các vật liệu nổ ở cảng Beirut và từ chối suy đoán về nguyên nhân vụ nổ.
Đáng chú ý, vụ nổ xảy ra chỉ vài ngày trước khi tòa án của Liên Hợp Quốc đưa ra phán quyết đối với bốn người bị buộc tội giết chết cựu Thủ tướng Rafik Hariri và 21 người khác trong vụ đánh bom năm 2005.
Tổng thống Lebanon Michel Aoun ngay sau thảm họa đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp hội đồng quốc phòng tối cao và ra tuyên bố thủ đô Beirut là một thành phố thảm họa, tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Ông Aoun nhấn mạnh phải điều tra và xác định trách nhiệm, đặc biệt là khi các báo cáo an ninh chỉ ra rằng có chất nổ.
Thủ tướng Lebanon Hassan Diab gọi vụ nổ là "thảm họa" với hậu quả tàn khốc. Ông Hassan Diab tuyên bố những người chịu trách nhiệm cho thảm họa sẽ phải trả giá và kêu gọi cộng đồng quốc tế khẩn cấp hỗ trợ, đoàn kết cùng Lebanon.
Hiện trường vụ nổ như bom nguyên tử khiến hàng nghìn người thương vong ở Liban Hai vụ nổ liên tiếp xảy ra tại nhà kho chứa phân bón ở cảng biển thủ đô Beirut, Liban khiến ít nhất 78 người chết và 4.000 người bị thương. Vụ nổ tạo ra sóng xung kích gây thiệt hại đến cả những nơi cách hiện trường 24km. Cột khói màu cam là dấu hiệu cho thấy vụ nổ có liên quan...