Nhiều nước đẩy mạnh việc mua vaccine phòng bệnh
Trong bối cảnh dịch COVID-19 ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp, nhiều nước trên thế giới đang khẩn trương đẩy mạnh việc mua vaccine phòng bệnh.
Vaccine phòng Covid-19 của hãng dược phẩm Moderna (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN
Tây Ban Nha thông báo sẽ nhận 600.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Mỹ Moderna trong 6 tuần tới theo hợp đồng của Liên minh châu Âu (EU).
Tương tự, Hungary thông báo có thể sẽ nhận lô vaccine phòng bệnh đầu tiên của hãng Moderna vào tuần tới. Theo thỏa thuận mua vaccine với EU, Hungary sẽ nhận 1,7 triệu liều vaccine, giúp quốc gia Trung Âu này có thể tiêm chủng cho 872.000 người dân.
Video đang HOT
Còn Ireland cho biết đã nhận được các cam kết phân phối 470.000 liều vaccine cho nước này trước cuối tháng 3.
Ireland đã xác nhận đơn đặt hàng mua 360.000 liều vaccine do hãng Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech của Đức bào chế và 110.000 liều vaccine từ hãng Moderna. Bộ trưởng Y tế Ireland Stephen Donnelly hy vọng nước này sẽ có đủ lượng vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca (Anh) và có thể là của hãng Johnson&Johnson (Mỹ) trong quý I/2021.
Trong khi đó, Chính phủ Anh đang làm việc với hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ và AstraZeneca của nước này để tăng nguồn cung vaccine phòng COVID-19 trong bối cảnh việc triển khai chương trình tiêm phòng COVID-19 của nước này đang bị hạn chế do thiếu nguồn cung vaccine.
Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đã đưa ra thông báo trên sau khi vaccine phòng COVID-19 của hãng AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford sản xuất từ ngày 7/1 đã được tiêm cho các bác sĩ phẫu thuật, trong chương trình tiêm chủng cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong 6 tuần. Hơn 1,3 triệu người ở Anh đã được tiêm một mũi vaccine của hãng AstraZeneca hoặc của hãng Pfizer.
Còn Nam Phi thông báo sẽ nhận 1,5 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 từ Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), trong đó 1 triệu liều sẽ tới Nam Phi trong tháng 1 này và số còn lại sẽ được chuyển tới trong tháng 2. Bộ Y tế Nam Phi đang phối hợp với Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Nam Phi (SAHPRA) nhằm đảm bảo không có chậm trễ trong quá trình triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Trong khi đó, Bộ trưởng Bộ Y tế Saudi Arabia Tawfig F. Al Rabiah thông báo nước này sẽ phát hành “hộ chiếu y tế” cho người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, hộ chiếu y tế sẽ do Bộ Y tế phối hợp với Cơ quan Quản lý Dữ liệu và Trí tuệ Nhân tạo Saudi Arabia (SDAIA) cấp cho người dân.
Chủ tịch SDAIA Abdullah Al-Ghamdi nêu rõ: “Hộ chiếu y tế sẽ được cấp cho những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19″. Theo ông, Saudi Arabia là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phát hành loại hộ chiếu này. Cơ quan chức năng sẽ ban hành hướng dẫn sử dụng loại hộ chiếu nói trên.
WHO: Không có bằng chứng biến thể virus SARS-CoV-2 kháng vaccine
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, hai quan chức hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 6/1 cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Nam Phi hoặc ở Anh có khả năng kháng vaccine hay khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử cho thấy một tế bào (màu xanh) bị virus SARS-COV-2 (màu tím) xâm nhập, lấy từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19 tại Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, Fort Detrick, Maryland, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan và Trưởng nhóm chuyên gia nghiên cứu về COVID-19 của WHO, Tiến sĩ Maria Van Kerkhove đã tham gia phiên họp báo trực tuyến ngày 6/1 nhằm giải đáp các thắc mắc liên quan đến nguy cơ biến thể được phát hiện tại Nam Phi của virus SARS-CoV-2 có thể kháng lại các loại vaccine đang được sử dụng và cấp phép ở nhiều nước. Tiến sĩ Van Kerhove cho rằng đây là tin rất tốt và là thông tin mới nhất WHO có được cho đến nay, trong khi các nghiên cứu vẫn đang tiếp tục.
Biến thể của virus SARS-CoV-2 đã lần đầu tiên được phát hiện ở Vịnh Nelson Mandela, tỉnh Eastern Cape, Nam Phi vào tháng 10/2020. Nghiên cứu cho thấy biến thể này có thể đã xuất hiện vào cuối tháng 8 năm ngoái. Mặc dù đến nay, nhà chức trách mới chỉ ghi nhận một số ca nhiễm biến thể này bên ngoài Nam Phi, song WHO ngày 5/1 nhận định biến thể này có thể tăng nhanh ở nhiều quốc gia khác gồm Anh, Pháp, Phần Lan, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Áo và Zambia.
Giám đốc Van Kerkhove cho biết biến thể tại Nam Phi và các biến thể khác của SARS-CoV-2 đều gây biểu hiện bệnh lý giống nhau, với cùng mức độ nghiêm trọng theo tiêu chí về số bệnh nhân phải nhập viện điều trị và số ca tử vong, do đó WHO chưa ghi nhận sự thay đổi về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tuy nhiên, nhà dịch tễ học này cho biết dường như biến thể tại Nam Phi đã gia tăng khả năng lây nhiễm so với các loại virus khác.
Về phần mình, Giám đốc phụ trách Chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan cũng lưu ý rằng đã có nhiều biến thể của SARS-CoV-2 xuất hiện vào tháng 2 và tháng 3 năm ngoái. Biến thể xuất hiện khi virus có đột biến trong mã di truyền nhưng điều này không đồng nghĩa rằng virus sẽ hoạt động theo cách khác biệt. Chuyên gia này đánh giá sự khác biệt có thể ảnh hưởng đến cách virus liên kết với tế bào con người hoặc cách virus có thể tự sinh sản thành công trong cơ thể người, nhưng không thay đổi cách thức lây truyền của virus.
Moderna: Vaccine của hãng có khả năng ngừa lây nhiễm trong vài năm Vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Moderna có thể bảo vệ con người trong vài năm và Moderna sẽ tiến hành đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine của mình sau khi đại dịch qua đi. Đây là phát biểu của Giám đốc điều hành hãng dược phẩm Moderna của Mỹ, ông Stephane Bancel, trong cuộc...