Nhiều nước châu Âu ký thỏa thuận bảo vệ cơ sở hạ tầng biển Bắc
Anh và một số nước lớn tại châu Âu có biên giới trên biển tại biển Bắc ngày 9/4 đã ký kết một thỏa thuận hợp tác nhằm bảo vệ cơ sở hạ tầng dưới nước ở khu vực này nếu xảy ra bất kỳ cuộc tấn công nào.
Bảo vệ cơ sở hạ tầng năng lượng tại biển Bắc trở thành trọng tâm an ninh của các nước Tây Âu. Ảnh: Shutterstock
Euronews ngày 9/4 cho biết, sáu quốc gia chủ thể của thỏa thuận hợp tác này gồm Anh, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Na Uy và Hà Lan. Theo thỏa thuận, các nước sẽ cùng chia sẻ thông tin quan trọng liên quan tới mọi cơ sở hạ tầng năng lượng tại biển Bắc.
Được biết, các mối đe dọa về dây cáp và đường ống dưới biển trở thành trọng tâm an ninh đối với các quốc gia Tây Âu sau vụ nổ đường ống Nord Stream 1 và 2 vốn được xây dựng để vận chuyển khí đốt từ Nga đến Đức qua biển Baltic, hồi tháng 9/2022.
Andrew Bowie, Bộ trưởng năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo của Anh nhấn mạnh: “Biển Bắc là động lực thúc đẩy tham vọng phát triển năng lượng tái tạo và đưa phát thải ròng về 0 của châu Âu, giúp tăng cường an ninh năng lượng trên lục địa. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải bảo vệ cơ sở hạ tầng tại khu vực này ở hiện tại và tương lai”.
Bộ trưởng Andrew Bowie thêm rằng, việc thắt chặt quan hệ giữa các nước láng giềng chủ chốt ở Bắc Âu sẽ giúp họ đạt được tham vọng đó và thỏa thuận này là một minh chứng rõ ràng nhất.
Video đang HOT
Trước đó, người đứng đầu Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen từng thừa nhận: “Các hành động phá hoại đường ống Nord Stream đã cho thấy cơ sở hạ tầng năng lượng của chúng ta dễ bị tổn thương như thế nào. Thậm chí, sự cố này đã khiến một số quốc gia buộc phải gửi quân đội đến khu vực biển Bắc để bảo vệ các hệ thống năng lượng dễ bị tổn thương”.
Giới chuyên gia nhận định, biển Bắc sẽ sớm trở thành trung tâm năng lượng xanh lớn nhất thế giới, nơi được lắp đặt các công viên điện gió, các cơ sở hạ tầng kết nối. Công suất sản xuất của các tuabin gió ngoài khơi biển Bắc hiện ở mức 7 GW/năm và các nước trên đặt mục tiêu tăng công suất này lên 20 GW.
CBAM ảnh hưởng hợp tác năng lượng Anh EU
Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) đã bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10/2023 và dự kiến sẽ vận hành từ năm 2026, điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp Anh xuất khẩu sang Liên minh châu Âu sẽ phải chuẩn bị cho những thay đổi mới.
Trước mắt, tại Anh đang có nhiều lo ngại rằng CBAM sẽ làm giảm hợp tác năng lượng ở Biển Bắc giữa Anh và châu Âu, đồng thời ngăn cản đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo.
Tại sao lại có CBAM?
Trong nỗ lực cắt giảm lượng khí thải carbon để đối phó với tác động của biến đổi khí hậu, châu Âu đã áp dụng (CBAM) nhằm ngăn chặn "rò rỉ" carbon. Rò rỉ carbon là "chuyển động" của carbon ra nước ngoài, xảy ra khi các sản phẩm được sản xuất từ các khu vực pháp lý có chính sách môi trường ít nghiêm ngặt hơn, giá rẻ hơn được nhập khẩu vào EU. Ngoài ra, hiện tượng này còn do xu hướng chuyển hoạt động sản xuất sang các khu vực định giá carbon thấp hơn. Do đó, CBAM là một nỗ lực để các chính phủ đảm bảo rằng hàng nhập khẩu sẽ bị áp giá carbon tương đương với mức giá mà các nhà sản xuất trong nước phải chịu.
Do không thể tách nguồn điện được tạo ra bằng các phương pháp xanh, như gió và Mặt Trời, khỏi nguồn điện được tạo ra bởi các trạm khí đốt truyền thống nên xuất khẩu điện của Anh sang EU bị áp một mức thuế cố định. Nguồn: Ernie Janes/Alamy
Trong giai đoạn đầu, CBAM áp dụng cho 6 nhóm hàng hóa có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí khải carbon cao là xi măng, sắt, thép, nhôm, phân bón, điện và hydrogen. Các nhà nhập khẩu các hàng hóa thuộc 6 nhóm này của EU phải khai báo mức độ phát thải của hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, trong giai đoạn chuyển tiếp này, nhà nhập khẩu chưa phải nộp bất kỳ khoản phí nào. Từ ngày 1/1/2026, cùng với nghĩa vụ khai báo, nhà nhập khẩu EU sẽ phải xuất trình chứng chỉ CBAM tương ứng với lượng phát thải ròng của hàng hóa nhập khẩu vượt quá hạn ngạch cho phép. Sau giai đoạn chính thức, từ 1/1/2034, sẽ không còn hạn ngạch phát thải miễn phí, doanh nghiệp sẽ phải mua và xuất trình chứng chỉ CBAM cho lượng phát thải ròng carbon trong sản phẩm.
Theo CBAM, các quốc gia muốn xuất khẩu sang EU từ năm 2026 phải chứng minh rằng họ có mức giá carbon tương đương hoặc phải trả thuế để bù đắp phần chênh lệch. Mục đích là để tạo ra một sân chơi bình đẳng với các quốc gia có biện pháp kiểm soát khí thải ít nghiêm ngặt hơn.
CBAM trong hợp tác năng lượng Anh-EU
Kể từ sau Brexit, Anh và EU đã có các cơ chế định giá carbon riêng biệt, như vậy hàng xuất khẩu của Anh sang EU sẽ bị đánh thuế đối với lượng carbon gắn vào các sản phẩm thuộc 6 nhóm hàng hóa kể trên. Hiện tại, trong số các lĩnh vực áp dụng CBAM, ngành năng lượng đã cảnh báo rằng thuế carbon mới của EU đối với điện sẽ ảnh hưởng đến hợp tác năng lượng ở Biển Bắc giữa Anh và châu Âu, đồng thời cản trở đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Trang tin Financial Times trích dẫn phân tích của các chuyên gia từ tổ chức tư vấn năng lượng AFRY cảnh báo rằng CBAM có nguy cơ làm giảm nhập khẩu điện xanh của EU từ Anh, dẫn đến lượng khí thải carbon bổ sung ở châu Âu lên tới mức tương đương với 8,3 triệu ôtô mỗi năm. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng CBAM sẽ đẩy giá điện giao dịch giữa Anh và EU thông qua cáp kết nối tăng đáng kể.
Trong khi đó, vẫn theo Financial Times, nhóm vận động hành lang Energy UK cảnh báo rằng, theo thiết kế hiện tại, cơ chế này sẽ áp thuế 40% đối với điện nhập khẩu từ Anh vào EU, từ đó khiến giá điện mà người tiêu dùng châu Âu phải trả tăng vọt.
Vấn đề nảy sinh đối với xuất khẩu điện là do không thể tách nguồn điện được tạo ra bằng các phương pháp xanh, như gió và Mặt Trời, khỏi nguồn điện được tạo ra bởi các trạm đốt khí đốt truyền thống. Điều này có nghĩa là một mức thuế cố định sẽ được áp dụng đối với điện của Anh dựa trên những gì các nhà phân tích cho là tính toán lỗi thời về hàm lượng carbon trong nguồn điện.
Theo những dự đoán hiện tại, thuế của EU sẽ dựa trên giả định là có 463 gam CO2 trên mỗi kWh vào năm 2026, mặc dù dựa theo phân tích của AFRY, điện ở Anh đôi khi được tạo ra ở mức dưới 80g CO2/kWh và luôn duy trì dưới ngưỡng 300g CO2/kWh.
Hiện có nhiều tiếng nói thúc giục Anh và EU nhanh chóng chuẩn bị giải pháp cho các vấn đề có thể nảy sinh khi CBAM được áp dụng đầy đủ. Simon Bradbury, chuyên gia cấp cao tại AFRY, nói rằng những tác động đã thấy rõ trên thị trường điện tương lai. Ông nói thêm: "Cần phải hành động ngay bây giờ để giải quyết các vấn đề đã được xác định". Trong khi đó, Rebecca Sedler, Giám đốc điều hành của National Grid Interconnectors, cho biết thuế carbon có thể "làm giảm đáng kể" xuất khẩu điện của Anh sang EU, điều này sẽ tác động tiêu cực đến tham vọng chung của EU và Anh trong việc đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không.
Ngành công nghiệp điện đang kêu gọi cả EU và Anh thực hiện các bước để tránh CBAM gây ra hậu quả tiêu cực là ngăn cản việc xuất khẩu điện xanh của Anh sang EU, điều vốn sẽ giúp khối này đạt được mục tiêu phát thải ròng. Trong ngắn hạn, ngành điện muốn CBAM về điện được tính toán theo cách phản ánh chính xác hơn hàm lượng carbon trong đó. Về lâu dài, ngành điện đã kêu gọi Anh và EU mở các cuộc thảo luận về việc kết nối lại thị trường carbon giữa hai bên một cách hợp pháp, tránh sự cần thiết của CBAM đối với hàng xuất khẩu của Anh sang EU
Các nước Tây Balkan ký thỏa thuận mang tính bước ngoặt tại Đức Những thỏa thuận không chỉ được coi là một bước đột phá cho hội nhập khu vực mà còn có ảnh hưởng đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng giữa Serbia và Kosovo đang diễn ra. Thủ tướng Đức Olaf Scholz (giữa) phát biểu tại cuộc họp báo cùng Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen (phải) và Thủ tướng...