Nhiều nước châu Á nỗ lực hạn chế sự thống trị của đồng USD
Phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD khiến nhiều nước châu Á khốn khổ khi tỷ giá biến động đột biến, nhưng câu hỏi lấy gì thay thế đồng USD không hề dễ trả lời.
Ảnh: GettyImages
Trong nỗ lực ngăn ngoại tệ bị rút khỏi đất nước, chính phủ Indonesia đã có những bước đi táo bạo. Cuối tháng 10/2018, công ty năng lượng nhà nước Pertamina yêu cầu nhà cung cấp các sản phẩm dầu diesel và dầu thô ngừng nhận tiền bằng đồng USD, thay vào đó các công ty nhận đồng rupiah hoặc đồng euro, nhân dân tệ, yên Nhật hay riyal của Saudi Arabia, theo tin từ Nikkei.
Jakarta hy vọng rằng sẽ ngày một nhiều nhà cung cấp chấp nhận sử dụng đồng rupiah để làm giảm bớt áp lực sụt giảm lên đồng tiền này. Trước đó, đồng rupiah đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm so với đồng USD.
Thế nhưng ngay cả việc chuyển sang sử dụng một số ngoại tệ mạnh khác như đồng euro và đồng tiền của Trung Quốc, hay Nhật cũng giúp cho Indonesia bởi đồng USD đã tăng giá quá mạnh trong năm nay.
Giá dầu Brent, được tính bằng USD, đã tăng 17% từ đầu năm đến nay, thế nhưng nếu tính theo đồng rupiah giá dầu này đã tăng 31% bởi đồng rupiah của Indonesia giảm giá sâu.
Ấn Độ cũng đang đối diện với vấn đề tương tự. Đồng rupee rơi xuống mức thấp lịch sử so với đồng USD.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mới đây đã đề nghị các công ty sản xuất dầu Trung Đông cân nhắc chấp nhận thanh toán bằng đồng rupee khi họ xuất dầu sang Ấn Độ.
Trong cuộc họp vào giữa tháng 10/2018 tổ chức tại New Delhi với Bộ trưởng Năng lượng Khalid Al-Falih và CEO công ty năng lượng nhà nước UAE Abu Dhabi National Oil , ông Modi tuyên bố rằng việc chấp nhận để Ấn Độ trả tiền bằng đồng rupee sẽ giúp giảm bớt thâm hụt ngân sách tài khóa của Ấn Độ, thâm hụt ngân sách của Ấn Độ thời gian gần đây ngày một tồi tệ hơn khi mà giá dầu tăng và đồng rupee giảm giá sâu.
Video đang HOT
Nhìn từ góc độ của Ấn Độ và nhiều nước nhập khẩu dầu khác, quan điểm của Thủ tướng Modi rõ ràng rất hợp lý. Thế nhưng việc Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia phản ứng như thế nào lại là chuyện khác. Cho đến hiện tại, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy Saudi Arabia và nhiều nước xuất khẩu dầu khác sẽ chuyển sang chấp nhận đồng rupee.
Tác động của giá dầu cao và việc đồng nội tệ giảm giá khiến cho sức mua của đồng nội tệ yếu đi đang hiển hiện rõ ràng tại những nền kinh tế mới nổi phụ thuộc nhiều vào dầu nhập khẩu.
Khi mà Fed tiếp tục nâng lãi suất, giá dầu không có khả năng sẽ giảm khi nguồn cung trở nên hạn chế, Indonesia và nhiều nước nhập khẩu dầu khác khó lòng hy vọng tiền mà họ phải chi ra để nhập dầu sẽ giảm đi.
Ở thời điểm Iran bị cấm vận trong khoảng thời gian gần nhất, từ năm 2011 đến năm 2015, Iran từng chấp nhận đồng nhân dân tệ, đồng rupee, đồng yên và đồng won khi nước này bán dầu cho Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc.
Khi đó Iran không thể tiếp cận được với hệ thống thanh toán bằng đồng USD. Iran nhiều khả năng sẽ áp dụng chiến lược tương tự khi mà lệnh trừng phạt của Mỹ chống Iran lại có hiệu lực từ ngày 5/11/2018.
Năm 2014, Nga và Trung Quốc ký kết thỏa thuận cung cấp khí đốt có thời hạn lên đến 30 năm, theo đó, cả hai nước sẽ sử dụng đồng nhân dân tệ và đồng rúp để thanh toán.
Tháng 3/2018, Trung Quốc chính thức đưa vào giao dịch dầu tương lai bằng đồng nhân dân tệ trên sàn Thuưượng Hải.
Động thái này nằm trong tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng thời nó cũng được coi như cách mà Trung Quốc gây sức ép buộc Saudi Arabia và kể cả nhiều nước sản xuất dầu lớn khác của thế giới tại Trung Đông chấp nhận thanh toán bằng đồng nhân dân tệ.
Cho đến nay, hoạt động giao dịch dầu tương lai bằng đồng nhân dân tệ trên sàn Thượng Hải mới chỉ mang đến thành công hạn chế, việc thế giới chấp nhận nó như loại dầu chuẩn dường như vẫn chỉ là giấc mơ xa vời.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Giá vàng miếng chững ở đáy, USD tự do tiếp tục tăng
Đồng USD tăng giá đã kéo giá vàng thế giới xuống mức thấp nhất 3 tuần, nhưng giá vàng miếng trong nước sáng nay (1/11) không có thay đổi đáng kể. Giá USD tự do giữ đà đi lên của ngày hôm qua, nhưng giá USD ngân hàng vẫn "bất động".
Đồng USD mạnh đang là nguồn áp lực giảm giá chính đối với vàng - Ảnh: Getty/MarketWatch.
Lúc hơn 11h trưa, Tập đoàn Phú Quý niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 36,36 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,45 triệu đồng/lượng (bán ra). So với cùng thời điểm hôm qua, giá vàng miếng SJC tại doanh nghiệp này hầu như không thay đổi.
Tại thị trường Tp.HCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 36,36 triệu đồng/lượng và 36,5 triệu đồng/lượng, tương ứng giá mua và bán.
Biểu đồ giá vàng của các doanh nghiệp kim hoàn lớn cho thấy giá vàng miếng đang ở vùng thấp nhất kể từ đầu tháng 10 thiết lập từ hôm qua. Trong tháng 10, giá vàng miếng tiếp tục xu hướng lình xình trong vùng hẹp, dao động từ 36,4-36,6 triệu đồng/lượng.
So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ đang đứng cao hơn khoảng 2 triệu đồng/lượng.
Trái với sự tăng, giảm cầm chừng so với giá vàng quốc tế của giá vàng miếng, giá các sản phẩm vàng 999,9 biến động linh hoạt hơn trong tháng 10. Sau khi tăng mạnh theo giá vàng thế giới trong tuần trước, giá vàng 999,9 giảm nhanh trong tuần này.
Sáng nay, Tập đoàn Phú Quý giảm giá vàng nhẫn tròn trơn hiệu Phú Quý thêm 100.000 đồng/lượng so với sáng qua, nâng tổng mức giảm trong 2 ngày lên 250.000 đồng/lượng, còn 34,8 triệu đồng/lượng (mua vào) và 35,2 triệu đồng/lượng (bán ra).
Giá USD tự do tại Hà Nội sáng nay phổ biến ở mức 23.465 đồng (mua vào) và 23.485 đồng (bán ra), tăng 10 đồng so với sáng qua, nâng tổng mức tăng trong 2 ngày lên 20 đồng.
Ngân hàng Vietcombank vẫn giữ nguyên báo giá USD ở mức 23.300 đồng và 23.390 đồng, tương ứng giá mua và bán.
Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đã giảm về mức 96,89 điểm trong phiên châu Á sáng nay, sau khi lập đỉnh của 1 năm rưỡi ở mức 97,16 điểm trong phiên đêm qua tại Mỹ.
Tuần này, Dollar Index đã tăng 0,8%, còn trong tháng 10, chỉ số này tăng 2,1%. Giới đầu tư quốc tế đã mua mạnh USD trong tháng 10 để phòng ngừa rủi ro từ sự biến động của thị trường tài chính toàn cầu.
Đồng USD mạnh đang là nguồn áp lực giảm giá chính đối với vàng, dù kim loại quý này gần đây cũng phát huy vai trò "hầm trú ẩn" cho những nhà đầu tư muốn tìm kiếm sự an toàn.
Trong phiên ngày thứ Tư tại New York, giá vàng giao ngay giảm 8,5 USD/oz, tương đương giảm 0,7%, còn 1.215,1 USD/oz, thấp nhất trong 3 tuần.
Giá vàng phục hồi nhẹ trong phiên châu Á sáng nay. Lúc hơn 11h trưa theo giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tăng 3 USD/oz so với đóng cửa phiên Mỹ, lên 1.218,1 USD/oz.
Mức giá này tương đương gần 34,5 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo giá USD tự do và chưa tính các chi phí liên quan.
Diệp Vũ
Theo vneconomy.vn
Đồng USD mạnh còn nguy hiểm hơn chiến tranh thương mại? Đồng USD mạnh lên cuối cùng sẽ không chỉ ăn vào lợi nhuận của doanh nghiệp lớn trong vài tháng tới mà cuối cùng sẽ khiến cho chính ví tiền của người tiêu dùng Mỹ ngày một mỏng hơn. Ảnh: New York Times Mối quan hệ ngày một xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc đang là tâm điểm chú ý của giới...