Nhiều nông dân huyện Nho Quan làm giàu từ nuôi con đặc sản
Hội Nông dân huyện Nho Quan ( Ninh Bình) có hơn 20.000 hội viên, sinh sống ở cả 3 vùng: Vùng núi, vùng bán sơn địa và vùng đồng chiêm trũng.
Thời gian, các cấp Hội ND huyện Nho Quan đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, trong đó có chăn nuôi con đặc sản…
Bà Nguyễn Thị Hảo – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Nho Quan cho biết: Các cấp Hội đã tiến hành khảo sát nhu cầu thực tế đối với hội viên, nông dân để tổng hợp phân tích xem người nông dân cần gì. Qua khảo sát cho thấy: Nông dân rất cần kiến thức khoa học, kỹ thuật, vốn để đầu tư mở rộng sản xuất; cần việc làm để tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Mô hình nuôi hươu-con đặc sản của hội viên nông dân huyện Nho Quan. Ảnh: Ngọc Huấn
Năm 2019, các cấp Hội trong huyện đã tuyên truyền, vận động và tăng trưởng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) 160 triệu đồng đạt 133% chỉ tiêu tỉnh giao. Đến nay, tổng nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trong toàn huyện với tổng số tiền là hơn 5,6 tỷ đồng cho 271 hộ vay.
Video đang HOT
Cùng với tăng trưởng Quỹ HTND, các cấp Hội tăng cường phối hợp các tổ chức tín dụng tạo điều kiện cho nông dân vay phát triển sản xuất vơi. Hiện, tổng dư nợ từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 268,300 tỷ đồng cho 2.529 hộ vay ở 87 tổ vay vốn; dư nợ uỷ thác của Ngân hàng Chính sách xã hội là 134,452 tỷ đồng cho 4.451 hộ vay ở 122 tổ tiết kiệm và vay vốn. Các hộ được vay vốn đã sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Năm 2019, các cấp Hội tổ chức 32 hội nghị chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăm sóc cây trồng, vật nuôi và phòng chống dịch tả lợn châu Phi cho 2.575 lượt hội viên nông dân tham dự. Hội ND huyện Nho Quan phối hợp tổ chức 6 lớp dạy nghề nông nghiệp cho hội viên nông dân. Ngoài ra, hàng năm các cấp Hội ký tín chấp trên 500 tấn phân bón trả chậm cho hội viên đầu tư vào sản xuất.
Năm 2019, Hội ND huyện Nho Quan đã thành lập 1 HTX rau theo hướng hữu cơ ứng dụng công nghệ cao xã Lạng Phong va 7 mô hình tổ hợp tác. Đến nay, toàn huyện có tổng số 23 tổ hợp tác và 9 HTX với 425 thành viên tham gia đang hoạt động hiệu quả, góp phần gắn kết nông dân cùng nhau phát triển sản xuất, nâng cao giá trị hàng hóa, tạo ra vùng sản xuất tập trung. Năm 2019, Hội ND huyện thành lập 2 cửa hàng nông sản an toàn tại xã Quỳnh Lưu và thị Trấn Nho Quan, nâng tổng số cửa hàng nông sản an toàn trên địa bàn huyện là 3 cửa hàng.
Các cửa hàng đã tăng cường giới thiệu, bán các loại nông sản an toàn cho hội viên, nông dân, trong đó bán chạy nhất là các mặt hàng từ con đặc sản…
Với nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hội viên nông dân trên địa bàn Nho Quan tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua do các cấp Hội phát động, nhất là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. Năm 2019, toàn huyện có 4.370 hộ đat hô sản xuất kinh doanh giỏi cac câp với nhiều mô hình có cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả cho giá trị kinh tế cao.
Được quỹ Hội tiếp vốn, người làm nhang Hoà An lãi 30 triệu/tháng
Nhờ vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) của Hội ND mà ông Nguyễn Đức Công (60 tuổi, ở tổ 25, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng) đã đầu tư cơ sở làm hương (nhang) hiệu quả. Từ nghề làm nhang, gia đình ông đã vươn lên khá giả, mỗi năm thu nhập trên 250 triệu đồng.
Tiếp vốn cho nghề làm nhang
Ông Nguyễn Đức Công là hội viên, nông dân luôn tích cực gương mẫu đi đầu trong phong trào thi đua làm kinh tế giỏi, vươn lên làm giàu tại địa phương với nghề sản xuất nhang.
"Nghề làm nhang gia đình tôi đã có từ những năm 2000, nhưng sản xuất nhỏ lẻ nên thu nhập không cao, đời sống khó khăn. Năm 2014, được Hội ND phường Hòa An hướng dẫn thủ tục vay vốn từ Quỹ HTND với số tiền 30 triệu đồng. Có vốn, tôi đã mạnh dạn mở rộng cơ sở sản xuất hương nhang với quy mô lớn hơn..."- ông Công chia sẻ.
Nhờ vay vốn từ Qũy HTND, ông Nguyễn Đức Công đã đầu tư cơ sở làm hương (nhang) hiệu quả. Ảnh: Đăng Bình
Sau khi có vốn từ Quỹ HTND, ông Công đã bàn bạc cùng với gia đình mở rộng và đầu tư xây dựng thêm cơ sở vật chất, tận dụng mặt bằng hiện có để làm cơ sở sản xuất nhang, đặt mua thêm máy sàng, máy trộn nguyên liệu để bắt đầu vào sản xuất... Ông còn lắp ráp thêm 3 máy làm nhang và vận động thêm 10 hội viên, nông dân trong phường tham gia cùng sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Lan, công nhân cơ sở sản xuất nhang của gia đình ông Nguyễn Đức Công, cho biết: "Tôi làm ở cơ sở sản xuất nhang của anh Công vài năm nay. Nói chung công việc cũng nhẹ nhàng, bình quân mỗi tháng tôi thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng tiền công. Hiện nay cơ sở sản xuất nhang của anh Công đã tạo công ăn việc làm cho nhiều bà con nông dân với mức thu nhập ổn định, bà con yên tâm làm việc...".
Thu lãi trên 250 triệu đồng/năm
Theo ông Nguyễn Đức Công, nhờ chủ động được nguyên liệu đầu vào là bột gỗ, tăm hương, máy móc sản xuất tiên tiến, với thương hiệu nhãn mác mang tên nhang Thiên Hương, chất lượng sản phẩm hương nhang đã có uy tín trên thị trường. Nhất là sản phẩm hương nhang do cơ sở sản xuất ra đều được tiêu thụ hết. Sản xuất và kinh doanh nhang thơm hiệu quả, bình quân mỗi tháng sau khi trừ chi phí, gia đình ông Công lãi gần 30 triệu đồng và mỗi năm "đút túi" trên 250 triệu đồng...
Theo Chủ tịch Hội ND phường Hòa An Nguyễn Văn Đông, mô hình sản xuất nhang của ông Nguyễn Đức Công thật sự đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quan trọng, cơ sở sản xuất nhang của ông Công giải quyết được việc làm và tham gia đảm bảo an sinh xã hội cho hội viên, nông dân. Hiện nay, tại Hòa An, cũng nhờ vốn của Quỹ HTND mà nhiều gia đình đã mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh và đem lại hiệu quả thiết thực. Các mô hình sản xuất, kinh doanh sử dụng vốn Quỹ HTND đều phát huy được hiệu quả, ý nghĩa của nguồn vốn từ Hội ND...
Bà Hứa Thị Thùy Phương - Chủ tịch Hội ND quận Cẩm Lệ (TP.Đà Nẵng) cho hay, trên địa bàn quận Cẩm Lệ, hàng trăm nông dân đã tiếp cận và vay vốn từ nguồn Quỹ HTND của Hội ND thành phố và Hội ND quận Cẩm Lệ để trồng hoa, trồng cây cảnh, kinh doanh dịch vụ...
Tiêu biểu như: Mô hình trồng hoa lan Mokara của anh Lê Thành Trung; mô hình trồng hoa lan thương phẩm của chị Nguyễn Thị Diệu Hiền; mô hình trồng hoa ly của Nguyễn Quang Trí; trồng hoa cúc của anh Nguyễn Thành Lâm ở phường Hòa Xuân... Nhiều hộ sau khi trừ các khoản chi phí đã thu lãi từ 150 - 200 triệu đồng/năm...
"Nguồn vốn Quỹ HTND không chỉ là công cụ thiết thực để các cấp Hội lồng ghép việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Nghị quyết của Hội mà còn là phương tiện góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ hội; góp phần giúp cán bộ hội gần dân hơn, sát dân hơn, nắm bắt tốt hơn tình hình nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thông qua Quỹ HTND, uy tín, vai trò của Hội ND các cấp cũng tăng lên rõ rệt..."- bà Hứa Thị Thùy Phương khẳng định.
Ở đây nhiều người thành triệu phú từ trồng rau má, nuôi bò lai Nhiều hộ dân xã Long Phước, TP Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã vươn lên khấm khá nhờ trồng rau má, chăn nuôi bò sinh sản...Các mô hình trồng rau má, nuôi bò sinh sản được Quỹ Hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân tiếp sức về vốn... Từ năm 2014 đến nay, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND)...