Nhiều nông dân chưa được tiếp cận tri thức hướng tới CMCN 4.0
Khi hệ thống giáo dục mở còn khép kín, nhiều người lớn, trong đó có nông dân, lao động nông thôn không thể tiếp cận được tri thức, không đẩy mạnh được sản xuất đáp ứng yêu cầu phát triển.
Hệ thống giáo dục mở trong nước được đánh giá còn khép kín.
Đây là ý kiến được thảo luận nhiều tại Hội thảo khoa học về vai trò của trường đại học với việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở, đáp ứng yêu cầu học tập suốt đời của người lớn, diễn ra tại TP.HCM ngày 23/8.
PGS.TS Phạm Tất Dong – Tổng thư ký Trung ương Hội khuyến học Việt Nam cho biết, sự khác biệt giữa tỷ lệ tăng trưởng của các nước và các khu vực phụ thuộc hàng đầu vào nhân tố tri thức. Tính chênh lệch của tỷ lệ tăng trưởng đầu vốn lại không lớn như người ta thường nghĩ.
TS Dong nhận định, người lao động nói chung ở nước ta còn nghèo về tri thức. Những tri thức hiện có không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, đẩy mạnh sản xuất, không đủ sức tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0.
Một buổi chia sẻ kiến thức nông nghiệp cho nông dân ở huyện Củ Chi, TP.HCM.
Nguyên nhân của sự nghèo nàn về tri thức và sự thiếu hụt năng lực thu lượm tri thức chủ yếu ở nền giáo dục khép kín, không mở ra những con đường thu gom, tích tụ tri thức.
TS Dong chỉ ra, những tri thức trong các chương trình giáo dục người lớn thường chỉ chú ý đến những đối tượng là nông dân, dân nghèo ở nông thôn, thành thị, cùng những người làm nghề tự do. Vì thế, những tri thức thường này dừng lại ở mức phổ thông, ứng dụng không có hiệu quả cao đối với công việc sản xuất hàng ngày, nhất là những việc đòi hỏi tính sáng tạo.
“Nhìn chung, nhiều người học bị cách ly với tri thức đại học, không thể tham gia và chia sẻ thành quả của xã hội vốn lấy tri thức làm nền tảng”, TS Dong đánh giá.
Nhiều nông dân rất sáng tạo và cần cù nhưng việc tiếp cận kiến thức còn nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, trên thực tế, nông dân rất cần cù và sáng tạo. Họ muốn được học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng từ những nguồn tin cậy, nhưng việc này còn nhiều khó khăn.
Thống kê cho thấy, Việt Nam vẫn còn trên 60% dân số ở nông thôn, lao động nông nghiệp chiếm gần 40% lực lượng lao động xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nông nghiệp được đào tạo nghề mới trên 40%, đào tạo nghề có chứng chỉ mới trên 5%.
Năng suất lao động của Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp còn thấp; sức cạnh tranh, giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa trong nước còn hạn chế. “Muốn khắc phục, một trong những giải pháp hữu hiệu là phải hỗ trợ nông dân tiếp cận thông tin, kiến thức, kinh nghiệm từ những nguồn đáng tin cậy và có hướng dẫn”, ông Định nói.
Ông Nguyễn Xuân Định (giữa) cho rằng phải giúp nông dân các phương tiện và giúp họ truy cập vào tài nguyên mở một cách miễn phí.
Hơn nữa, Nghị quyết Đại hội VII Hội Nông dân Việt Nam đã mở rộng đối tượng hội viên bao gồm cả học sinh, sinh viên các trường phổ thông trung học, trung cấp, cao đẳng, đại học, các giám đốc doanh nghiệp, giám đốc HTX, các nhà khoa học… Do đó, việc xây dựng tài nguyên giáo dục mở là hết sức cần thiết.
Với nông dân, cần có chính sách hỗ trợ để đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, Internet. “Phải giúp họ các phương tiện và có thể truy cập vào tài nguyên này một cách miễn phí. Các tài liệu cần đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, phù hợp với từng đối tượng, trình độ, văn hóa, vùng miền”, ông Định nhấn mạnh.
Các trường đại học có vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục mở.
Theo GS. TS. Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, vai trò của tài nguyên giáo dục mở đối với giáo dục người lớn đã được đặt ra tại nhiều hội thảo khoa học trước đó.
Mọi người thống nhất xác định nhiệm vụ của các trường đại học là phải chuyển mạnh hình thức đào tạo sang hướng giáo dục mở để phục vụ cho nhu cầu học tập của tất cả các đối tượng là người lớn trong xã hội, từ lãnh đạo cao cấp cho đến người về hưu, nông dân…
“Muốn làm được điều này, các trường đại học phải có hệ thống tài nguyên giáo dục mở phong phú, phục vụ tốt nhất cho nhu cầu học tập suốt đời của đối tượng. Trung ương hội khuyến học cùng với Bộ GDĐT sẽ có buổi làm việc với Chính phủ để xây dựng chính sách cụ thể cho việc này”, TS. Doan chia sẻ.
Theo Danviet
Quảng Nam: Mê mẩn với nông sản ngon tại hội chợ nông nghiệp
Du khách tham gia Hội chợ hàng nông nghiệp do Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tổ chức đã mê mẩn nhiều sản phẩm, các mặc hàng nông sản sạch, các sản phẩm an toàn, sản phẩm OCOP do chính nông dân trên địa bàn sản xuất ra.
Chào mừng kỷ niệm 74 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam (14/10/1930 - 14/10/2019), Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội chợ hàng nông nghiệp lần thứ nhất, năm 2019.
Hội chợ hàng nông nghiệp lần thứ nhất do Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam tổ chức
Ông Vũ Văn Thẩm - Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh: "Hội chợ nhằm quảng bá những thành tựu về phát triển nông nghiệp, các sản phẩm đặc trưng của các địa phương trong tỉnh và khu vực miền Trung - Tây Nguyên; tạo cơ hội kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp với các hợp tác xã, các chủ trang trại, hộ nông dân trong và ngoài tỉnh; thúc đẩy cơ hội xúc tiến thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp, liên kết hợp tác đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp.Đến với Hội chợ khách hàng sẽ được tham quan, mua sắm các mặc hàng nông sản sạch, các sản phẩm an toàn, sản phẩm OCOP...
Du khách mê mẩn các sản phẩm sạch do chính nông dân xứ Quảng sản xuất
Ngoài các mặt hàng nông sản, thực phẩm Hội chợ còn có các mặt hàng dân dụng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các gian hàng ẩm thực; hoạt động văn hóa, văn nghệ, hô hát bài chòi phục vụ người dân đến tham quan, mua sắm".Hội chợ được tổ chức với quy mô trên 70 gian hàng diễn ra từ ngày 20 đến ngày 23/8/2019 tại Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ Nông dân tỉnh Quảng Nam (số 565 đường Hùng Vương, phường An Sơn, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam)".
Nông dân Nguyễn Thanh Tuấn đang bán các sản phẩm do đơn vị mình sản xuất ra cho khách hàng
Ông Nguyễn Thanh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH MTV Ân Cát (huyện Núi Thành, Quảng Nam) cho biết, qua 3 ngày diễn ra hội chợ, đã có hàng trăm du khách tham quan gian hàng của đơn vị, đơn vị tổng doanh thu gần 100 triệu đồng từ việc bán các sản phẩm như gà đông tảo, gà sao, gà chín cựa, trái cây.
"Tất cả các mặt hàng nông sản, con vật nuôi này được do chính đơn vị nuôi theo hướng sạch, trồng theo cách hữu cơ nên rất được người dân ưu chuộn. Hội chợ này không những là nơi để nông dân quản bá sản phẩm của mình mà còn tiêu thụ được sản phẩm. Tôi hy vọng, hội chợ này sẽ diễn ra hằng năm để giúp nông dân" - ông Tuấn chia sẻ.
Bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp, Hội chợ còn có diễn văn nghệ là hát bài chòi phục vụ du khách
Tại Hội chợ hàng nông nghiệp này, Hội Nông dân tỉnh Quảng Nam đã tuyên dương 180 nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi giai đoạn 2014-2019. Trong đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam tặng Bằng khen cho 25 cá nhân; Hội Nông dân tỉnh tặng Bằng khen cho 51 cá nhân và 104 cá nhân được vinh danh tại hội nghị.
Một số doanh nghiệp còn in cả bài báo mà báo Dân Việt đã viết về cơ sở mình để quảng bá đến du khách
"Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi tỉnh Quảng Nam 5 năm qua phát triển mạnh mẽ cả chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thành các mô hình trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ đa dạng, quy mô và chất lượng có hiệu quả" - ông Vũ Văn Thẩm cho biết.
Du khách tha hồ lựa các sản phẩm nhà nông tại Hội chợ
Theo Danviet
Tập trung tìm giải pháp giúp nông dân phát triển sản xuất Đó là một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (T.Ư Hội NDVN) lần thứ 3 (mở rộng), khai mạc ngày 22/7. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban chấp hành T.Ư Hội NDVN Thào Xuân Sùng chủ...