Nhiều nơi mặc cả từng đồng lương giáo viên nhưng lại lãng phí tiền tỷ
Hiện nay mức lương giáo viên tại nhiều nơi vẫn còn thấp, đời sống nhà giáo còn nhiều khó khăn trong khi tình trạng lãng phí trong giáo dục vẫn còn lớn.
Trong tháng 7/2019, Học viện Quản lý Giáo dục đã từng tiến hành khảo sát với các học viên là cán bộ quản lý cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tại 3 tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Nam.
Theo đó, với 367 ý kiến thu về, 100% các ý kiến đều cho rằng các trường phổ thông hiện nay còn nhiều lãng phí, trong đó tập trung nhiều lãng phí ở cơ sở vật chất, tài chính, thời gian.
Bên cạnh đó nhiều cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông công lập đều có ý kiến cho rằng nguồn tài chính hạn hẹp, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn.
Vậy tại sao lại có sự lãng phí? Khi tìm hiểu sâu vấn đề này sẽ thấy rằng việc lãng phí không chỉ do cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của trường mà còn do cơ chế quản lý.
Có rất nhiều ví dụ về sự lãng phí trong giáo dục có thể nhìn thấy rõ. Thậm chí một số cá nhân còn lợi dụng điều này để trục lợi cho mình.
Nhìn từ miền xuôi đến miền ngược, từ những tỉnh thành phố lớn cho đến các tỉnh vùng cao không đâu là không có những biểu hiện lãng phí trong giáo dục.
Tại các tỉnh miền núi, có giáo viên bức xúc vì các cuộc thi, các phong trào được tổ chức một cách vô bổ, không có hiệu quả.
Cô giáo N.T.H (Mường Khương, Lào Cai) thẳng thắn: “Có nhiều cuộc thi và phong trào được tổ chức rất hình thức. Chẳng hạn như cuộc thi tìm hiểu về xe máy điện, xe phân khối lớn.
Trong khi các học sinh của tôi toàn đi bộ đến trường. Như vậy có phải là lãng phí thời gian và kinh phí tổ chức các cuộc thi này hay không?”.
Nhiều công trình,trường học bỏ hoang gây lãng phí lớn cho ngân sách nhà nước (Ảnh minh họa: Quân đội Nhân dân)
Ở huyện Xín Mần (Hà Giang), có giáo viên phản ánh: Học sinh trong trường có quá nửa hộ nghèo thế nhưng năm nào phòng Giáo dục cũng chỉ đạo phải mua sách giáo khoa mới, đồ dùng học tập mới.
Tại các tỉnh miền xuôi đặc biệt là ở những tỉnh/thành phố lớn sự lãng phí trong giáo dục còn lớn hơn nhiều. Có thể lấy ví dụ như một số cuộc thi tổ chức trên mạng, các phong trào thi đua nặng về hình thứ. Rồi chuyện nâng hạng cho giáo viên, chuyện chứng chỉ tiếng Anh, tin học…
Có giáo viên hợp đồng tại Hà Nội, lương chỉ khoảng 1.2 triệu đồng/ tháng nhưng đành bấm bụng bỏ ra số tiền từ 3-5 triệu đồng để có chứng chỉ tiếng Anh, tin học theo đúng quy định. Vấn đề lãng phí ở đây là những tấm chứng chỉ đó chẳng được sử dụng cũng chẳng giúp nâng cao trình độ cho giáo viên.
Trong khi đời sống giáo viên nhiều nơi còn nhiều khó khăn với mức thu nhập thấp. Nhiều giáo viên mức lương còn thấp hơn cả lương phụ vữa. Thậm chí ngay tại Thủ đô Hà Nội có những giáo viên vẫn chỉ nhận trên dưới 1 triệu đồng.
Video đang HOT
Thế nhưng những con số lãng phí, thất thoát trong giáo dục vẫn như “trêu ngươi”cười đùa trên khó khăn của nghề giáo. Nếu số tiền trên được sử dụng hiệu quả hoặc dùng để tăng lương, nâng cao đời sống cho giáo viên thì thiết thực biết mấy.
Nhiều cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên bị phản ánh là vô bổ, nặng hình thức (Ảnh minh họa:hanoimoi.com)
Phóng viên từng có dịp thăm những ngôi trường vùng cao phải “chạy đua”để đạt chuẩn Quốc gia. Đằng sau những căn phòng học quy mô,hoành tráng nhưng phủi đầy bụi là một góc giáo viên của trường phải chắt chiu từng giọt nước, từng nguồn điện để phục vụ sinh hoạt.
Những học sinh ăn mặc phong phanh, cơm chẳng có mà ăn nhưng năm nào cũng phải bỏ mấy trăm nghìn đồng để mua sách vở mới chỉ để….đẹp mặt nhà trường.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó trưởng khoa Quản lý, Học viện Quản lý giáo dục:
“Có thể thấy trong giáo dục Việt Nam còn nhiều lãng phí, lãng phí nhân lực do đào tạo không gắn với sử dụng hoặc tuyển dụng không dựa trên vị trí việc làm, năng lực chưa đáp ứng. Lãng phí về cơ sở vật chất do chất lượng vật tư, phương tiện, thiết bị giáo dục thấp.
Lãng phí tài chính do đầu tư không đúng, mua sắm thiếu kế hoạch, hoặc mua những thứ không cần thiết. Lãng phí thời gian do thủ tục rườm rà. Lãng phí tư duy, cơ hội do không nhận ra cơ hội để đón bắt hoặc do thiếu quyết đoán.
Trong quản lý nhà trường, sự lãng phí tư duy, lãng phí phương pháp thể hiện ở chỗ chưa huy động được trí tuệ tập thể giải quyết các vấn đề của tổ chức, hoặc phương pháp làm việc chưa phù hợp.
Có thể thấy sự lãng phí đang hiện diện ở khắp nơi, mọi nơi trong các cơ sở giáo dục nói chung và cơ sở giáo dục phổ thông nói riêng”.
Vị chuyên gia này cũng đề xuất: Trong khi nguồn ngân sách còn hạn hẹp thì giải quyết vấn đề lãng phí là việc làm cần thiết để có thêm điều kiện cho đổi mới.
Thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các việc làm hàng ngày của lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ tác động đến học sinh để hình thành ở các em năng lực hình thành tiết kiệm.
Tại buổi Hội thảo: “Tái cấu trúc nguồn lực nhà nước đầu tư cho giáo dục để tăng hiệu quả, chống lãng phí” do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức, Tiến sĩ Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa 13 chỉ ra những nguyên nhân gây lãng phí trong giáo dục:
“Có nhiều nguyên nhân khách quan, nhưng chủ quan thì tôi thấy chính là do trình độ con người rất yếu, không biết dự báo, không biết nhìn xa trông rộng…cũng phải nói thêm đây là sản phẩm của chúng ta.
Cũng phải nói thêm là bệnh thành tích, bệnh thích và chưa kể là thích tham nhũng vì cứ có dự án là có tiền. Đấy là một bối cảnh đẻ ra chuyện lãng phí mà trong đó có lĩnh vực giáo dục, phải khẳng định như vậy”.
Nhiều chuyên gia đã từng cảnh báo và chỉ ra sự thất thoát, lãng phí trong giáo dục (Ảnh:L.C)
Tiến sĩ Bùi Thị An cũng phân tích thêm: “Việc đẻ ra các trung tâm giáo dục, cũng phải nói có những lúc, có giai đoạn có những địa phương đáp ứng được nhu cầu, nơi vùng sâu vùng xa người ta không có điều kiện đến trường phổ thông để đi học được, thì những trung tâm này lại đáp ứng được chuyện đó.
Nhưng còn lại nhiều nơi mà đặc biệt là những thành phố lớn tôi thấy là quá lãng phí.
Trước thực trạng như hiện nay thì phải thế nào? Thực trạng thì mọi người đã rõ và lãng phí cả địa điểm, nhân sự, bộ máy thì cồng kềnh, dãn ra thì dễ nhưng thu hẹp thì rất khó”.
Có thể thấy tình trạng lãng phí trong giáo dục là điều được chính những người trong cuộc và xã hội nhìn thấu.
Và có 1 nghịch lý rằng: Trong khi nhiều địa phương vẫn còn đang “kỳ kèo” thêm bớt 100.000 đồng – 200.000 đồng tiền lương cho giáo viên, tệ hơn còn tìm mọi cách để không đóng bảo hiểm cho người lao động thì vẫn còn đó những số tiền hàng trăm tỷ đồng cho những công trình bỏ hoang, cho những sự lãng phí vô tội vạ.
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Bỏ làm giáo viên hợp đồng một quyết định rất đúng đắn của tôi!
Đông lương it oi, thân phân cua ke ăn bam, năng lưc không ai ghi nhân nên tư bo đê tim cho minh chân trơi mơi la viêc nên lam.
Thơi gian qua, nhiêu tinh thanh trên ca nươc sa thai giao viên hơp đông đông loat khiên hang ngan giao viên đôt ngôt bi đây ra đương.
Riêng Ha Nôi, môt luc co đên gân 3 nghin giao viên không đươc ky hơp đông điêu nay khiên nhiêu thây cô rât hoang mang. Trong sô nhưng giao viên đo, rât nhiêu ngươi co thâm niên giang day hơn 20 năm.
Ơ vao cai tuôi ngoai 40 nay đôt ngôt bi đây ra đương se rât kho đê thây cô tim cho minh môt công viêc phu hơp.
Vôn đa quen vơi buc giang, bang đen phân trăng nay đi lao đông chân tay thưc sư rât tui cưc nên viêc suy sup tinh thân cua nhưng thây cô như vây la điêu dê dang thông cam đươc.
Cung la nhưng giao viên đưng trên buc giang nhưng giao viên hơp đông luôn phai cam chiu nhiêu tui cưc va đông lương it oi (anh V.N).
Tưng la giao viên hơp đông day bâc trung hoc phô thông, tưng đưng buc giang nên ban thân tôi hiêu đươc tâm trang cua nhưng đông nghiêp như vây.
Nhiêu ngươi đăt câu hoi, tai sao vơi đông lương hang thang hơn 1 triêu đông thây cô vân cô lam. Câu tra lơi vi đa phân ho mong moi môt ngay nao đo minh đươc vao biên chê.
Mong moi đo trơ thanh đông lưc đê hang nghin thây cô trên ca nươc hêt năm nay, qua năm khac bâu viu lây nghê ma quên đi tuôi tre cua chinh ban thân minh.
Chinh vi mong moi đo, hang nghin thây cô nay đa rơi vao tâm bi kich cua cuôc đơi. Ho mât hêt cơ hôi nghê nghiêp trong khi tuôi gia đa chạm đến. Cai gia cua sư nhân nhin, cam chiu qua thưc hêt sưc năng nê.
Nêu giơ nay ho la nhưng thanh niên trai tre mơi ra trương chăc chăn se it ngươi dân thân vao cai bi cưc tui hô như vây.
Tuy "nghê giao la nghê cao quy" nhưng ngoai xa hôi con co rât nhiêu nganh nghê cao quy khac.
Ơ đo, nhưng gia tri sưc lao đông đươc đanh gia môt cach công băng hơn va chăc chăn không co viêc 20 năm lăn lôi lao đông ma mưc lương nhân đươc chi mang tinh phu hoa.
Trươc đây, tôi vôn la sinh viên sư pham, ra trương cung không co cơ hôi đươc vao biên chê.
Trai qua môt năm giao viên hơp đông mưc lương nhân đươc 600 nghin đông hang thang.
Trong khi, công viêc minh cang đang năng nê không kem môt giao viên trong biên chê.
Tôi đa nhân ra đây không phai la nơi minh co thê công hiên va găn bo suôt cuôc đơi. Không thê danh ca thanh xuân đê "sông mon" như vây đươc nên tôi quyêt tư bo cai nghê minh hoc tâp.
Ơ thơi điêm cach đây 15 năm, quyêt đinh như vây đươc xem la viêc lam tay đinh. Gia đinh tôi vôn co truyên thông nhiêu đơi lam nghê giao. Dong ho co gân 50 ngươi tưng đưng trên buc giang nên moi ngươi hy vong tôi se la thê hê kê tiêp truyên thông đo.
Nhưng bo qua tât ca, tôi đa chuyên nghê va cung tư bo luôn mơ tương đươc lam viên chưc nha nươc.
Hanh trinh đên nay cua tôi la quãng đương dai rât gian khô, vât va. Bơi, nhưng kiên thưc cua chuyên nganh sư pham đê bươc vao môt môi trương lao đông mơi gân như phai hoc lai hoan toan.
Nhưng sau 15 năm bo đi cai ao vong đeo đuôi viên chưc giao viên, giơ tôi đa co môt công việc ổn định, thu nhập đủ để trang trải gia đình ở Thủ đô. Tôi luôn tự nhủ rằng, bản thân đã có một cuộc lột xác thần kỳ.
Ro rang quyêt đinh tư bo lam giao viên hơp đông la môt quyêt đinh rât đung đăn đa cho tôi môt tương lai rông lơn hơn cung nhưng trai nghiêm tuyêt vơi.
Nhin canh hang nghin thây cô khô sơ vi bi sa thai, khô sơ đâu tranh, tuân hanh đê mong co chinh sach phu hơp đên tư cac câp chinh quyên long tôi bât giac thây thương vô cung.
Như Hai
Theo giaoduc.net
Cơm áo không đùa với... giáo viên? Thời gian gần đây nhiều giáo viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã viết đơn xin ra khỏi ngành bởi lý do "lương không đủ sống". Dù tình yêu nghề trong các thầy cô luôn cháy bỏng nhưng sức ép của cuộc sống, vòng quay cơm áo gạo tiền quá lớn. Ngày 22/10/2019, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh...