Nhiều nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ bị xâm nhập điện thoại bằng phần mềm Israel
Có ít nhất 9 nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ dùng điện thoại iPhone đã bị một kẻ chưa rõ danh tính tấn công bằng phần mềm theo dõi do hãng NSO tại Israel sản xuất.
Hình ảnh mô phỏng một chiếc điện thoại thông minh với trang web của công ty NSO hiện trên màn hình. Ảnh: AFP
Hãng Reuters dẫn lời bốn nhân vật quen thuộc với sự việc cho hay các vụ tấn công xảy ra liên tiếp trong vài tháng qua và nhắm vào các nhân viên ngoại giao Mỹ làm việc ở Uganda hoặc có liên quan đến đất nước Đông Phi này.
Sự kiện lần đầu tiên được ghi nhận tại Uganda chính là vụ tấn công điện thoại của quan chức Mỹ thông qua phần mềm Pegasus của NSO bị phát hiện rộng rãi nhất. Trước đây, bản danh sách các mục tiêu tiềm năng trong đó có một số quan chức Mỹ đã xuất hiện khi các phương tiện truyền thông báo cáo về Pegasus, nhưng không rõ liệu các cuộc xâm nhập có thành công hay không.
Phản ứng về thông tin này, đại diện NSO cho biết công ty không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy các công cụ của họ đã bị sử dụng trong loạt vụ tấn công điện thoại mới nhất, song họ đã hủy quyền truy cập đối với các khách hàng liên quan và sẽ tiến hành điều tra dựa trên báo cáo của Reuters.
NSO từ lâu tuyên bố chỉ bán sản phẩm công nghệ cho các khách hàng trong lĩnh vực tình báo và thực thi pháp luật để giúp họ giám sát những nguy cơ về an ninh, ngoài ra không trực tiếp tham gia vào các chiến dịch theo dõi.
Đại sứ quán Uganda tại Washington và đại diện hãng Apple đều từ chối bình luận về sự việc kể trên. Tuy nhiên, tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã quyết định đưa công ty công nghệ của Israel vào danh sách thực thể, khiến các công ty Mỹ bị giới hạn quyền hợp tác.
Theo Reuters, phần mềm NSO không chỉ có khả năng ghi lại các tin nhắn được mã hóa, ảnh và các thông tin nhạy cảm khác của chiếc điện thoại bị nhiễm virus mà còn biến chúng thành thiết bị ghi âm để theo dõi môi trường xung quanh.
Video đang HOT
Cảnh báo của hãng Apple gửi cho những người dùng bị ảnh hưởng đã không nêu tên tác giả của phần mềm gián điệp được sử dụng trong vụ xâm nhập điện thoại này.
Tuy nhiên, hai nguồn tin cho biết Apple đã gửi thông báo cho khách hàng ở nhiều quốc gia, trong đó có các công dân Mỹ và dễ dàng xác định họ là nhân viên chính phủ vì địa chỉ email liên kết với ID Apple của họ có đuôi state.gov.
Ít nhất từ tháng 2/2021, lỗi phần mềm của Apple đã tạo thành lỗ hổng cho một số người sử dụng công nghệ của NSO giành kiểm soát điện thoại thông minh iPhone chỉ bằng cách gửi yêu cầu “vô hình” qua tin nhắn iMessage.
Các nạn nhân không nhìn thấy cũng như không cần phải tương tác với mệnh lệnh này để vụ xâm nhập xảy ra thành công. Ngay sau đó, các phiên bản của phần mềm giám sát Pegasus của NSO sẽ được cài đặt trong điện thoại của nạn nhân.
Apple đã gửi thông báo đến khách hàng vào tuần trước, cùng ngày hãng này gửi đơn kiện NSO, cáo buộc công ty này tạo điều kiện cho khách hàng xâm nhập hệ điều hành iOS của Apple.
Trong một phản hồi công khai, NSO cho biết công nghệ của họ giúp ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố và họ đã cài đặt nhiều biện pháp kiểm soát để hạn chế mục đích giám sát các mục tiêu vô tội.
Ví dụ, NSO cho biết hệ thống xâm nhập của họ không thể hoạt động trên điện thoại có đầu số của Mỹ bắt đầu bằng mã quốc gia 1.
Nhưng hai nguồn tin cho biết trong trường hợp ở Uganda, các nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ bị nhắm mục tiêu đang sử dụng iPhone được đăng ký với số điện thoại nước ngoài, không có mã quốc gia Mỹ. Mỹ.
Start-up công nghệ tài chính châu Phi bất ngờ hút dòng tiền đầu tư
Các công ty khởi nghiệp (start-up) công nghệ tài chính thu hút tới 60% vốn đầu tư mạo hiểm đổ về châu Phi trong quý 3 vừa qua.
Tại châu Phi các ứng dụng điện thoại còn được sử dụng để chống sốt rét. Ảnh: DW
Ricky Rapa Thomson từng làm bảo vệ và lái xe ôm trước khi trở thành một doanh nhân. Anh đã đồng sáng lập công ty khởi nghiệp SafeBoda cam kết vận chuyển an toàn và đáng tin cậy tại Uganda. SafeBoda cũng đưa ra các giải pháp tài chính cho người lái xe và người sử dụng ứng dụng với hy vọng trở thành dịch vụ gọi xe lớn nhất châu Phi.
Kênh Al Jazeera đánh giá câu chuyện của SafeBoda là điều các nhà đầu tư công nghệ thường yêu thích. Thomson đã lo lắng khi SafeBoda huy động đầu tư trong năm 2019, tuy nhiên ứng dụng này nhận được đầu tư từ ngân hàng Allianz (Đức) và "siêu ứng dụng" Gojek của Indonesia, cả hai đơn vị này trước đây chưa từng rót tiền vào công nghệ tại châu Phi.
Hai năm sau câu chuyện của Thomson, châu Phi nổi lên như vùng đất hứa cho đầu tư vào công nghệ tài chính. Các nhà đầu tư toàn cầu, thường đến từ những quốc gia có truyền thống không đầu tư lớn ở châu Phi, đang đổ xô vào các công ty khởi nghiệp đầy triển vọng ở "Lục địa Đen". Từ các tập đoàn khổng lồ đến những công ty đầu tư mạo hiểm (VC) đều không muốn trở thành kẻ chậm chân.
Theo Digest Africa, chỉ tính riêng trong quý 3 năm nay, các công ty công nghệ tài chính châu Phi đã huy động được tới 906 triệu USD, cao hơn mức đầu tư của tất cả các ngành khác cộng lại trong nửa đầu năm 2021.
Cách đây 3 năm, công ty khởi nghiệp tư nhân duy nhất tại châu Phi đạt giá trị trên 1 tỷ USD là doanh nghiệp thương mại điện tử Jumia của Nigeria. Hiện nay, có đến 7 công ty khởi nghiệp châu Phi gia nhập câu lạc bộ tỷ USD. Trong số này có 5 công ty công nghệ tài chính.
Ông Ryosuke Yamawaki tại công ty đầu tư mạo hiểm Kepple Africa Ventures gia nhập thị trường châu Phi trong năm 2018 nhận định làn sóng này mới chỉ bắt đầu. Ông Yamawaki nói: "Tôi cho rằng nó sẽ bùng nổ. Ngày nay chúng ta chứng kiến các nhà đầu tư đến từ ngoài châu Phi mỗi ngày".
Vào tháng 10, Google thông báo quỹ 50 triệu USD để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp châu Phi. Cùng tháng, công ty trụ sở tại New York (Mỹ) Tiger Global đầu tư tới 15 triệu USD vào doanh nghiệp Mono của Nigeria và 3 triệu USD vào Union54 của Zambia.
Không chỉ có phương Tây để mắt đến các doanh nghiệp công nghệ tài chính châu Phi. Vào tháng 8, tập đoàn SoftBank (Nhật Bản) dẫn đầu vòng đầu tư 400 triệu USD vào dịch vụ thanh toán qua điện thoại OPay của Nigeria.
Các công ty đầu tư mạo hiểm của Nhật Bản như Kepple Africa Ventures, Samurai Incubate Africa và Asia Africa Investment & Consulting đã đẩy mạnh hoạt động tại châu Phi trong 2 năm qua. Kepple Africa Ventures đã đầu tư khoảng 15 triệu USD vào 96 công ty.
Chắc chắn công nghệ tài chính đang trở nên thu hút trên toàn cầu - không chỉ ở châu Phi. Nhưng châu lục này có những đặc điểm và thách thức độc đáo khiến lĩnh vực này trở nên phù hợp một cách lý tưởng.
Aubrey Hruby, cố vấn của nhóm 500 công ty lớn nhất Mỹ, đánh giá các tài năng người châu Phi trong lĩnh vực công nghệ tài chính đến nay đã trưởng thành, nhiều trong số đó là bước vào lần khởi nghiệp thứ hai hoặc thứ ba.
Ngoài ra, thị trường tại châu Phi cũng mang đến nhiều cơ hội. Có đến 40% người dân tại vùng Hạ Sahara dưới 15 tuổi và nhóm này là khách hàng tiềm năng trong tương lai bởi điện thoại thông minh đang tăng mạnh mẽ tại đây.
Tuy các nhà đầu tư vẫn lo ngại về bất ổn chính trị và các quy định thiếu chắc chắn tại một số quốc gia châu Phi nhưng Thomson cho rằng dòng đầu tư vào các công ty công nghệ tài chính châu Phi cho thấy con đường hướng đến tương lai tốt hơn. Anh nói: "Khi các nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ các nhà sáng tạo và công nghệ địa phương, điều đó tương đương với xây dựng một thế giới tốt hơn".
Sao Instagram quyên 7 triệu USD giải cứu người Afghanistan Quentin Quarantino lập chiến dịch trên GoFundMe và quyên được 7 triệu USD từ người ủng hộ trên Instagram để đưa hàng chục người Afghanistan rời đất nước. Quentin Quarantino, biệt danh của Tommy Marcus, thanh niên 25 tuổi sống tại thành phố New York của Mỹ, nổi tiếng với ảnh chế và các trò đùa về những người phản đối tiêm vaccine...