Nhiều nhà nhập khẩu thế giới săn gạo Lộc Trời 1
Từng lọt top 3 gạo ngon thế giới, một sản phẩm gạo Việt Nam mang thương hiệu Lộc Trời 1 đang được nhiều nhà nhập khẩu săn lùng, dù sản phẩm này còn nhỏ lẻ, chưa đủ số lượng lớn.
Ông Phạm Thanh Thọ – Phó giám đốc ngành lương thực Tập đoàn Lộc Trời cho biết, từ đầu năm 2016 đến nay tập đoàn phải từ chối rất nhiều đơn hàng sản phẩm gạo Lộc Trời 1, dù rằng tình hình xuất khẩu gạo thời gian qua không mấy nổi bật.
PGS.TS Dương Văn Chín (đầu tiên bên phải) trên đồng lúa của Tập đoàn Lộc Trời.
Nguyên nhân từ chối đơn hàng, theo ông Thọ là do doanh nghiệp này chưa có đủ sản lượng cung cấp cho đối tác. Hiện tại, diện tích sản xuất giống lúa này chỉ mới hơn 10.000ha, tập trung tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong số các doanh nghiệp săn lùng sản phẩm gạo mới này có nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài như Tập đoàn Louis Dreyfus, Công ty Abound Zoom Trading và nhiều doanh nghiệp của Hong Kong, Canada, Trung Đông, Philippines…
Video đang HOT
Theo ông Thọ, loại gạo này được lùng mua nhờ từng được lọt vào Top 3 gạo ngon thế giới trong một cuộc thi hồi năm 2015, tổ chức tại Malaysia. Cụ thể, trong năm 2015, trong khuôn khổ Hội nghị lúa gạo thế giới tại Kuala Lumpur (Malaysia), The Rice Trader tổ chức cuộc thi Gạo ngon cho tất cả các nước cùng tham gia.
Thời điểm này, Tập đoàn Lộc Trời đã chủ động mang hai giống gạo thơm do đơn vị ông nghiên cứu ra là giống AGPPS 140 và AGPPS 103 đến “tranh tài” cùng với các nước khác như Mỹ, Thái Lan, Campuchia…
Tại vòng chung kết, có 3 giống được chọn vào vòng chung kết xếp hạng gạo ngon nhất thế giới, gồm giống gạo thơm California của Mỹ, giống gạo thơm Jasmine Rice của Campuchia, và giống AGPPS 103 của Tập đoàn Lộc Trời.
Kết quả cuộc thi, gạo thơm California của Mỹ đoạt giải nhất, đứng nhì là gạo Jasmine của Campuchia. Giống gạo AGPPS 103 được cấp chứng nhận lọt vào top 3 gạo ngon nhất thế giới.
PGS.TS Dương Văn Chín, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành cho biết, giống lúa này được trung tâm bắt đầu nghiên cứu từ năm 2004. Trải qua gần 10 năm lai tạo, trung tâm mới tạo được loại giống lúa với các tiêu chuẩn như mong muốn, trước khi được Bộ NNPTNT cho sản xuất thử trên đồng ruộng.
Hiện nay, giống lúa này đã chính thức được Bộ NNPTNT công nhận là giống quốc gia và cho phép mở rộng sản xuất. Giống lúa AGPPS 103 cũng đã được đổi tên thành giống Lộc Trời 1, còn giống AGPPS 140 được đổi tên thành Lộc Trời 3.
Theo ông Chín, giống này trồng ở vùng nhiễm mặn sẽ cho hạt gạo bóng đẹp hơn, cơm ngon hơn khi trồng ở vùng nước ngọt hoàn toàn. Do đó, doanh nghiệp này có dự kiến sẽ mở rộng diện tích ở các vùng ven biển nhằm tăng chất lượng gạo, giúp nông dân ổn định sản xuất và thu nhập.
Tuy vậy, trả lời Dân Việt, ông Huỳnh Văn Thòn – Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, dè dặt cho rằng đây là giống lúa mới, chưa đưa vào sản xuất đại trà được. Hiện tại, doanh nghiệp này đang trong quá trình gầy dựng, sản xuất giống để nhân rộng sản xuất trong vụ đông xuân tới.
Cũng theo ông Thòn, để đưa một giống lúa mới vào sản xuất lớn không đơn giản và cần nhiều thời gian, do nông dân đã và đang quen với những giống lúa hiện có. Hơn nữa, việc sản xuất giống số lượng lớn hiện cũng chưa đáp ứng được nếu thị trường có nhu cầu lớn.
Theo Danviet
Việt Nam dự kiến xuất khẩu 5,7 triệu tấn gạo
Sau một thời gian giảm sâu, giá lúa trong nước và gạo nguyên liệu xuất khẩu đã tăng nhẹ trở lại, dự báo giá gạo sẽ còn tăng trong thời gian tới.
Sáng 29.6, giá lúa, gạo trong nước tại một số tỉnh ĐBSCL bắt đầu tăng nhẹ. Giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.000- 5.200 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.400 - 5.500 đồng/kg.
Tại các tỉnh như Hậu Giang, Vĩnh Long, An Giang... nhiều loại lúa tươi hạt dài đang được nông dân bán cho thương lái ở mức 4.550- 4.900 đồng/kg, lúa tươi IR 50404 có giá khoảng 4.300 - 4.400 đồng/kg. Mức giá này tăng từ 100 - 200 đồng/kg so với thời điểm cách đây 1 tuần.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cũng cho biết, giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 6.600 - 6.700 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 6.300 - 6.400 đồng/kg tùy chất lượng. Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 7.500 - 7.600 đồng/kg, gạo 25% tấm có giá khoảng 7.200 - 7.300 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Trong khi đó, theo báo cáo của Bộ NNPTNT, giá gạo xuất khẩu bình quân trong 5 tháng đầu năm nay đạt 449USD/tấn, tăng 3,28% so với cùng kỳ năm 2015.
Theo nhận định của ông Huỳnh Minh Huệ - Tổng Thư ký VFA, nguyên nhân giá lúa, gạo có xu hướng tăng là do tình hình tồn kho của các doanh nghiệp sau vụ đông xuân năm nay không lớn. Tới thời điểm tháng 6, tồn kho trong kho doanh nghiệp chỉ khoảng 1,15 triệu tấn gạo các loại trong khi hợp đồng đã ký khoảng 1,25 triệu tấn, hụt khoảng 100.000 tấn. Do đó, xu hướng giá lúa gạo trong nước và xuất khẩu sẽ không sụt giảm nhiều. Ông Huệ cho rằng, nếu có nhu cầu nhập khẩu mới thì giá gạo sẽ tăng trở lại. Ngoài ra, hiện tại, chỉ có Việt Nam có lúa mới, thu hoạch vụ hè thu trong khi hầu hết các nước bắt đầu thu hoạch từ tháng 9 - 10. Do đó, lợi thế giá sẽ thuộc về các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Huỳnh Thế Năng - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực Miền Nam (Vinafood II) cũng cho biết, một số thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như Philippines, Indonesia sẽ có nhu cầu nhập khẩu mới vào các tháng cuối năm 2016. Đặc biệt, ông Năng cho rằng, giá mua lúa, cũng như giá gạo xuất khẩu đang có chiều hướng tăng. Do đó, nếu có hợp đồng xuất khẩu mới, giá sẽ tăng dần và khả năng tăng đột biến. Theo nhận định, trong 6 tháng cuối năm, khả năng Việt Nam còn xuất khẩu được khoảng 3,9 triệu tấn gạo. Dự kiến cả năm 2016, Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 5,7 triệu tấn gạo.
Theo Danviet
Trung Quốc sang tận ruộng kiểm tra gạo Việt Gạo Việt đang phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc. Bộ NN&PTNT vừa công bố nghị định thư về kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu gạo, cám Việt Nam (VN) sang Trung Quốc (TQ). Bên cạnh những thuận lợi thì các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo Việt cũng lo ngại về những quy định khắt khe trong nghị...