Nhiều nhà nghỉ ven biển Cửa Đại bỏ hoang do sạt lở
Chỉ trong một đêm sóng biển đánh sập hàng trăm mét bờ kè Cửa Đại (Hội An, Quảng Nam), ăn sâu vào đất liền 10 m. Hàng loạt nhà nghỉ, công trình ven biển đứng trước nguy cơ bị lôi xuống biển.
Mấy ngày gần đây, tình trạng sạt lở ở bãi biển Cửa Đại (TP Hội An, Quảng Nam) tái diễn. Mưa lớn kéo dài, hàng trăm mét bờ kè bị sóng đánh sập. Người dân và các khu du lịch, nhà hàng dọc 3 km bờ biển bị uy hiếp.
“Sáng 2/11, chỉ trong 5 tiếng mà biển ngoạm sâu mất hơn 10 m đất, một đoạn bờ kè bằng bao cát dài gần 300 m tan nát. Không biết sắp tới sẽ như thế nào”, một chủ nhà hàng nói.
“Chúng tôi đã chỉ đạo nhiều đoàn cán bộ của thành phố xuống hướng dẫn người dân cách che chắn, chằng chống khỏi bị sạt lở nhưng cũng chỉ là biện pháp tạm thời”, ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch UBND TP Hội An nói. Hàng loạt hội thảo trong đó có cả chuyên gia trong nước và quốc tế tham dự, nhưng đến nay nhà chức trách Quảng Nam vẫn chưa tìm ra giải pháp nào để cứu cửa biển được xem là đẹp và sầm uất nhất Đàng Trong từ thời Chămpa này.
Video đang HOT
Gần đây nhất, ngày 26/10 giới chức tỉnh Quảng Nam đã có buổi làm việc với đoàn đại sứ Hà Lan cùng nhiều chuyên gia từ các trường đại học của vương quốc này để chia sẻ kinh nghiệm ứng phó với sạt lở. Tại đây, đoàn chuyên gia đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm cứu bờ biển Cửa Đại, tuy nhiên phương án này nếu thực hiện trong khoảng 20 năm và có thể tốn 40 triệu euro. Trong ảnh là một đoạn kè cứng bằng bêtông bị sóng đánh tan, lôi xuống biển.
Theo các chuyên gia Hà Lan, quốc gia vốn có địa hình thấp hơn mực nước biển, nếu Quảng Nam làm kè cứng bằng bêtông thì bãi biển Cửa Đại sẽ biến mất vĩnh viễn. “Khả thi nhất vẫn là kè mềm bằng cát, cách này Hà Lan đã thực hiện và thành công, có thể giữ được bãi biển tuyệt đẹp này”, một chuyên gia nói.
Trong khi nhà chức trách vẫn đang loay hoay tìm giải pháp thì tình trạng sạt lở đang dần trở nên nghiêm trọng. Nhiều khu nghỉ dưỡng ven biển được đầu tư hàng trăm tỷ đồng đã phải bỏ hoang do sạt lở.
Khu nghỉ dưỡng này được đầu tư hàng trăm tỷ đang dần bị kéo xuống biển. Sóng biển xâm thực khiến cho nhiều ngôi nhà ở đây nứt toác.
Khu vực rộng lớn này thuộc khu nghỉ dưỡng đầu tư gần 300 tỷ đồng, với hàng chục ngôi nhà hướng ra biển. Tuy nhiên, khi gần hoàn thành thì tình trạng sạt lở xảy ra, chủ đầu tư đành bỏ hoang.
Hiện nước biển chỉ còn cách móng tòa nhà 3 tầng này khoảng 10 m, trong khi trước đó khoảng cách này rất xa. Theo các chuyên gia, nguyên nhân sạt lở bờ biển là thượng nguồn sông Thu Bồn có quá nhiều thủy điện, dẫn đến tình trạng cát từ dòng sông này đổ ra biển bị thiếu hụt. Ngoài ra tình trạng hút cát trên sông Thu cũng là nguyên nhân.
“Quảng Nam đang rất cần các công trình khoa học, nghiên cứu để tìm ra giải pháp ứng phó với sạt lở và cứu bờ biển Cửa Đại”, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Đinh Văn Thu nói.
Tiến Hùng
Theo VNE
Hàng trăm hộ dân ở Bình Định bị triều cường đe dọa
400 hộ dân tại xã Cát Tiến, H.Phù Cát, Bình Định, này đang sống ở vùng triều cường, xâm thực biển, sạt lở đất... Trong đó, 150 hộ bị áp lực bởi tình trạng xâm thực, triều cường; 250 hộ dân chịu ảnh hưởng nạn sạt lở, bị cô lập trong mùa mưa bão.
Đổ đá để gia cố tạm chống triều cường xâm thực vào nhà dân - Ảnh: Đức Huy
Ngày 4.11, ông Phạm Đình Cự, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành đổ đá, gia cố khu vực bãi biển ở phía bắc cảng cá P.6, TP.Tuy Hòa - nơi bị triều cường xâm thực, uy hiếp 21 hộ dân.
Theo ông Cự, trước mắt gia cố đoạn bờ biển bị triều cường bị xâm thực sâu, sau đó tỉnh sẽ có hướng xử lý kiên cố. Sáng 3.11, triều cường bất ngờ dâng cao xâm thực sâu gần 10 m bãi biển, dài khoảng 300 m. Ông Phạm Minh Thảo, Chủ tịch UBND P.6, cho biết UBND phường đã di dời 21 hộ dân để đảm bảo an toàn.
Hôm qua, ông Nguyễn Chí Hoàng, Phó chủ tịch UBND xã Cát Tiến (H.Phù Cát, Bình Định), cho biết có khoảng 400 hộ dân tại địa phương này đang sống ở vùng triều cường, xâm thực biển, sạt lở đất... Trong đó, 150 hộ ở thôn Trung Lương thường xuyên bị áp lực bởi tình trạng xâm thực biển, triều cường và 250 hộ dân ở 2 thôn Chánh Đạt, Tân Tiến sống ven đê chịu ảnh hưởng nạn sạt lở, bị cô lập trong mùa mưa bão.
Từ năm 2009 đến nay, chính quyền địa phương bố trí đất tại khu tái định cư ở thôn Phương Nghi (giáp ranh với thôn Trung Lương) nhưng chỉ có 20 hộ nhận đất, trong đó có 14 hộ xây dựng nhà kiên cố.
Hoàng Trọng - Đức Huy
Theo Thanhnien
Quảng Nam "xin" Thủ tướng 100 tỉ để chống sạt lở Ngày 11/9, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho hay, UBND tỉnh đã có kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ kinh phí thực hiện công trình kè chống sạt lở bờ sông Bà Rén (thị trấn Nam Phước, Duy Xuyên) và đê kè chống sạt lở bờ biển Cửa Đại (Hội An). Để thực hiện hai công trình này, tỉnh Quảng...