Nhiều nhà đầu tư điện gió ngoài khơi lo lắng vì cơ chế chưa rõ ràng
Ngày 9/6, tại Hà Nội, Hiệp hội Điện gió toàn cầu (GWEC) phối hợp với Viện Năng lượng – Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Lộ trình hiện thực hóa điện gió ngoài khơi tại Việt Nam: Hướng đến mục tiêu Quy hoạch Điện VIII và cam kết Net Zero”.
Nhiều khó khăn đã được các nhà đầu tư điện gió ngoài khơi chia sẻ tại Hội thảo này.
Nhà máy Điện gió Bạc Liêu ở xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. Ảnh minh họa: Duy Khương/TTXVN
Nút thắt ở cơ chế
Hiện nay, dự thảo Quy hoạch Điện VIII đã được Bộ Công Thương trình Chính phủ xem xét, phê duyệt. Dự kiến đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu 7.000 MW điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T cho rằng, quá trình phê duyệt dự án, lựa chọn nhà đầu tư kéo dài sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển điện gió ngoài khơi vào năm 2030 với 7.000 MW hoặc cao hơn khi điều kiện cho phép.
Sau khi Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt, Bộ Công Thương mới dự kiến tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch, làm cơ sở để xác định quy mô công suất các dự án phân theo từng địa phương, tiếp đó mới đến công tác lựa chọn nhà đầu tư… Do vậy, nếu việc phê duyệt quy hoạch, lựạ chọn dự án, lựa chọn nhà đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi không sớm được đẩy nhanh theo các trình tự thủ tục mục tiêu đến 2030 là rất khó khả thi.
Về khung chính sách, lộ trình xây dựng và ban hành cơ chế chính sách giá cho các dự án điện gió ngoài khơi đến nay chưa được chuẩn bị, thiếu các chỉ dẫn cụ thể và rõ ràng. Đặc biệt, quy định như thế nào được gọi là dự án điện gió ngoài khơi cũng là những khó khăn cho phát triển các dự án, bà Bình nêu quan điểm.
Cụ thể, ở Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam, Quyết định này chỉ đưa ra quy định điện gió trên bờ và ngoài khơi, trong khi Dự thảo Quy hoạch Điện VIII đề cập đến điện gió trên bờ, gần bờ và điện gió ngoài khơi.
Video đang HOT
Lãnh đạo Tập đoàn T&T cũng bày tỏ lo ngại về cơ chế đấu thầu, đấu giá đang được đề xuất dự kiến sẽ áp dụng cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
“Nếu áp dụng ngay cho điện gió ngoài khơi có thể sẽ có nhiều rủi ro và hệ lụy cho cả các nhà đầu tư “thực” lẫn mục tiêu phát triển của Quy hoạch Điện VIII cần đạt được. Điện gió ngoài khơi là lĩnh vực đầu tư còn rất mới mẻ đối với Việt Nam, trong khi có thể một số nhà đầu tư chỉ tham gia hoạt động theo hướng phát triển dự án. Vì thế, việc tham gia thầu, bỏ giá thầu trong trường hợp này có thể dẫn đến tình trạng nhiễu thị trường và sau đó là bỏ thầu…”, bà Bình phân tích.
Cùng quan điểm, ông Mark Hutchinson, đại diện Hiệp hội điện gió toàn cầu (GWEC) cho rằng, doanh nghiệp phải đầu tư hàng tỷ USD cho một dự án điện gió ngoài khơi, dù là dự án nhỏ nên cần sự rõ ràng về chính sách. Thời gian để hoàn thành một dự án điện gió ngoài khơi từ khâu chuẩn bị đến khi vận hành thương mại mất 8 năm và rất nhiều việc cấp bách cần thực hiện.
Ông Mark Hutchinson cũng cho biết, các ngân hàng trong nước giới hạn khoản vay nên cần những đơn vị nước ngoài đầu tư. Qua tham vấn, ngân hàng nước ngoài sẽ phải tính toán được rủi ro và dự toán tài chính thông qua cơ chế giá và những điều khoản ở hợp đồng mua bán điện thể hiện điều khoản về giảm công suất…
Cần cơ chế chuyển tiếp trước đấu thầu
Theo các nhà đầu tư dự án, Việt Nam đang nghiên cứu và đưa ra phương án đấu thầu dự án; trong đó, có điện gió ngoài khơi. Tuy nhiên, cần có cơ chế chuyển tiếp trước khi thực hiện đấu thầu bởi không chỉ thời gian chờ đợi cơ chế mà thực tế kinh nghiệm các nước cho thấy đây là giải pháp hợp lý.
Ông Mark Hutchinson nhấn mạnh, không thị trường nào trên thế giới huy động được 3 GW điện gió ngoài khơi trong giai đoạn đầu tiên thông qua đấu thầu. Do đó, cần thực hiện cơ chế chuyển tiếp với giá cố định cho 4 GW đầu tiên và sau đó tiến tới đấu thầu cho 3 GW còn lại cho giai đoạn đến năm 2030. Hoặc thực hiện giải pháp lựa chọn nhà đầu tư theo các tiêu chí đặt ra…
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình cũng nhấn mạnh: “Đây là giai đoạn đầu khởi động, định hình phát triển một ngành công nghiệp mới, hiện đại ở Việt Nam. Do vậy, Chính phủ có thể xem xét bắt đầu bằng cơ chế lựa chọn nhà đầu tư (không qua đấu thầu) trên cơ sở phải đáp ứng được các tiêu chí rõ ràng, chứng minh được năng lực, kinh nghiệm, tài chính, phát triển công nghiệp phụ trợ trong nước…, đảm bảo rút ngắn giai đoạn lựa chọn nhà đầu tư, các dự án có thể sớm được triển khai, vận hành trước 2030″.
Dẫn chứng kinh nghiệm từ các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản…, bà Thanh Bình cho hay, các nước này cũng áp dụng cơ chế giá ưu đãi (FIT) để thúc đẩy phát triển điện gió ngoài khơi giai đoạn đầu. T&T cũng đang tính toán mức giá bao nhiêu là hợp lý và sẽ có đề xuất với Chính phủ.
Ông Stuart Livesey, Giám đốc quốc gia Việt Nam COP – Tổng giám đốc Công ty La Gan cũng nêu lý do phải có giai đoạn chuyển đổi trước khi chuyển ngay sang cơ chế đấu giá. Theo đó, các tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi cần được điều chỉnh bởi khung pháp lý và quy định hiệu quả, từ đó thu hút nhiều nhà phát triển, nhà đầu tư, nhà thầu, nhà cung cấp và tài trợ trên toàn thế giới. Như ở Đài Loan (Trung Quốc), mức giá đối với các hợp đồng mua bán điện cho các dự án điện gió ngoài khơi cho thấy mức giảm đều trong 6 năm qua từ mức giá ưu đãi FIT ban đầu, qua giai đoạn chuyển đổi và hiện tại là đấu giá cạnh tranh, với mức giảm khoảng 60%.
“Điểm đầu tiên trong kinh nghiệm phát triển các dự án là Chính phủ chủ động trong việc đánh giá các vị trí tiềm năng, từ đó có kế hoạch dài hạn, mạnh mẽ và nhất quán để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư”, ông Stuart Livesey nói.
Về phía cơ quan quản lý, ông Đoàn Ngọc Dương, Phó Viên trưởng Viện Năng lượng (Bộ Công thương) cũng bày tỏ, mỗi quốc gia có cơ sở, xuất pháp điểm và pháp luật đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của quốc gia đi trước, để thúc đẩy phát triển giai đoạn đầu, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, họ cũng dùng chính sách giá cố định hoặc lựa chọn nhà đầu tư… Do vậy, đây cũng là vấn đề phải cân nhắc.
Sốt đất hạ nhiệt ở nhiều nơi
Nhiều người chấp nhận bỏ cọc hàng trăm triệu đồng khi mua đất ở tỉnh với giá cao. Sau nhiều tháng tăng nóng và giao dịch sôi động, thời gian gần đây, thị trường bất động sản - cụ thể là đất nông nghiệp, đất đồi, đất ven sông, hồ - ở nhiều tỉnh, thành phía Nam và Tây Nguyên đã hạ nhiệt thấy rõ.
Người bán nhiều hơn mua
Trên các hội, nhóm, diễn đàn mua bán nhà đất nghỉ dưỡng, đất view đẹp, ở các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông..., thông tin rao bán đất xuất hiện dày đặc như: "Chuẩn bị tới ngày công chứng nhưng không xoay được tiền, bán thu hồi vốn 4 ha đất có hồ, có nhà... ở Lâm Hà", "Cần ra nhanh đất đồi triền đẹp nằm ngay khu dân cư, thích hợp nghỉ dưỡng, trồng cây ăn trái, diện tích 4 ha giá chỉ 3,5 tỉ đồng"... nhưng giao dịch thành công rất ít. Diễn biến này trái ngược với những tháng trước, lúc thị trường còn sôi động, chủ yếu người có nhu cầu đăng tìm mua đất , thậm chí nhiều người còn tranh nhau đặt cọc mỗi khi có ai đăng bán mảnh đất đẹp với giá cả hợp lý.
Ông Phan Tín - nhà ở khu vực xã Đắk Som, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - kể vài tháng trước, khi mới xuất hiện thông tin có doanh nghiệp lớn sắp đầu tư vào khu vực hồ Tà Đùng để làm dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng thì giá đất khu vực này "nhảy múa" liên tục. Có nhiều mảnh đất khách vừa đặt cọc đã tăng giá 2-3 lần, người mua chỉ sang tay tiền đặt cọc là có thể lời gấp đôi trong vài tuần. Đến nay, thị trường lắng dịu thấy rõ, một số người trót ôm đất giá cao đang phải chạy vạy khắp nơi tìm khách hàng bán lại.
Các khu đất đồi trước đây được nhiều người săn tìm nhưng nay mọi giao dịch gần như đóng băng.
Ông Hoàng - nhà ở TP Thủ Đức, TP HCM - cho biết ông định mua chung với người bạn mảnh đất 1 ha mặt tiền ở khu trung tâm TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông nhưng khi vừa đặt cọc thì chứng khoán lao dốc không phanh. Cả ông và người bạn bị lỗ nặng, không còn tiền đầu tư đất đành phải hủy cọc, mất mấy trăm triệu đồng vì rao bán khắp nơi nhưng không ai mua. Còn bà Thư (ngụ xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) cho hay tháng trước bà nhận cọc 300 triệu đồng để bán mảnh vườn diện tích 5.000 m2 cho một khách hàng ở TP HCM. Mới đây, người khách gọi điện nói muốn lấy lại cọc vì thế chấp căn hộ tại TP HCM để vay tiền nhưng ngân hàng không giải ngân. "Tôi thấy họ cũng đang khó khăn về vốn nên đồng ý trả lại 200 triệu đồng, chỉ giữ lại 100 triệu đồng coi như phí giữ chỗ" - bà Thư nói.
Ông Minh - chuyên môi giới đất vườn, đất ven sông, hồ ở khu vực huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai - thừa nhận gần đây, mọi giao dịch đất đai gần như "đứng im", khách hẹn đặt cọc đều bỏ ngang.
Còn tại các huyện Bảo Lộc, Lâm Hà, Bảo Lâm, TP Đà Lạt... thuộc tỉnh Lâm Đồng, do chính quyền địa phương siết chặt việc phân lô, tách thửa nên hoạt động mua bán đất ở những khu vực này gần như đóng băng. "Ai cần tiền gấp, muốn bán nhanh phải chấp nhận hạ giá, nếu không sẽ ôm hàng" - bà Mỹ Phương (người môi giới quanh khu vực Tà Nung, Nam Ban của huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) cho biết.
Sẽ còn giảm thêm
Tổng giám đốc một công ty bất động sản chuyên đầu tư, giao dịch ở các tỉnh cho biết thị trường bất động sản ở các tỉnh đã chững lại khoảng 2 tháng trở lại đây vì nhiều lý do nhưng phần lớn là vì dòng tiền bị siết lại. Một phần cũng do giá đất ở nhiều địa phương bị đẩy lên quá cao trong 2 năm trở lại đây, có những mảnh đất tăng 200%-300% trong vài tháng nên những người vào sau sợ rủi ro vì vậy không dám đầu tư.
Ông Trần Khánh Quang - chuyên gia tài chính, bất động sản - cho rằng thị trường bất động sản ở các tỉnh đang hạ nhiệt, không còn sôi động như trước vì hầu hết các nhà đầu tư lớn, những người nhiều tiền từ 20-30 tỉ đồng trở lên đã rút từ sớm, họ chuyển sang trú ẩn vào những phân khúc bất động sản còn dư địa tăng giá, dễ giao dịch như nhà phố, đất nền ở gần TP HCM. "Nhà đầu tư muốn đầu tư sản phẩm có tính thanh khoản chứ không cần lời nhiều nữa. Đối với đất nền riêng lẻ, đặc biệt là những lô đất có giá trị lớn 20-30 tỉ đồng đều không bán được, giao dịch các phân khúc khác cũng chậm lại" - ông Quang thông tin.
Theo dự báo của chuyên gia kinh tế, nửa cuối năm nay, giá căn hộ chuẩn ở TP HCM sẽ dao động nhẹ. Còn tất cả phân khúc khác như đất nền, nhà phố... đã bị đẩy giá tăng quá ảo sẽ mất thanh khoản thời gian dài nếu tiếp tục neo giá bán cao như hiện nay. Việc giá bất động sản có thể được nhà đầu tư bán giảm 20%-30% so với thị trường là hoàn toàn có thể xảy ra.
Có 2 tỷ đồng muốn đầu tư nhà đất ở Long An có được không? Theo giới đầu tư có kinh nghiệm, thị trường bất động sản Long An là thị trường còn sơ khai, có nhiều cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, đầu tư vào đâu, đầu tư như thế nào để có tiềm năng thì nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ... Tham gia đầu tư vào bất động sản vài năm nay nhưng anh Hoàng...