Nhiều nhà đầu tư ‘bỏ chạy’ khỏi dự án giao thông
Do kinh tế khó khăn, nhiều nhà đầu tư đã rút lui, không tiếp tục thực hiện các dự án giao thông khiến nhiều dự án ở TP HCM không thể khởi công, bị gián đoạn suốt nhiều năm.
Ngày 13/11, Ban Kinh tế Ngân sách (HĐND TP HCM) đã có buổi làm việc với lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải về tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cho lĩnh vực giao thông trong 10 tháng đầu năm.
Phối cảnh đường trên cao số 1. Sau gần 10 năm bị gián đoạn do chủ đầu tư rút lui, mới đây dự án đã được tái khởi động do công ty Cổ phần Xây dựng Bách Khoa làm đơn vị tư vấn.
Theo Sở Giao thông Vận tải, do khó khăn về tài chính nên nhiều nhà đầu tư “bỏ chạy”, không tiếp tục thực hiện các dự án giao thông như ý định ban đầu. Chẳng hạn dự án đường trên cao số 1 được UBND thành phố giao cho Công ty GS E&C (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư, đã được khởi động từ năm 2002, nhưng do chi phí giải phóng mặt bằng quá cao và phải tập trung nguồn lực cho dự án xây dựng đường nối Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài nên chủ đầu tư đã xin rút.
Đường trên cao số 1 dài 8 km, bắt đầu từ đường Cộng Hòa (gần vòng xoay Lăng Cha Cả) đi theo đường Bùi Thị Xuân, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đến đường Nguyễn Hữu Cảnh (gần cầu Thị Nghè 2). Đây là một trong 4 đường trên cao tại TP HCM theo quy hoạch đến năm 2020, có chức năng kết nối khu vực phía tây bắc và sân bay Tân Sơn Nhất với trung tâm hiện hữu và khu đô thị Thủ Thiêm. Tổng mức đầu tư ban đầu dự kiến hơn 4.000 tỷ đồng.
Một dự án khác chủ đầu tư cũng “bỏ của chạy lấy người” là đường vành đai 2. Đơn vị đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) đã xin rút lui khỏi dự án. Đây là một trong những nguyên nhân khiến dự án trọng điểm của thành phố đến nay vẫn chưa thể khép kín. Khi tham gia vào tuyến vành đai 2 đoạn từ ngã ba An Lập đến đường Nguyễn Văn Linh, Petroland đã xin đầu tư theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao). Vốn đầu tư dự kiến vào khoảng hơn 8.000 tỷ đồng.
Việc nhà đầu tư Petroland xin rút lui là một trong những nguyên nhân khiến đường vành đai 2 của TP HCM đến nay vẫn chưa thể khép kín. Ảnh: H.C.
Cũng theo Sở Giao thông Vận tải, TP HCM đang tập trung kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị như các dự án đường sắt đô thị, monorail, đoạn tuyến đường vành đai số 2, tuyến đường trên cao dưới hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), BT (xây dựng – chuyển giao), PPP (đối tác công tư)… Tuy nhiên, việc thực hiện gặp nhiều khó khăn do các trạm thu phí trên địa bàn hiện đã khá dày đặc, việc đặt thêm trạm mới để thực hiện dự án theo hình thức BOT là không khả thi.
Video đang HOT
Đối với dự án BT thì quỹ đất thành phố không còn nhiều để giao cho nhà đầu tư khai thác thu hồi vốn. Còn hình thức đầu tư PPP, mặc dù Thủ tướng đã ban hành quyết định thực hiện thí điểm, nhưng cũng chỉ đang ở bước tìm hiểu chưa thể thực hiện phổ biến do còn nhiều vướng mắc.
Theo báo cáo của Sở Giao thông Vận tải TP HCM, về vốn ngân sách thành phố, kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản cả 2 đợt giao cho Sở là hơn 3.005 tỷ đồng, thực hiện 10 tháng được hơn 2.443 tỷ đồng, đạt 81% kế hoạch, giải ngân được hơn 2.239 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch. Ước thực hiện năm 2012 được 3.946 tỷ đồng, giải ngân đạt trên 97%.
Về vốn các công trình sử dụng vốn ODA của ngành Giao thông Vận tải là hơn 2.187 tỷ đồng, thực hiện và giải ngân 10 tháng đầu năm được hơn 4.424 tỷ đồng, đạt 202,3% kế hoạch. Ước thực hiện năm 2012 đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch.
Các công trình sử dụng vốn ngoài ngân sách (BOT, BT…) là 3.907 tỷ đồng, thực hiện và giải ngân 10 tháng được hơn 1.933 tỷ đồng, đạt 49,5% kế hoạch, ước thực hiện và giải ngân năm 2012 được 2.586 tỷ đồng, đạt 66,2% kế hoạch.
Kinh phí trợ giá xe buýt là 1.500 tỷ đồng, thực hiện và giải ngân 10 tháng được hơn 1.200 tỷ đồng, đạt 74% kế hoạch. Ước thực hiện và giải ngân năm 2012 đạt 100% .
Theo VNE
Cơn lốc xài sang của người Việt
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các thương hiệu xa xỉ vẫn tăng trưởng đều vài chục %. Đang có một bộ phận người tiêu dùng chi tiền mạnh tay cho hàng hiệu, theo nhận định của Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa.
- Có thông tin rằng mới đây, thương hiệu xa xỉ Hermes mới nhập về Việt Nam một bộ sưu tập gồm 4 chiếc, trong đó có chiếc giá tới 140.000 USD thì loáng cái đã bán hết sạch. Theo ông, ai là người dám bỏ ra hàng tỷ đồng để mua những sản phẩm đó?
- Tôi nghĩ không cân biêt họ là ai, song tâng lớp mua chắc phải giống nhau đều là tầng lớp trung lưu. Tầng lớp này đang phát triển rất mạnh ở Hà Nội. Đặc điểm của tâng lớp trung lưu là họ bắt đâu có tiên để thực hiện các giấc mơ khi còn nghèo nhưng không đủ lớn để nghĩ đến việc đầu tư và họ luôn nhìn thấy tầng lớp thượng lưu. Bởi vậy họ chỉ muốn tạo cho mình phong cách sinh hoạt hào nhoáng hơn, phân nào văn minh hơn. Nhất là phụ nữ trung lưu, họ coi chuyện mua sắm đồ nổi tiếng là mục tiêu không mệt mỏi. Và các hãng thời trang coi đây là đích ngắm của họ. Còn giới thượng lưu giàu có hơn nữa, họ coi những sản phẩm đắt tiền không có gì đặc biệt và không quan tâm nhiều đến nó, họ nghĩ đến việc đầu tư và kinh doanh nhiều hơn.
- Nhưng nếu một người kiếm tiền cực nhọc họ có sẵn sàng tiêu xài xả láng như vậy không, thưa ông?
- Thường những khu vực giàu lên một cách nhanh chóng thì tiêu dùng cũng rất dễ dàng hơn. Bởi thế những người kiếm tiền, có tiền một cách dễ dàng thì cũng sẵn sàng mua sẵm dễ dàng. Đó là tâm lý tiêu dùng của các quôc gia mới nôi như Việt Nam và Trung Quốc... Bởi ở các nước này, sự chênh lệch giàu nghèo trở nên rất lớn vì cơ hôi làm ăn cho người giàu rất nhiều mà người nghèo dường như không có. Và khi xã hội mà tính minh bạch không cao thì khả năng tiêp cân cơ hôi sẽ là lợi thê đâu tư làm ăn cho những người giàu có. Và viêc kinh doanh của các quôc gia mới nôi là kinh doanh "cánh hẩu", nghĩa là kinh doanh bằng quan hê. Khi một người giàu đương nhiên có quan hê rông rãi, họ có thê gặp bât cứ ai. Còn người nghèo đên chủ tịch xã cũng khó tiêp cân được chứ chưa kể là các giới khác.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho rằng người xài sang chủ yếu thuộc tầng lớp trung lưu, những người muốn mình trở nên hào nhoáng hơn, văn minh hơn.
- Những người giàu lên nhanh chóng này thường trong lĩnh vực nào, thưa ông?
- Ở Hà Nội, nhóm những người kiêm tiên nhiều nhất là các đại gia đến từ việc kinh doanh đất đai. Cả nước diện tích đất bị tôn đọng là 71.000 ha, trong đó TP HCM chỉ có 10.000 ha, còn Hà Nội là 21.000 ha. Điêu đó cho thây người Hà Nội đầu cơ rât mạnh vào đât đai. Họ đâu cơ cả ở các tỉnh khác như Đà Nẵng, Đà Lạt và TP HCM...
- Nhưng theo ông, tiền ở đâu ra để đầu tư vào đất đai?
- Đất đai nằm ở trong tay chính quyên. Nó chỉ có thê thoát khỏi tay chính quyên để trở thành tư liêu sản xuất, dự án đâu tư khi mà chênh lệch về giá lớn. Và với một cơ chế như ở TP HCM, vê thủ tục cấp phép, đât thông thoáng hơn sẽ tạo ra chênh lệch giá đât ít hơn. Nên lượng người đầu cơ đất ở TP HCM ít hơn ở Hà Nội. Và đó là những người có quan hê nhất định với chính quyền hoặc những người biêt cách để kiêm tiên sẽ giàu nên nhanh chóng từ đây.
- Khi người ta giàu quá nhanh chóng, liệu có hệ lụy gì đằng sau không, thưa ông?
- Có một thực tế ở các quốc gia mới phát triển, những đại gia mới nôi thì tôc đô phát triển của tiền nhanh quá mức so với sự phát triển của văn hóa. Chính vì thê ở Trung Quốc, người ta mở hẳn một trường dạy văn hóa cho những người giàu. Nghĩa là họ phải đi học đê biết cách xử sự tương xứng với sô tiên họ có. Tuy nhiên, ở Việt Nam dường như ít ai có ý thức học cho nên là ngông nghênh, con cái hành xử bừa bãi cậy thê bô có tiền và bản thân bô mẹ cũng vậy, không coi ai ra gì. Rât đơn giản, bởi vì kiêm tiên quá dê và sô tiên đó phát triển quá nhanh. Nên càng ngày văn hóa càng lùn đi mà tiền thì lên đên đỉnh cao.
- Sẽ ra sao nếu việc thích mua sắm, thích chơi ngông... không phải của đại gia mà ngay trong giới trẻ và đang trở thành trào lưu nghiện hàng hiệu?
- Ở đâu cũng có trường hợp như vậy. Một lần đi Mỹ, tôi chứng kiến một chàng thanh niên da màu ngồi trong chiếc xe mui trần hạng sang. Khuôn mặt rất hãnh diện khi anh vặn nhạc to đến mức muốn rụng cả tim. Ở Hà Nội mới đây khi dừng ở ngã tư, một cô gái cũng đi xe mui trân mới tinh, ngôi trong xe bât nhạc rình rình khiến tất cả người xung quanh phải nhìn. Trong khi mọi người đêu quay lại nhìn thì cô ta tỏ ra hãnh diện. Đó là trạng thái tâm lý của môt tâng lớp mà sự giàu có của họ không tương xứng với văn hóa.
- Nhưng ông suy nghĩ sao khi có một số người cố mua xe hơi, mặc đồ hiệu... để tỏ ra sành điệu, giàu sang, hợp mốt trong khi họ vẫn đang ở nhà thuê?
- Có thể nhà là quá xa tâm tay của họ nhưng điều này phản ánh tâm lý muôn tỏ ra cho thiên hạ biêt mình cũng có vai có vê, có thân có thê, có tiên có của. Những người như vây sức mua nhà của họ khác với những người bình thường. Tuy nhiên, tâm lý đua đòi ở những thứ mà nhiều người nhìn thây như xe hơi, quần áo, điện thoại... để nhiều người thán phục. Còn nhà thì chẳng ai biêt đâu.
- Vậy theo ông điều gì đáng lo ngại nhất của giới trẻ bây giờ khi có một bộ phận đua đòi, thích mua sắm?
- Giới trẻ bây giờ có khả năng tiêp cân rât nhanh với thông tin toàn câu. Điêu đó cũng do tiến bộ công nghê đem lại. Nhưng để bắt chước những giá trị tôt đẹp của các quốc gia khác đòi hỏi người có bản lĩnh, nghị lực và sự học hỏi. Trong khi bắt chước những cái gọi là bê nôi như ăn chơi, làm đẹp thì rất dê. Trở thành một con người có sức mạnh trí tuê thì rât khó nhưng đê cho người ta thây anh ta là môt người sành điêu không khó lắm. Nhưng giới này lại là những người lôi người khác sử dụng và trở thành trào lưu.
- Xin cảm ơn ông.
Ông Patrick Thomas, Tổng Giám đốc Hermes toàn cầu cho rằng thật sai lầm nếu nghĩ luxury là đắt tiền. Có hàng rất đắt tiền nhưng chất lượng kém hoặc chất lượng cao nhưng không phải mắc tiền. Có người từng nói một món hàng xa xỉ là "mong muốn sở hữu nó nhiều hơn là lý do cần phải có nó". Bạn thấy một món đồ và lập tức thấy yêu, thấy muốn sở hữu mà chẳng cần phải có lý do, bạn không nghĩ đến giá của nó có quá mắc không hay mình có hợp với món đó không. "Mỗi người chúng ta đều có quan niệm khác nhau về luxury. Với tôi, đó là khi tôi thả mình vào với thiên nhiên hoang dã, ở trong rừng, nghe tiếng chim hót... Đó là luxury", ông Patrick Thomas nói.
Khi nhận xét về thị trường xa xỉ Việt Nam, vị Giám đốc toàn cầu của Hermes cho rằng khách hàng đang trở nên sáng suốt hơn. Cách nay 10, 15 năm, họ có thể nhảy xổ vào mua ngay chỉ cần nghe tới thương hiệu nhưng nay họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng. Đó là sự tiến bộ không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới.
Theo VNE
Trao học bổng cho 105 sinh viên khó khăn Tối 9-11, Quỹ Thời Báo Kinh tế Sài Gòn (STF) đã tổ chức đêm giao lưu doanh nhân - sinh viên và trao "Học bổng dài hạn STF - doanh nghiệp" cho 105 sinh viên từ mười trường ĐH trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đà Lạt. Đây là những bạn có điều kiện kinh tế khó khăn, học lực khá, giỏi trở...