Nhiều nguy cơ tiềm ẩn khi dùng chung tai nghe
Nhiều người cho rằng việc mượn tai nghe của người khác để sử dụng hoặc ngược lại chẳng là vấn đề gì cả. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe đây là việc không nên, vì có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về tai.
Không nên đeo tai nghe quá lâu để đảm bảo sức khỏe – Ảnh: Internet
Business Insider đã thử nghiệm với 22 cặp tai nghe để tìm ra những gì có thể ẩn giấu bên trong chúng. Những thứ bám lại trên tai nghe được lấy mẫu và đem đến phòng thí nghiệm vi sinh của đại học Columbia để xét nghiệm.
Sau khi để vi khuẩn lên các đĩa nuôi vi khuẩn trong 3 ngày, họ tìm được là trực khuẩn (Bacillus), có thể tìm thấy trong đất.
“Tôi khá là sốc khi thấy kết quả không có thứ gì siêu bẩn, đáng sợ. Ai cũng có vi khuẩn trên da, và những gì thu được hầu hết là những vi khuẩn này”, bà Susan Whittier, Giám đốc phòng thí nghiệm vi sinh thuộc đại học Columbia chia sẻ.
Một nghiên cứu khác nữa cho thấy tai nghe tạo ra rất nhiều vi khuẩn từ tai như: Pseudomonas ( trực khuẩn mủ xanh), tụ cầu khuẩn và liên cầu khuẩn. Các vi khuẩn sẽ tăng lên nếu bạn sử dụng tai nghe khi tập thể dục, vì gia tăng độ ấm và độ ẩm khiến vi khuẩn hình thành dễ dàng hơn.
Trên thực tế thì những loại vi khuẩn này không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe, nhưng nếu số lượng vi khuẩn quá nhiều, hoặc nếu vi khuẩn mới xâm nhập sâu vào tai của bạn, nó có thể gây ra nhiễm trùng tai vô cùng nguy hiểm.
Các chuyên gia nghiên cứu phát hiện: Sau khi đeo tai nghe 1 giờ, số lượng vi khuẩn trong tai đã gia tăng gấp hơn 700 lần. Lý do sau khi cài tai nghe, do không được thông thoáng nên nhiệt độ phía bên trong tai lập tức tăng lên, thúc đẩy các vi khuẩn có sẵn ở bề mặt tai nghe sản sinh rất nhanh. Lúc đó, chỉ cần lớp da bên trong tai có chỗ bị xây xát nhẹ là có thể dễ dàng gây các biến chứng viêm tai.
Từ thực tế đó, các chuyên gia khuyến cáo: Cứ sử dụng tai nghe (earphones) nửa giờ thì nên tháo ra chừng 2 phút cho bên trong tai được “thông thoáng” một lúc để có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Ngoài ra, chuyên gia vi trùng Kelly Reynolds, Phó giáo sư khoa sức khỏe môi trường tại Đại học Arizona nói rằng lỗ tai chúng ta chứa đầy ráy tai, tế bào da chết và vi khuẩn.
Do đó mà mỗi khi dùng chung tai nghe, những thứ đó sẽ bám cả vào chúng. Sau khi tai nghe bị dính chất nhờn và bị ẩm sau khi nằm trong lỗ tai bạn, chúng sẽ dễ dàng “thu hút” đủ thứ khác từ môi trường bên ngoài.
Việc vi khuẩn bẩn thỉu đó bám vào tai nghe và truyền từ người này sang người khác khi dùng chung là điều không quá ngạc nhiên.
Quỳnh An
Theo motthegioi
Giới trẻ Singapore lo 'điếc trước tuổi 40' vì vật dụng quen thuộc này
Giới chức y tế Singapore cảnh báo về một cuộc khủng hoảng thính lực trước tuổi 40, khi người trẻ đang duy trì thói quen xấu như: nghe nhạc to bằng tai nghe mỗi ngày.
Video: VTV
Theo Zing
Nghiên cứu mới: Lập trình vi khuẩn chống ung thư Các nhà khoa học tại Đại học Columbia (Mỹ) đã sử dụng những vi khuẩn được lập trình hệ gen để giúp hệ thống miễn dịch nhận diện các tế bào ung thư, theo Taiwan News. Lập trình vi khuẩn chống lại ung thư hứa hẹn sẽ trở thành phương pháp điều trị mới trong tương lai Hệ thống miễn dịch của con...