Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu người bị mùa lòa, kém thị lực. 83% số người bị mù được cho là có thể phòng hoặc chữa được.
Cứ 5 giây thế giới có thêm một người bị mù, và cứ 1 phút thế giới có thêm một trẻ bị mù. 90% người mù sống ở các nước nghèo và đang phát triển với các điều kiện tiếp cận dịch vụ khó khăn, Việt Nam được xếp trong nhóm các nước này.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo xây dựng kế hoạch phòng chống mù lòa giai đoạn tới diễn ra tại Hà Nội ngày 16/10.
69% số người mù có thể chữa được và 14% có thể phòng ngừa. Ảnh: N.P.
Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên nhân gây mù hàng đầu, chiếm tỷ lệ tới 61%, sau đó là các bệnh lý đáy mắt, glôcôm, tật khúc xạ, sẹo giác mạc… Ngoài ra, nhiều vấn đề mới đang nổi lên như tật khúc xạ (tỷ lệ mắc 15-40%, tương ứng với khoảng 3 triệu trẻ bị tật khúc xạ cần đeo kính) và các bệnh phần sau như bệnh võng mạc đái tháo đường, võng mạc ở trẻ đẻ non… là những thách thức cần quan tâm và can thiệp.
Theo phó giáo sư Đỗ Như Hơn, Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, có nhiều nguyên nhân gây nên mù loà, như tuổi thọ của người Việt Nam ngày càng tăng kéo theo đó tỷ lệ đục thuỷ tinh thể càng nhiều. Đây là nguyên nhân chính gây mất thị lực vĩnh viễn ở VN cũng như các nước đang phát triển trên thế giới.
Đa số người bệnh lại nghèo, không có điều kiện đi mổ, đặc biệt là người dân ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nên tỷ lệ mù loà do đục thuỷ tinh thể có chiều hướng gia tăng. Trong khi đó, theo phó giáo sư Nguyễn Chí Dũng, Bệnh viện Mắt Trung ương, các bác sĩ nhãn khoa hiện chủ yếu tập trung ở đồng bằng, rất thiếu ở vùngmiền núi và Tây Nguyên. VN cũng còn thiếu cán bộ trung cấp chăm sóc mắt. Tại tuyến huyện, hiện chỉ có 30% huyện có y tá, bác sĩ chuyên khoa mắt.
Vì thế, kế hoạch quốc gia phòng chống mù lòa trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh các hoạt động giải phóng mù lòa, tập trung vào ngyên nhân gây mù chính, nguyên nhân gây mù có thể phòng tránh được. Cụ thể đẩy nhanh tốc độ mổ thủy tinh thể, nâng cao chất lượng mổ, hạn chế biến chứng phẫu thuật, lập kế hoạch thanh toán bênh mắt hột… Người bị đái tháo đường nên đi khám sàng lọc bệnh võng mạc một năm một lần để phòng biến chứng mù lòa.
Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch này giai đoạn 2014-2018 ước tính là trên 171 tỷ đồng.
Theo VNE
Tin mới nhất
Bổ sung vitamin và khoáng chất giúp ngăn ngừa tóc bạc sớm
09:03:12 23/01/2025
Tuy nhiên, cần lưu ý tình trạng thiếu hoặc thừa vitamin D đều có thể gây rụng tóc, thậm chí ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, cần bổ sung theo chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Đi bộ buổi sáng hay buổi tối tốt hơn?
08:19:34 23/01/2025
Tuy vậy, việc đi bộ sớm khi chưa kịp ăn sáng không hẳn phù hợp với tất cả mọi người. Với một số người, gắng sức khi bụng đói có thể khiến lượng đường trong máu giảm nhanh, có thể dẫn đến ngất xỉu.
Chuyên gia chia sẻ bí quyết ăn uống dịp Tết để có sức khỏe tốt
07:25:00 23/01/2025
Đối với người đang mắc các bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp cần duy trì chế độ ăn đều, đủ dinh dưỡng và không bỏ thuốc. Việc ăn uống điều độ và uống thuốc đủ liều là vô cùng quan trọng trong việc kiểm soát bệnh ...
Gia tăng tai nạn lao động dịp cận Tết
07:22:23 23/01/2025
Sau khi cắt lọc những chỗ tổn thương, các bác sĩ tiến hành tạo hình vạt da che phủ ngay chỗ bị mất. Theo người nhà của bệnh nhân, trong lúc thái thịt, bệnh nhân vô ý nên bị lưỡi dao cắt đứt búp ngón tay.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp được cứu sống với viện phí 0 đồng
07:20:04 23/01/2025
Được biết, hoàn cảnh gia đình ông P rất khó khăn. Ông P mất sức lao động nhiều năm do các bệnh phối hợp (tăng huyết áp, đái tháo đường). Vợ bán vé số nuôi cả gia đình.
Nguyên nhân gây sưng mộng răng
06:20:02 23/01/2025
Sưng mộng răng là một trong các giai đoạn của viêm nướu răng, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài và không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm khuẩn, sưng viêm và áp xe răng.
Bé gái 19 tháng tuổi tử vong do bệnh sởi ở Đồng Nai
06:13:50 23/01/2025
Chẩn đoán lúc ra viện, bệnh nhi sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết, nhiễm nấm phổi, viêm phổi nặng, hậu sởi. Bệnh nhân tử vong tại nhà riêng vào ngày 6-1.
Xuất hiện 1 ổ dịch sởi ở TP Hải Dương
06:10:16 23/01/2025
Dịch sởi vẫn đang diễn biến phức tạp. Không chỉ trẻ em mà người lớn mắc bệnh cũng xuất hiện biến chứng nặng. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccine phòng sởi.
Suy gan nặng vì sử dụng thuốc nam để tăng cường sinh lý
19:12:42 22/01/2025
Theo BS Lê Nam Khánh - Khoa Hồi sức Ngoại khoa và Ghép tạng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, để ngăn ngừa nguy cơ suy gan cấp, người dân cần tuân thủ các nguyên tắc.
Nhận biết các dấu hiệu ngộ độc rượu trong dịp cuối năm
14:16:44 22/01/2025
Không sử dụng rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, đặc biệt là các loại rượu trôi nổi trên thị trường hoặc rượu do người lạ ở nơi khác mang tới vì đã có hiện tượng dùng cồn công nghiệp Methanol để pha thành rượu bán với giá rẻ cho người dân...
Ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại trong khám, chữa bệnh
10:52:21 22/01/2025
Sau khi thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán cháu Hưng bị suy hô hấp, nhiễm khuẩn nặng, thiếu máu, rối loạn đông máu, tiên lượng rất xấu, có thể tử vong.
Cảnh giác nguy cơ tai nạn sinh hoạt ở trẻ em dịp Tết
06:31:15 22/01/2025
Sau quá trình hồi sức tích cực bằng các biện pháp thở máy, ổn định huyết động, sử dụng kháng sinh và biện pháp hạ thân nhiệt chủ động để bảo vệ não, các trẻ đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, trẻ vẫn cần theo dõi các di chứng thần kinh.