Nhiều người trồng hành tím bị mù mắt
Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có diện tích trồng hành tím lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều năm qua người trồng hành ở đây luôn phải đối mặt với nguy cơ mù lòa.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu, trên địa bàn hiện có 828 người bị mù, trong đó 267 người bị mù cả hai mắt và 561 người bị mù một mắt. Nạn nhân phần lớn là những nhà nông Khmer cần cù, chuyên trồng hành và một số thanh niên, phụ nữ nông thôn tham gia bóc vỏ hành thời vụ vào mùa thu hoạch hành tím thương phẩm.
Ông Huỳnh Văn Hồng, trưởng Phòng Y tế thị xã Vĩnh Châu, cho hay có nhiều nguyên nhân gây mù lòa là do bụi hành, hơi cay khi bóc củ hành xộc vào mắt, nhiều người thường lấy tay dụi gây viêm loét. Cũng theo ông Hồng, người trồng hành bị mù đang có dấu hiệu tăng nhưng chưa có thống kê chính xác. Hội Chữ thập đỏ và các đoàn thể đã vận động bà con đi khám, mổ mắt mỗi năm khoảng 300 trường hợp.
Bóc vỏ hành tím – một trong những công đoạn khiến nhiều người dân ở xã Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu dễ bị mù mắt
Video đang HOT
Theo người dân trồng hành tím ở xã Hòa Lạc, trước đây bà con dùng chất DDT (một loại hóa chất độc hại) để bảo quản nhưng chính quyền địa phương đã cấm nên chuyển sang dùng thuốc Mipcin. Cứ một tấn củ hành trộn một bao bột đất sét khoảng 40kg với 2-4kg thuốc trừ sâu Mipcin để làm phấn ủ bảo quản củ hành.
Nếu không trộn phấn bảo quản thì chỉ trong vòng một tuần, củ hành bị kiến và sâu tấn công hư thối hết. Bà con cho biết có nghe nói mấy chất bảo quản này không tốt nhưng không được ai hướng dẫn cách bảo quản khác nên vẫn phải dùng.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Liêm (nguyên giám đốc Bệnh viện Mắt – răng hàm mặt Cần Thơ) khẳng định các loại hóa chất trừ sâu, trừ mối như DDT hay Mipcin (chứa methyl parathion) đều độc hại và không thể sử dụng trong bảo quản thực phẩm. Khi con người tiếp xúc với các loại hóa chất này có thể bị xâm nhiễm qua da, nếu bay vào mắt hoặc dùng tay dính các chất này dụi vào mắt sẽ dẫn đến viêm giác mạc, gây loét giác mạc nhiễm trùng và mù mắt.
Nếu kịp thời đến bệnh viện xử lý sớm khi mới bị viêm trong 2-3 ngày đầu thì bác sĩ còn có thể can thiệp được, để chậm hơn sẽ bị loét giác mạc, rất khó cứu chữa. Bác sĩ Liêm khuyến cáo người dân nên tìm cách bảo quản thay thế khác, hoặc nếu có tiếp xúc thì trang bị bảo hộ lao động đúng cách để phòng bệnh.
Theo 24h
Một xã có hơn 100 người hiến giác mạc
Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng là xã thuần nông. Người dân nơi này quanh năm "bán mặt cho đất bán lưng cho trời". Thế nhưng, những nông dân ấy lại có một ý nguyện cao cả là được hiến giác mạc của mình sau khi qua đời. Cả xã đã có hơn 120 người tình nguyện đăng ký hiến giác mạc trong gần ba năm nay, đồng nghĩa họ sẽ mang lại ánh sáng cho hàng trăm người mù lòa.
Ông Trần Công Tương, Chi hội trưởng Chi hội Chữ thập đỏ thôn Thanh Nham Tây, xã Hòa Nhơn nhớ lại: "Ý tưởng hiến giác mạc sau khi qua đời còn quá lạ lẫm với người dân nơi đây. Chính vì thế, vào năm 2009, khi Hội Chữ thập đỏ TP. Đà Nẵng phát động phong trào tình nguyện hiến giác mạc thì chẳng có ai hưởng ứng, bởi dễ dàng chi thay đổi được nếp ý nghĩ của họ".
Lúc phát động, ông nhận được những... phớt lờ. Họ nói hiến đi giác mạc chẳng khác nào không được toàn thây khi chết. Mà như thế thì khi đầu thai sang kiếp khác sẽ gặp khó khăn. Vắt óc, ông Tương phát hiện... tia sáng cuối đường hầm: vận động chính người trong gia đình tự nguyện hiến giác mạc. Thế rồi, vợ chồng ông là người tiên phong ở Hòa Nhơn tình nguyện hiến tặng giác mạc sau khi qua đời. Sau đó, cảm phục ý nguyện của vợ chồng ông Tương, ở độ tuổi ngoài sáu mươi vẫn còn mong ước được làm việc có ích cho đời, hàng xóm đã thuận tình theo ý ông. Ban đầu là những hộ gia đình kế cận nhà ông Tương, dần dà phong trào tình nguyện hiến giác mạc lan rộng ra cả xã.
Nguồn giác mạc hiện rất khan hiếm. (Ảnh Internet)
Ông Hồ Tiến, nay đã ngoài 60 tuổi, nghe hỏi, cười vồn vã: "Nghe đến hiến giác mạc, vợ chồng tui sợ lắm. Cứ nghĩ rằng đôi mắt của mình bị người ta móc đi, mình chết mà không được toàn thây. Thôi, ai tình nguyện thì kệ họ, dù rằng mình biết nó sẽ mang lại ánh sáng cho người mù". Bà Như vợ ông xen vào: "Tui chỉ sợ khi chết mà không còn đôi mắt thì cũng coi như là mình sẽ bị mù lòa, sẽ không còn biết người thân đang sống sẽ như thế nào".
Khi biết ông Tương cùng vợ tình nguyện hiến trước, ông Tiến không khỏi băn khoăn: "Mình chết đi rồi mà còn giúp được người khác, chẳng phải là để đức cho con cháu hay sao?". Nhưng, khi vợ chồng ông lập di chúc với tâm nguyện được hiến tặng giác mạc thì lại gặp sự phản ứng của ba người con. Các con nhất quyết không đồng ý cho bố mẹ hiến tặng giác mạc. "Tụi tui phải thay nhau thuyết phục các con, cho chúng nó hiểu đây là việc làm nhiều ý nghĩa, chẳng những mang lại ánh sáng cho người mù mà còn đem lại cho họ cả tương lai tươi sáng hơn" - ông Tiến nói. Hiểu được lòng cha mẹ, ba người con đồng ý và họ... cũng đăng ký theo. Gia đình ông Tiến trở thành điển hình đầu tiên "cả nhà cùng hiến" của xã Hòa Nhơn.
Bà Võ Thị Thanh, 76 tuổi, sẻ chia: "Mình cho đi giác mạc sau khi đã mất và chắc chắn sẽ có người nhờ đó mà thay đổi cuộc sống với đôi mắt sáng. Nghĩ đến đó là tôi cảm thấy hạnh phúc lắm". Trong tâm khảm của những dân nghèo nơi đây, cho đi giác mạc là tiếp nối nguồn sáng cho bao người mù lòa đang rất cần đến ánh sáng. "Nếu một mai gia đình mình có người mù, nếu không ai đồng ý cho giác mạc thì làm sao có được ánh sáng. Mà người mù thì sống cực khổ lắm", bà Thanh nói thêm.
Từ ngày tình nguyện đăng ký hiến giác mạc, họ bắt đầu khép mình trong quy trình... giữ mắt. Họ chăm sóc đôi mắt chu đáo theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Xem ti vi, làm việc gì khiến đôi mắt căng thẳng họ đều cân nhắc, bởi đôi mắt ấy bây giờ không chỉ còn là của riêng họ, mà còn dành cho người nhận - những người đang đón chờ ánh sáng vào một ngày nào đó.
Theo 24h
Người mù bán vé số bị banh mắt kiểm tra Họ giật phăng cái mũ chị đang đội rồi dùng tay banh đôi mắt chị ra để kiểm tra mù thật hay giả. Khi biết đôi mắt chị đã "chết" thật từ lâu, họ cười xòa coi như hành động banh mắt chị xem mù thật hay giả là một trò mua vui. Buổi sớm Đà Lạt còn mờ hơi sương, cái lạnh...