Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19

Theo dõi VGT trên

Bên cạnh việc mất ngủ, khó thở, hụt hơi, trầm cảm…, rất nhiều bệnh nhân sau khi khỏi Covid-19 lại bị tổn thương phổi nặng nề, thậm chí có người 2 lá phổi trắng xóa, tiên lượng sống dè dặt.

Nỗi ám ảnh mang tên hậu Covid-19

Trước khi nhiễm Covid-19, chú Sanh cũng giống như một số người có tâm lý chủ quan, nghĩ đã tiêm vaccine đầy đủ, khi nhiễm bệnh sẽ nhẹ nhàng lướt qua. Tuy nhiên, sau khi nhiễm bệnh, từ việc điều trị khỏi Covid-19 cho đến những di chứng mà nó để lại khiến chú Sanh rơi vào tình trạng “hoảng loạn”, không thể tự thở được, phải nhờ sự trợ giúp của oxy.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 1

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 2

Chú Sanh phải mất một thời gian dài để điều trị những di chứng do hậu Covid-19 để lại

“Chú không nghĩ mình nặng vậy đâu, con Covid-19 này nó khủng khiếp quá, nó làm chú khó thở, mệt, phổi thì xơ cả rồi…”, chú Sanh vừa nói, vừa thở hổn hển.

Theo BS.CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh – Trưởng khoa Hô hấp, BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM cho biết hiện tại, khoa Hô hấp đang tiếp nhận, điều trị nội trú cho khoảng 20 bệnh nhân nặng, hầu hết đã từng mắc Covid-19. Riêng số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú về những di chứng hậu Covid-19 cũng rất nhiều.

“Theo các nghiên cứu có khoảng 80% bệnh nhân từng bị Covid-19 nặng có triệu chứng hậu Covid-19 như mệt mỏi, hụt hơi, giảm khả năng gắng sức, giảm oxy máu khi vận động, rụng tóc, trầm cảm… Tỷ lệ hậu Covid-19 ít hơn ở những người đã từng bị Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ, trung bình. Việc đi khám hậu Covid-19 sẽ giúp người bệnh kiểm tra xem có giảm oxy, tăng phản ứng đường thở sau Covid-19, viêm phổi, xơ phổi hay tắc nghẽn đường thở hay không…, từ đó giúp phát hiện bệnh và điều trị kịp thời”, BS. Hạnh chia sẻ.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 3

BS. CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh cùng phân tích X-quang phổi của bệnh nhân hậu Covid-19 cùng bác sĩ Ngọc Thảo

Theo BS. Hạnh, thường những ca đến khoa Hô hấp để điều trị nội trú thì đã trải qua quá trình điều trị Covid-19 nặng, chuyển từ các bệnh viện khác về sau khi đã xét nghiệm âm tính với Covid-19. Nhiều trường hợp đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu phải thở oxy dòng cao hỗ trợ, chụp X-quang thì phát hiện tổn thương phổi nặng, có người 2 lá phổi trắng xóa, hầu như sự sống không còn.

“Có ca nằm ở bệnh viện 6-7 tháng, chạy ECMO, khai khí quản, thở oxy kéo dài, viêm phổi, nhiễm trùng nặng. Có trường hợp khoa tiếp nhận từ một bệnh viện khác, chú đó đã nằm bệnh viện khác 6 tháng rồi nhưng không thể tự thở được, khi được điều trị ở khoa, các bác sĩ chăm sóc tích cực, theo dõi sát, kết hợp tập vật lý trị liệu, tập thở, dần dần cai được oxy, rút được khai khí quản sau 1 tháng để xuất viện về nhà.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 4

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 5

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 6

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 7

Nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 nặng, phải thở oxy, nằm viện một thời gian dài để điều trị về mặt hô hấp, viêm loét

Ngoài vấn đề sức khỏe thì tâm lý của bệnh nhân rất quan trọng, đặc biệt là những người đã trải qua quá trình mắc Covid-19 nặng, ám ảnh giữa sống – chết khiến tâm lý rất nặng nề, rơi vào trầm cảm thậm chí bị loạn thần. Có những bệnh nhân khi đến bệnh viện, họ không chịu vào phòng bệnh dù đang thở rất mệt, kiên quyết ngồi ngoài hành lang không hợp tác với bác sĩ vì họ sợ vào phòng sẽ ở 1 mình, không được gặp người thân, không có người thân bên cạnh, sợ chết sẽ không được về nhà…

Để cứu chữa cho bệnh nhân nặng, ngoài việc chăm sóc y tế tốt, cần phải thấu hiểu người bệnh, giúp họ dần dần lạc quan, cải thiện sức khỏe để có thể quay trở lại cuộc sống thường ngày. Việc này đòi hỏi phải có sự đồng hành của rất nhiều chuyên khoa, y bác sĩ, nhân viên y tế với nhau. Dù mệt mỏi, áp lực nhưng chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân của mình khỏe mạnh, được xuất viện về với gia đình, hòa nhập lại cuộc sống bình thường đó là niềm vui lớn nhất của những người làm nghề y”, BS. Đoàn Lê Minh Hạnh nói.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 8

Video đang HOT

BS.CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh – Trưởng khoa Hô hấp, BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM

Kỳ tích!

Đó là cách BS.CK2 Đoàn Lê Minh Hạnh nói về câu chuyện giành lại sự sống của chú Ngô Phước Tài (SN 1963) sau khi nhập viện điều trị trong tình trạng bệnh vô cùng nặng, tiên lượng nguy kịch.

Theo BS. Hạnh, sau khi nhiễm Covid-19, hai lá phổi của chú Tài trắng xóa, chỉ còn một chút xíu đen để thở khi toàn bộ hai lá phổi đều viêm nhiễm, chứa dịch.

“Lúc nhìn kết quả chụp X-quang của bệnh nhân, các y bác sĩ chỉ biết lắc đầu khi tiên lượng rất dè dặt, gần như mình nghĩ bệnh nhân sẽ không qua khỏi.

Ngoài việc phổi trắng xóa không thể trao đổi oxy, bắt buộc phải can thiệp thở oxy lưu lượng cao, chú Tài còn bị nhiễm trùng nặng, nhiễm nấm, tiểu đường khó kiểm soát…, nên việc điều trị cũng rất khó khăn. Nhưng kỳ tích đã xuất hiện”, BS. Hạnh hồ hởi nói.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 9

Sau một tháng điều trị tại khoa Hô hấp, chú Tài đã hồi phục ngoạn mục để được xuất viện, quay về với gia đình

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 10

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 11

Hai lá phổi của chú Tài ban đầu trắng xóa, sau khi được điều trị đã dần dần cải thiện…

Sau khi tiến hành can thiệp dùng máy thở, theo dõi sát sao các chỉ số SpO2, xét nghiệm máu để điều chỉnh cũng như điều trị kháng nấm, nhiễm trùng, kháng viêm, kháng đông…, 1 tháng sau, kỳ tích đã xuất hiện. Bệnh nhân đã có thể cai được máy thở, tự thở khí trời, các vết viêm loét, nhiễm trùng cũng được điều trị thành công, X-quang kiểm tra cải thiện rõ.

“Đây là ca bệnh điều trị rất ngoạn mục khi mà chú Tài chỉ nằm một chỗ, không ngồi dậy được, phổi thì trắng xóa…, ban đầu các y bác sĩ đều nghĩ không thể nào cứu sống được, nhìn X-quang thì hai lá phổi không còn gì để thở. Nhưng rồi mọi sự nỗ lực của các y bác sĩ trong khoa cũng như sự cố gắng của bệnh nhân đã được đền đáp, bệnh nhân hồi phục và xuất viện”, BS. Đoàn Lê Minh Hạnh chia sẻ.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 12

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 13

Các bài tập sức khỏe, đánh giá tình trạng của chú Tài được nhân viên y tế khoa Hô hấp thực hiện

Ngoài chú Tài, theo BS. Hạnh có rất nhiều bệnh nhân hậu Covid-19 bị tổn thương phổi nặng, nguy kịch đã được cứu sống. Bên cạnh chăm sóc và điều trị nội khoa tối ưu, môi trường bệnh viện cần thông thoáng, không gian mở, có đầy đủ các chuyên khoa vật lý trị liệu, tâm lý, tâm thể, theo dõi bệnh nhân tận tình của bác sĩ, người nhà đã phần nào giúp bệnh nhân vượt qua được ải tử thần.

Nằm trên giường bệnh, bà Tính (75 tuổi, ngụ Nhà Bè) rưng rưng nước mắt khi sau gần 2 tháng điều trị tại BV Phục hồi chức năng, Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM, sức khỏe bà đã tốt hơn, sắp được xuất viện về nhà.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 14

Bà Tính ngoài khó thở, vì nằm viện lâu khiến cơ thể bà viêm loét

“Bà nhiễm Covid-19 hôm 6/1, xét nghiệm âm tính thì chuyển về đây tiếp tục điều trị. Trước bà tưởng không qua khỏi, thở không nổi, giờ thì đỡ rồi, không còn mệt nhiều nữa, vết loét cũng ổn”, bà Tính nói.

Theo BS. Hạnh, ban đầu khi tiếp nhận bà Tính, bệnh nhân tụt huyết áp đang dùng vận mạch, lơ mơ, suy hô hấp phải thở oxy lưu lượng cao hỗ trợ. Nhờ có sự chăm sóc tích cực, điều trị hiệu quả, đồng thời động viên của gia đình, các y bác sĩ, bà đã lách qua khe cửa hẹp để tiếp tục sự sống.

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 15

Nhiều người tổn thương nặng, phổi trắng xóa, phải ở bệnh viện 7 tháng ròng để điều trị di chứng hậu Covid-19 - Hình 16

Ông Phạm Văn Đo (76 tuổi) tuy bị cụt một tay nhưng ròng rã suốt 2 tháng, chú luôn túc trực, chăm sóc bà Tính một cách chu đáo. Tình cảm đẹp của đôi vợ chồng già khiến rất nhiều y bác sĩ, bệnh nhân tại khoa Hô hấp nể phục. Hiện tại sức khỏe của bà Tính đã tiến triển tốt, có thể được xuất viện trong thời gian sớm…

Có cần dùng thuốc dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân hậu COVID-19?

Di chứng hậu COVID-19 khiến nhiều người lo lắng, trong đó có đột quỵ. Vậy làm thế nào để phòng ngừa đột quỵ hậu COVID-19.

1. Nguyên nhân đột quỵ hậu COVID-19?

Nhiều bệnh nhân COVID-19 sau khi đã khỏi bệnh có thể gặp các di chứng cục máu đông, nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi. Một năm sau mắc COVID-19, nguy cơ mắc đột quỵ giảm rõ rệt nhưng vẫn cao hơn ở bệnh nhân có tiền sử nhiễm COVID-19 trước đó.

Nguyên nhân đột quỵ hậu COVID-19 là do:

Tăng phản ứng viêm, dẫn đến tình trạng viêm mạch máu não. Gây ra tình trạng tăng đông, dẫn đến sự hình thành huyết khối trong hệ động mạch, hệ tĩnh mạch và các cơ quan. Thuyên tắc huyết khối ngược dòng, đặc biệt trên bệnh nhân còn tồn tại lỗ bầu dục PFO (là một lỗ nằm giữa tâm nhĩ trái và phải -buồng trên của tim).

Ngoài ra, việc nhiễm COVID-19 có thể gây co thắt mạch máu, tăng huyết áp dẫn đến xuất huyết não.

Có cần dùng thuốc dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân hậu COVID-19? - Hình 1

Nhiều bệnh nhân bị tổn thương mạch máu do phản ứng miễn dịch kéo dài trong mạch máu sau khi hồi phục COVID-19.

2. Dùng thuốc kháng đông dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân COVID-19 khi nào?

Mặc dù cơ chế gây đột quỵ của COVID-19 liên quan rất nhiều đến việc hình thành huyết khối gây thuyên tắc mạch máu, tuy nhiên không chứng minh được lợi ích của việc sử dụng thường quy thuốc kháng đông hoặc thuốc kháng kết tập tiểu cầu trên bệnh nhân nhiễm COVID-19 nhằm mục đích dự phòng đột quỵ.

Trên bệnh nhân nhiễm COVID-19 sau xuất viện, có nguy cơ thuyên tắc tĩnh mạch cao, nghiên cứu cho thấy lợi ích của rivaroxaban trong việc làm giảm các biến cố thuyên tắc tĩnh mạch, mà không làm tăng các biến cố xuất huyết. Ngoài ra, việc sử dụng heparin trong lượng phân tử thấp cũng có thể làm giảm đáng kể nguy cơ thuyên tắc phổi và hệ thống ở bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng hoặc thở máy. Do đó, có thể cân nhắc chỉ định kháng đông trên các đối tượng phù hợp.

Tuy vậy, trong giai đoạn cấp, trên những bệnh nhân đột quỵ mức độ nặng (nhồi máu não diện rộng), việc sử dụng thuốc kháng đông hoặc kháng kết tập tiểu cầu cần phải cân nhắc đến nguy cơ chuyển dạng xuất huyết trong ổ nhồi máu.

3. Dự phòng đột quỵ hậu COVID-19 thế nào?

3.1. Biện pháp không dùng thuốc

Để tránh đột quỵ hậu COVID-19, bệnh nhân cần thực hiện lối sống lành mạnh:

- Tập thể dục phù hợp, ít nhất 30 phút/ngày: Đi bộ, đạp xe, cầu lông...

- Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng/ngày).

- Không thức quá khuya.

- Hạn chế uống rượu, bia...

- Bỏ thuốc lá.

- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Giảm chất béo, ít đạm, bột đường, đồ ăn cay nóng, chiên xào, tăng rau xanh, hoa quả tươi....

- Uống đủ lượng nước mỗi ngày (2-2,5 lít).

3.2. Biện pháp dùng thuốc

Những bệnh nhân hậu COVID-19 được xem là nhóm nguy cơ cao bị đột quỵ khi đang đồng thời có nhiều yếu tố nguy cơ khác, như: Tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, rung nhĩ, hút thuốc, béo phì...

Cho đến nay, việc phòng ngừa đột quỵ tiên phát trên bệnh nhân hậu COVID-19 chỉ bao gồm việc kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ. Chưa có bằng chứng cho thấy hiệu quả của thuốc kháng đông, hoặc kháng kết tập tiểu cầu trong phòng ngừa đột quỵ.

Có cần dùng thuốc dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân hậu COVID-19? - Hình 2

Chưa có bằng chứng cho thấy hiệu quả của thuốc kháng đông, hoặc kháng kết tập tiểu cầu trong phòng ngừa đột quỵ tiên phát.

3.3. Lưu ý khi dùng thuốc

- Với các bệnh nhân đã bị đột quỵ và đồng thời nhiễm COVID-19, việc sử dụng kháng đông hoặc kháng kết tập tiểu cầu nên được duy trì (theo chỉ định của thầy thuốc). Việc lựa chọn sẽ tuỳ thuộc vào cơ chế đột quỵ trước đó, không nên chuyển sang thuốc kháng đông chỉ vì hậu nhiễm COVID-19.

- Với các bệnh nhân sau mắc COVID-19 nếu có mắc đồng thời các bệnh mạn tính khác vẫn cần duy trìsử dụng các thuốc điều trị dự phòng như trước đây.

- Tuy nhiên, một số bác sĩ còn thói quen sử dụng thuốc kháng đông hoặc aspirin cho bệnh nhân COVID-19. Việc này cần tham khảo các thuốc dự phòng đột quỵ sẵn có của bệnh nhân trước đây để tránh việc trùng lắp, có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Một năm sau mắc COVID-19, nguy cơ mắc đột quỵ giảm rõ rệt nhưng vẫn cao hơn ở bệnh nhân có tiền sử nhiễm COVID-19 trước đó.

4. Có nên tầm soát đột quỵ sau khi nhiễm COVID-19?

- Nếu bệnh nhân mắc COVID-19 nhẹ, không có các yếu tố nguy cơ đột quỵ kèm theo, nguy cơ đột quỵ sẽ rất thấp. Do vậy, không cần thiết phải tầm soát đột quỵ một cách thường quy.

- Nếu bệnh nhân có yếu tố nguy cơ khác kèm theo, việc tầm soát đột quỵ cũng nên tập trung vào mục tiêu cần hướng đến trong việc kiểm soát chặt các yếu tố nguy cơ này. Không nên lạm dụng các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nếu như bệnh nhân không có triệu chứng đột quỵ.

- Hầu hết mọi người đã quá hoảng loạn vì đại dịch và những thông tin nhiễu trên truyền thông. Do vậy, nhiệm vụ của thầy thuốc lúc này là xoa dịu và giúp họ bình tâm trở lại.

PGS.TS.BS Nguyễn Huy Thắng

Phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt
09:13:59 20/11/2024
Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024
Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?
09:12:04 20/11/2024
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
19:23:08 18/11/2024
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024

Tin đang nóng

Hoa hậu Kỳ Duyên về nước: Visual khác hẳn đêm chung kết, bị "đánh úp" 1 điều ngay tại sân bay
10:23:12 20/11/2024
Hoa hậu Việt suýt bị tước vương miện: Giờ là giám đốc ở trường đại học lớn, cuộc sống viên mãn bên chồng biên tập viên
10:30:30 20/11/2024
Top 5 Miss Universe Vietnam bị lộ hình ảnh nhạy cảm, người trong cuộc nói gì?
10:26:54 20/11/2024
Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
Sao Hàn 20/11: Lisa quá gợi cảm; sao nam dùng cái chết của cha để xin giảm án tù
10:43:21 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Học trò Kỳ Duyên công bố trang phục dân tộc tại Mr World 2024, gây choáng ngợp vì sự kỳ công
11:17:01 20/11/2024

Tin mới nhất

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh

09:05:28 20/11/2024
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?

09:02:53 20/11/2024
Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổi, nhóm này chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổi có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu

11:07:15 18/11/2024
MRI cho thấy đĩa đệm L5/S1 của anh T. bị thoát vị, gây hẹp ống sống, đồng thời cơ hình lê phải dày đến 19mm (so với 12mm ở bên trái). Tình trạng này đã dẫn đến hiện tượng phì đại cơ, chèn ép vào dây thần kinh tọa, gây đau nhức.

Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?

11:05:16 18/11/2024
- Dù táo đỏ tốt cho sức khỏe những loại quả này khá ngọt. Nếu ăn nhiều có thể dẫn đến tăng cân ngoài ý muốn. Mỗi ngày, một người khỏe mạnh chỉ nên ăn khoảng 5 trái táo đỏ tươi và 3 trái táo đỏ khô là phù hợp.

Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi

11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà

Pháp luật

15:47:16 20/11/2024
Sau khi tiếp nhận tin báo, Công an huyện Hương Sơn đã khẩn trương điều tra. Bằng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan điều tra xác định, Trần Thị Hồng Mân là thủ phạm thực hiện vụ trộm cắp nói trên.

Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS?

Thế giới

15:37:42 20/11/2024
Con số đó càng trở nên đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine thường phải sử dụng nhiều tên lửa trong mỗi đợt tấn công để đảm bảo hiệu quả tối đa.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.

1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ

Sao châu á

15:20:24 20/11/2024
Cặp đôi gây bất ngờ khi tuyên bố kết hôn khiến người hâm mộ không kịp trở tay , tạo nên sự kiện rúng động giới giải trí.

Chân dung mẹ vợ hào phóng nhất miền Tây: Tặng con 1.000 cây vàng làm của hồi môn, đám cưới không nhận tiền mừng, khách tới dự còn có vàng mang về

Netizen

15:14:08 20/11/2024
Mùa cưới đến là lúc khắp cõi mạng xôn xao với những lễ cưới độc đáo, khác lạ rộn ràng khắp nơi. Một trong những lễ cưới khiến tất cả mọi người phải choáng ngợp trước sự đầu tư khủng của gia đình nhà gái,

Xót xa hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long cầm hoa trắng tiễn biệt con gái nuôi lần cuối

Sao việt

15:12:56 20/11/2024
Sáng nay (20/11), linh cữu Kim Tiểu Ly đã được đưa đi hạ táng tại quê nhà. Trong suốt buổi lễ, người ta luôn trông thấy hình ảnh NSƯT Kim Tiểu Long đứng bên cạnh linh cữu của con gái nuôi không rời.

HLV Deschamp nói thẳng về tiền đạo Mbappe

Sao thể thao

14:59:07 20/11/2024
Vắng mặt trong bốn trận đấu gần đây nhất của đội tuyển Pháp, tiền đạo Mbappe bị nghi ngờ mất băng đội trưởng khiến HLV Deschamp đã lên tiếng, đồng thời lý giải việc anh đá trung phong mà không chạy cánh.

Cái tên không ngờ giành Quán quân Sao nhập ngũ 2024

Tv show

13:47:02 20/11/2024
Jun Vũ giành ngôi vị Quán quân Sao nhập ngũ dù mục tiêu ban đầu là không gây trở ngại người khác và không đứng bét .

Đạo diễn nghìn tỷ Trấn Thành hứa làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống

Phim việt

13:37:43 20/11/2024
Trấn Thành nói: Không đùa được với biệt đội siêu quậy này đâu về 4 nhân vật trong phim Tết 2025 Bộ tứ báo thủ và hứa hẹn sẽ làm khán giả cười xỉu lên xỉu xuống .