Nhiều người thương tiếc viếng cố Tổng thống Nelson Mandela
Chiều 9/12, khi Lãnh sự quán Nam Phi tại TPHCM công bố mở sổ tang, rất nhiều người dân Việt Nam và người nước ngoài ngưỡng mộ và tôn kính cố Tổng thống Nelson Mandela đã đến viếng.
Những công dân Việt Nam đầu tiên đến viếng cố Tổng thống Nelson
Từ 14h ngày 9/12, khi Văn phòng Lãnh sự quán Cộng hòa Nam Phi tại 25 Phùng Khắc Khoan, quận 1, TPHCM phát đi thông báo, nhiều công dân Việt Nam, những đoàn ngoại giao và công dân Nam Phi, công dân các nước đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn TPHCM đã đến viếng Ngài cố Tổng thống Cộng hòa Nam Phi Nelson Mandela – một trong những nhân vật lịch sử có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20.
Nhiều bạn trẻ đã tỏ lòng ngưỡng mộ và thương tiếc đến vị anh hùng của nhân loại. Xuất hiện tại Lễ viếng sớm nhất và là công dân Việt Nam đầu tiên có mặt ở Lãnh sự quán Nam Phi tại TPHCM, bạn Trần Viết Hùng chia sẻ:”Sau khi đọc tin trên báo về sự qua đời của Ngài Nelson Mandela, tôi cảm thấy mất mát rất lớn. Trước đây, vì có việc riêng cần xin visa sang Nam Phi hợp tác làm ăn nên tôi có điều kiện tìm hiểu về đất nước và con người Nam Phi, trong đó tôi đặc biệt ấn tượng về Ngài – từng là tù nhân chính trị tham gia tranh đấu vì sự bình đẳng của các dân tộc da màu trước khi trở thành Tổng thống nước này. Với tất cả những nỗ lực hòa giải quốc gia và thế giới, tôi ngưỡng mộ tài năng và nhân cách cao quý của Ngài”.
Bạn Dương Quý Bình cho biết: “Tôi chưa từng đến thăm Nam Phi, nhưng đã biết nhiều về đất nước cầu vồng thông qua World cup 2010. Tôi được biết trong bốn thập niên qua, ông đã nhận hơn 250 giải thưởng, trong đó ấn tượng nhất với tôi là giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc năm 1988, giải thưởng Hòa bình Lenin của Liên Xô năm 1990 và giải Nobel Hòa bình năm 1993. Tôi vô cùng ngưỡng mộ và kính trọng ông. Chiều nay tôi có mặt tại Lãnh sự quán Nam Phi là để bày tỏ tấm lòng thành của mình với ông. Cầu nguyện cho ông an nghỉ cõi vĩnh hằng”.
Anh Gareth Bell – Công dân Nam Phi đầu tiên đến viếng – chia sẻ: Không thể diễn tả bằng lời những gì Ngài đã làm cho Nam Phi nói riêng và thế giới nói chung. Xin được cảm ơn Ngài về sức mạnh của nghị lực, tính khiêm nhường và sự tha thứ. Đây chính là nền móng vững chắc cho những thế hệ tương lai có thể tỏa sáng, không phân biệt màu da mà chỉ có thể đánh giá bởi chính phẩm chất của họ. “Hãy yên nghỉ người thuyền trưởng của tôi”,Gareth Bell viết trong sổ tang.
Chiều ngày 9/12, Lãnh sự quán TPHCM liên tục đón người vào viếng cốTổng thống Cộng hòa Nam Phi Nelson Mandela.
Video đang HOT
Tham quan, tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng thống Nelson Mandela
Anh Gareth Bell, công dân Nam Phi đang học tập tại TPHCM đến viếng lãnh tụ của dân tộc mình
Đại diện lãnh sự quán Kuwait tại TPHCM và các đoàn ngoại giao đến viếng
Tình cảm của những người Nam Phi xa xứ, người dân Việt Nam và nhiều quốc gia khác gửi đến “thuyền trưởng” Nam Phi.
Công Quang
Theo Dantri
Phản ứng của thế giới khi ông Nelson Mandela qua đời
Sáng sớm nay (6/12) theo giờ Việt Nam, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, biểu tượng của cuộc chiến chống chế độ phân biệt chủng tộc Arpacthai và là một trong những nhân vật chính trị kiệt xuất trong thế kỷ XX, đã qua đời ở tuổi 95.
Ông Mandela qua đời lúc 20h50 ngày 5/12 theo giờ địa phương. Theo kế hoạch, lễ tang cựu cựu Tổng thống Nelson Mandela sẽ được cử hành theo nghi thức cấp nhà nước.
Trên khắp đất nước Nam phi sẽ bắt đầu treo cờ rủ từ ngày thứ Sáu, ngày 6/12 cho tới sau lễ tang để tưởng nhớ "người cha của dân tộc" Nelson Madela.
Dư luận quốc tế ngay lập tức đã bày tỏ thương tiếc đối với cựu Tổng thống Nelson Mandela. Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon khẳng định cuộc đấu tranh của ông Mandela vì nhân phẩm, sự công bằng và tự do có tầm tác động rộng lớn trên thế giới.
Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng một nguồn sáng vĩ đại đã tắt. Nelson Mandela là Anh hùng của thời đại chúng ta. Chính phủ Anh đã yêu cầu treo cở rủ tại số 10 phố Downing.
Thủ tướng Australia Tony Abbott đã ca ngợi ông Nelson Mandela là "một người thật sự vĩ đại, người khai sinh một nước Nam Phi hiện đại.
Tổng thống Nigeria Goodluck Jonathan gọi ông Mandela là "biểu tượng của nền dân chủ thật sự... là nguồn cảm hứng cho nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới".
Từ Nam Mỹ, Tổng thống Brazil Dilma Rousseff đã ca ngợi ông Mandela là "nhà lãnh đạo vĩ đại... chỉ lối cho những người chiến đấu vì công bằng xã hội và hòa bình trên toàn thế giới". Còn Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cũng bày tỏ lòng sự tôn kính ông Mandela, coi ông là "người cha của Nam Phi... động lực cho nền tự do và hòa giải".
Ông Nelson Mandela được tôn vinh là "Người cha của Dân tộc" Nam Phi
Ông Mandela sinh ngày 18/7/1918, trong một gia đình tù trưởng thuộc bộ tộc Thembu. Ông đã theo học tại nhiều trường đại học ở Nam Phi và từng nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
Ông gia nhập Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) khi còn là sinh viên và từ năm 1948 tham gia phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc tại Nam Phi.
Ông đã bị bắt giam nhiều lần và đến năm 1964, bị chính quyền Aparthai kết án tù chung thân vì âm ưu lật đổ chính quyền. Sau 27 năm bị giam cầm tại đảo Robel, ông đã được trả tự do vào năm 1990 và sau đó trở thành Tổng thống Nam Phi năm 1994.
Theo NLĐ
Thế giới tưởng niệm huyền thoại Nelson Mandela Người dân Nam Phi nói riêng và những người yêu mến Nelson Mandela trên khắp thế giới nói chung đã bày tỏ lòng tiếc thương trước sự ra đi của người anh hùng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Người dân đặt hoa tưởng nhớ cựu lãnh đạo Nam Phi Nelson Mandela bên ngoài nhà riêng của ông tại thành phố Johannesbur,...