Nhiều người phơi quần lộn ngược cạp xuống dưới, mục đích để làm gì?
Mục đích của cách phơi này như sau.
Vì sao nhiều người phơi quần lộn ngược cạp xuống dưới?
Thay vì dùng móc phơi quần áo như chúng ta, một số nước trên thế giới sẽ có thói quen phơi quần áo trên các dây phơi và lộn ngược quần áo xuống. Mục đích của cách phơi này là để quần áo ráo nước nhanh và mau khô hơn.
Cách phơi này sẽ dùng kẹp để cố định áo quần trên dây phơi, giúp chúng không bị gió cuốn đi hay xô vào nhau như khi dùng móc. Lúc này, quần áo sẽ được trải rộng ra và đón được nắng tốt hơn, nhanh khô hơn.
Có nên lộn trái quần áo khi phơi?
Một số người sẽ khuyên là nên lộn trái quần áo khi phơi để hạn chế áo quần bị phai màu khi phơi dưới nắng. Tuy nhiên, cách phơi này cũng có nhiều khuyết điểm. Mặt trái quần áo là nơi tiếp xúc trực tiếp với da của chúng ta, nếu lộn trái áo khi phơi thì bề mặt này rất dễ bị nhiễm vi khuẩn, bụi bẩn và bị côn trùng bám vào.
Vì thế, bạn không nên lộn trái quần áo khi phơi để tránh gặp phải những tình trạng trên. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên phơi quần áo dưới nắng quá lâu để tránh vải bị phai màu.
Mẹo phơi quần áo nhanh khô
Video đang HOT
Chọn vị trí phơi trong nhà phù hợp
Để quần áo phơi trong nhà được nhanh khô nhất, bạn cần phải bố trí một chỗ phơi thật phù hợp. Bạn có thể tham khảo 3 vị trí dưới đây để chống lại mùi hôi, mốc
Vị trí thoáng khí
Ngoài trời mưa nhiều nên độ ẩm trong nhà của bạn tăng cao, vậy thì hãy chọn một vị trí thoáng khí nhất, ít vật cản để quần áo mau khô nhất nhé.
Vị trí gần nguồn sáng
Những nơi có nguồn sáng thường có nhiệt độ cao hơn những vị trí khác ở trong nhà. Chẳng hạn như cửa sổ, cửa chính, thậm chí là chỗ có nhiều bóng đèn điện.
Không phơi trong bếp, nhà tắm
Những nơi này không chỉ khiến quần áo của bạn khó khô mà còn làm ám mùi hơn rất nhiều. Tốt nhất là tránh phơi quần áo những chỗ này.
Sử dụng quạt, máy lạnh
Khi đã lựa chọn được vị trí hợp lý, bạn có thể kết hợp việc phơi quần áo với quạt gió hoặc phơi với điều hòa. Hai thiết bị này giúp không khí lưu thông cực kỳ tốt, nhờ vào đó độ ẩm trong nhà bạn cũng được xử lý triệt để.
Quạt điện bám đầy bụi bẩn: Chùm túi bóng rồi lau theo cách này, không cần tháo khung vẫn sạch bóng
Không cần tháo khung cũng không cần dùng nhiều nước, mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn làm sạch chiếc quạt đầy bụi bẩn mà không tốn sức.
Việc tháo quạt ra vệ sinh sẽ tiêu tốn của bạn khá nhiều thời gian. Vì vậy, để đơn giản hơn bạn hãy lưu lại vài mẹo làm sạch quạt dưới đây.
Dùng giấm trắng và túi nylon
Cho dung dịch tẩy rửa, nước xả vải và giấm trắng vào bình xịt, lắc đều, xịt một ít lên lưới tản nhiệt của quạt rồi dùng miếng cọ rửa để lau phần này. Sau đó bạn xịt dung dịch tẩy rửa tự chế lên cánh quạt, lấy một túi nylon lớn bọc lên lưới tản nhiệt.
Bật quạt, cánh quạt quay tạo ra gió khiến hỗn hợp nước rửa bắn ra kéo theo những vết bẩn.
Trong dung dịch vệ sinh tự chế trên, dung dịch tẩy rửa có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, giấm làm mềm các vết bẩn bám trên quạt, còn nước xả vải giúp hạn chế bụi bẩn bám vào quạt.
Dùng baking soda
Chuẩn bị: 2 thìa cà phê baking soda, 1 thìa cà phê giấm, 250 ml nước. Ngoài ra, bạn cần có nước rửa bát, bình xịt.
Pha baking soda với giấm, thêm vào vài giọt nước rửa bát rồi khuấy đều để hỗn hợp sủi bọt và bột baking soda tan hoàn toàn. Sau đó cho hỗn hợp vào bình xịt, rút phích cắm điện của quạt ra và bắt đầu làm sạch.
Trước tiên, bạn xịt đều dung dịch vừa pha chế lên phần trước và sau của cánh quạt bị bám bẩn nhằm làm mềm vết bẩn, làm sạch và diệt vi khuẩn.
Chờ khoảng 10 phút sau rồi cắm điện và bật công tắc. Cánh quạt quay sẽ tạo ra gió khiến hỗn hợp nước rửa bắn ra xung quanh, kéo theo những vết bẩn.
Lưu ý: Để những vết bẩn của quạt không làm bẩn nhà, bạn cần đặt quạt ở chỗ hợp lý như sân, sàn nhà tắm hoặc dùng túi che quạt lại để phạm vi bắn ra giảm đi.
Cách làm sạch cánh quạt:
Để bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như giữ cho quạt không bị hư hỏng trong quá trình làm sạch, bạn cần rút phích cắm điện ra trước khi bắt đầu làm sạch.
Bạn xịt đều dung dịch đã pha chế lên phần trước và sau của cánh quạt bị bám bẩn. Tác dụng làm mềm vết bẩn cứng đầu của dấm kết hợp với khả năng làm sạch của nước rửa chén sẽ đánh bay các mảng bám, vi khuẩn dính trên thành quạt. Thêm vào đó, khả năng tẩy trắng cực mạnh của baking soda sẽ mang đến cho bạn chiếc quạt trắng tinh tươm như lúc ban đầu.
Sau khi xịt dung dịch, khoảng 10 phút sau, bạn cắm điện và bật công tắc quạt lên, cánh quạt quay sẽ tạo ra gió khiến hỗn hợp nước rửa bắn tung toé, kéo theo những vết bẩn đen xấu xí.
Quả là một cách vệ sinh cánh quạt rất đơn giản và hiệu quả đúng không nào? Chỉ mất vài phút để chuẩn bị và pha chế dung dịch là bạn đã có thể loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn cứng đầu mà không cần phải mất nhiều sức lực hay thời gian như trước đây. Để đạt kết quả tốt nhất, đừng quên làm theo những bước mà mình đã hướng dẫn cũng như ghi chú lại những lưu ý quan trọng nhé.
Người thông minh bí mật trồng 6 cây cảnh trong nhà: Vừa gia tăng vận khí lại biết "nuốt" bụi bẩn, làm đẹp không gian Dù nhà lớn hay nhà nhỏ, gia chủ rất nên tham khảo 6 loài cây này để chưng trong nhà vào mùa hè. Giữa nhịp sống vội vã của phố thị, chúng ta đều mong muốn tìm cho mình một không gian yên bình, "dễ thở". Chẳng cần đi đâu xa, nhiều người thông minh đã lựa chọn "chill" trong chính ngôi nhà...