Nhiều người ở Đồng Nai vô tình ăn thịt chó dại
Ngành y tế huyện Trảng Bom khuyến cáo những người đã ăn thịt chó tới cơ sở y tế để được hướng dẫn, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại.
Con chó sau khi cắn người đã bị bắt nhốt lại và chết một ngày sau đó. Ảnh minh họa: Shutterstock.
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Trảng Bom (Đồng Nai), trên địa huyện vừa ghi nhận ổ dại trên chó tại xã Cây Gáo. Chủ hộ là ông L.T.S., nuôi 4 con chó, trong đó 3 con đã được tiêm vaccine phòng dại, một con mới đẻ chưa được tiêm.
Theo kết quả điều tra dịch tễ, trưa 26/4, con chó chưa được tiêm có biểu hiện hung dữ, 2 mắt đỏ và cắn vào tay ông L.T.S. và 2 người hàng xóm. Con chó bị ông S. đập chết, rồi đưa cho ông T.P.T. mang ra cơ sở giết mổ của ông Đ.Đ.Â. làm thịt.
Video đang HOT
Nhân viên y tế Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đồng Nai tiêm vaccine phòng dại cho một người dân bị nghi chó dại cắn.
Ba người bị chó cắn đã đi tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại. Tuy nhiên, ông Â. là chủ cơ sở, có tiếp xúc với dịch tiết của chó dại chưa đi tiêm vaccine.
Khi phát hiện, ngành y tế địa phương đã yêu cầu 3 người bị chó cắn tiếp tục tuân thủ phát đồ điều trị, riêng ông Â. và những người đã ăn thịt chó được vận động đến cơ sở y tế để được tư vấn tiêm vaccine. Những hộ nuôi chó xung quanh là ông L.T.S. đã được tiêm vaccine phòng dại.
Ngành y tế địa phương yêu cầu các hộ nuôi chó phải tiêm vaccine dại cho chó và theo dõi, nếu có bất thường phải báo ngay cho cơ quan chức năng.
Sở An toàn Thực phẩm TP.HCM khuyến cáo người dân không nên ăn thịt chó vì có nhiều rủi ro với sức khỏe. Đây là thói quen không tốt, nên từ bỏ. Cụ thể, việc sử dụng thịt chó làm thực phẩm trong điều kiện nuôi, giết mổ, bảo quản như hiện nay, nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm rất cao. Người dùng có thể tử vong nếu sử dụng thịt chó bị nhiễm bệnh dại hoặc những vi sinh vật gây bệnh khác.
Cấp cứu thành công người phụ nữ bị sốc phản vệ sau tiêm vaccine
Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) cho biết vừa điều trị cho một bệnh nhân bị sốc phản vệ nặng sau tiêm vaccine phòng dại và uốn ván.
Sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine, một người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu. Ảnh BVCC
Bệnh nhân là N.T.T (nữ, 40 tuổi, sinh sống tại Lâm Đồng), trước đó bệnh nhân về quê tại Thanh Hóa, bị chó cắn vào chân trái. Sau đó, người phụ nữ này đã đến một bệnh viện địa phương để xử trí vết thương, đi tiêm vaccine ngừa dại, huyết thanh kháng dại và uốn ván. Được biết bệnh nhân có tiền sử dị ứng hải sản.
Bác sĩ Phan Văn Thành, Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc (ICU), Bệnh viện Thống Nhất, cho biết, qua khai thác thông tin, khoảng 2 giờ sau khi tiêm vaccine và huyết thanh, bệnh nhân xuất hiện tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa, khó thở, tụt huyết áp. Chị trở lại bệnh viện đã tiêm ngừa, được xử trí bằng thuốc Adrenaline. Sau đó, tình trạng sức khỏe của người phụ nữ này tạm thời ổn định nhưng các dấu hiệu bất thường vẫn còn. Do đó, chị quyết định đi máy bay để trở về TP.HCM nhập viện điều trị.
Trong suốt thời gian trên máy bay, chị T luôn cảm thấy mệt mỏi vì phù mặt, khó thở và ngứa rất nhiều. Bệnh nhân đã được chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Thống Nhất ngay khi xuống đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Nhờ được sơ cứu đúng cách tại bệnh viện tuyến dưới, người phụ nữ đã được cứu sống sau khi sốc phản vệ. Ảnh BVCC
Bác sĩ Phan Văn Thành, Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Thống Nhất, cho biết, bệnh nhân được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 sau khi tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại và kháng uốn ván. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, ekip điều trị tiến hành hỗ trợ hô hấp, bù dịch, tiếp tục dùng Adrenaline đồng thời kết hợp Corticoid, thuốc kháng Histamin để điều trị cho bệnh nhân.
Hiện tại sức khỏe bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện. Hiện do bệnh nhân tiêm nhiều loại vaccine và huyết thanh cùng một lúc nên các bác sĩ khó xác định chính xác đâu là tác nhân khiến chị T. bị sốc phản vệ.
Các chuyên gia y tế cho biết, những trường hợp bị phản vệ sau tiêm vaccine không nhiều. Do vậy, sau khi bị chó cắn, nạn nhân và người nhà cần biết cách xử trí vết thương, theo dõi tình trạng của chó và tiêm phòng sớm. Sau khi tiêm, nếu có các dấu hiệu như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, khó thở sau khi tiêm vaccine, người bệnh cần đến viện ngay để được xử trí. Đồng thời, cần nắm rõ cơ thể bị dị ứng với những chất nào và khai báo đầy đủ với bác sĩ.
22 ca tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn Theo Bộ Y tế, 2 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 22 trường hợp tử vong do bệnh dại, cao hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2023 (10 trường hợp). Bộ Y tế cho biết, từ năm 2022 đến nay, bệnh dại có xu hướng gia tăng, nhiều tỉnh, TP ghi nhận số ca tử vong do dại cao...