Nhiều người nổi tiếng từ bỏ ăn chay
Nhiều người nổi tiếng từ bỏ ăn chay
Cảm thấy không đủ năng lượng khi ăn chay, diễn viên Anne Hathaway và Zooey Deschanel ăn thịt cá trở lại.
Hathaway kể rằng một ngày cô cùng chồng và bạn diễn Matt Damon đến một nhà hàng Michelin. Hathaway chọn một phần cá hồi và khi đưa miếng cá vào miệng, bộ não của cô “dường như được khởi động lại”.
Những năm gần đây, ăn chay trở thành xu hướng. Nhiều người tin rằng không ăn thịt, trứng, sữa mà chỉ ăn thực vật đem lại rất nhiều lợi ích sức khỏe như làm đẹp da, tăng cường sức sống.
Tuy nhiên, tùy từng cá nhân mà ăn chay đem lại những tác động sức khỏe khác nhau. Ở Mỹ, không ít người nổi tiếng đã từ bỏ ăn chay, một trong số đó là diễn viên Anne Hathaway.
Hathaway bắt đầu ăn chay từ năm 2012 khi quay bộ phim T he Dark Knight Rises. Trong vai người mèo, cô phải mặc những bộ đồ bó sát nên không thể để lộ ra những vùng thịt thừa.
Năm 2014, khi quay Insterstellar, nữ diễn viên phải mặc bộ đồ du hành nặng 20 kg kèm theo dây an toàn, có lúc phải ngâm mình dưới nước hàng tiếng. Quay được một tuần, Hathaway quyết định không thể tiếp tục ăn chay vì “cảm thấy không khỏe”. Ngôi sao cũng thừa nhận “rất khổ sở, lo lắng bất thường” trong thời gian ăn chay.
Hathaway kể rằng một ngày cô cùng chồng và bạn diễn Matt Damon đến một nhà hàng Michelin. Hathaway chọn một phần cá hồi và khi đưa miếng cá vào miệng, bộ não của cô “dường như được khởi động lại”.
Giống Hathaway, ca sĩ/diễn viên Zooey Deschanel cũng từng không thực phẩm từ động vật. Tuy nhiên, cô không thể chỉ dùng lúa mạch và đậu tương vì cảm thấy thiếu năng lượng nên cuối cùng ăn thịt trở lại.
Tuy nhiên, bác sĩ riêng của Clinton là Mark Hyman tiết lộ cựu tổng thống Mỹ vẫn có lúc ăn ít cá, thịt nạc cùng lòng trắng trứng. “Là một người ăn chay, bạn rất khó nạp đủ nguồn protein chất lượng”, bác sĩ Hyman tiết lộ.
Video đang HOT
Sau cuộc phẫu thuật tim năm 2010, cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton bắt đầu ăn chay. Ba năm sau, ông cho biết: “Tôi nói ‘không’ với thịt, cá, trứng, sữa và đã giảm được 9 kg”.
Tuy nhiên, bác sĩ riêng của Clinton là Mark Hyman tiết lộ cựu tổng thống Mỹ vẫn có lúc ăn ít cá, thịt nạc cùng lòng trắng trứng. “Là một người ăn chay, bạn rất khó nạp đủ nguồn protein chất lượng”, bác sĩ Hyman tiết lộ.
Có một thời gian, Natalie Portman thường tuyên truyền mọi người ăn chay, thậm chí quay cả một bộ phim để khuyên cộng đồng ngừng ăn thịt. Tuy nhiên, khi mang thai lần đầu, cô quyết định không ăn chay nữa.
“Tôi nghe theo cơ thể và đã ăn chế phẩm từ trứng sữa. Tôi rất muốn ăn các loại thực phẩm đó”, Portman chia sẻ. Thực tế, trong thời kỳ mang thai, phụ nữ cần ăn nhiều protein để làm khỏe mạnh xương, cơ bắp cũng như cơ quan nội tạng. Sau khi sinh, Portman ăn chay trở lạ.
Ca sĩ nhạc đồng quê Carrie Underwood cũng từ bỏ ăn chay khi đang mang thai. Sinh nở xong, cô tiếp tục ăn chay nhưng không liên tục mà có những lúc gián đoạn.
“Rất khó để tìm được thực phẩm thuần chay đầy dinh dưỡng trong thời gian lưu diễn. Tôi không thể ăn bông cải xanh mãi được”, giọng ca 36 tuổi giải thích. Underwood tự nhận mình là “người ăn chay thực tế”. Thỉnh thoảng khi đi ăn nhà hàng, cô cũng chọn một ít protein và pho mát.
Thanh Vân
Theo Epochtimes/VNE
Những lợi ích sức khỏe của đậu nành
Đậu nành rất tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ cao huyết áp. Dưới đây là những lợi ích mà đậu nành đem lại cho sức khỏe của tất cả chúng ta.
Protein: Nếu bạn là một người ăn chay, rất khó để bạn hấp thu đủ protein cho cơ thể, đặc biệt nếu bạn là người thường xuyên vận động. Đậu nành chính là một giải pháp tuyệt vời. Không giống hầu hết các protein thực vật khác, đậu nành chứa đủ 9 loại amino axit thiết yếu cho cơ và xương. Cơ thể không thể tự tạo ra các chất này, do đó người ăn mặn thường hấp thu chúng từ các nguồn động vật như thịt bò, thịt gà và trứng.
Tốt cho tim mạch: Chỉ 10-15% chất béo trong đậu nành là chất béo no. Các nguồn protein khác như thịt bò hay thịt lợn chứa nhiều loại chất béo này hơn. Chất béo no làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Thay các món thịt bằng các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ có thể tốt cho trái tim của bạn.
Các chất béo có lợi: Hầu hết các chất béo trong đậu nành là chất béo không bão hòa đa, bao gồm omega-6 và omega-3. Khi đặt trong một chế độ ăn uống cân bằng, các chất này tốt cho tim mạch và giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh.
Không chứa cholesteorol: Giống như các nguồn protein thực vật khác, các sản phẩm từ đậu nành không chứa cholesterol. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng thêm đậu nành vào chế độ ăn có thể giúp giảm hàm lượng LDL - hay cholesterol có hại - từ 4 đến 6%.
Giàu chất xơ: Mỗi 500ml đậu nành chứa khoảng 10g chất xơ, trong khi các nguồn protein động vật như thịt bò, thịt gà hay cá không hề chứa chất xơ. Lượng chất xơ trong đậu nành có thể giúp bạn giảm lượng cholesterol hấp thu từ các thực phẩm khác. Chất xơ cũng giúp bạn đại tiện dễ dàng hơn.
Giàu kali: Nửa lít đậu nành chứa khoảng 886mg kali, gấp đôi lượng kali trong một quả chuối cỡ trung bình, và tương đương 1/3 lượng kali mà cơ thể cần cho một ngày. Cơ thể cần kali cho nhiều hoạt động, như để tim đập, để thận lọc chất thải, và để các dây thần kinh hoạt động.
Sắt: Người ăn chay cần hấp thu gấp đôi lượng sắt vì họ thường không nhận đủ sắt từ các nguồn thực vật. Nửa lít đậu nành chứa khoảng 9mg sắt. Một trong những chức năng quan trọng của sắt là giúp máu đưa oxy đi khắp cơ thể. Nam giới cần 8mg sắt và phụ nữ cần 18mg sắt mỗi ngày.
Làm dịu huyết áp: Đưa đậu nành vào chế độ ăn uống hằng ngày giúp bạn giảm nguy cơ cao huyết áp. Đó là bởi đậu nành giàu protein và chứa rất ít carb, một tổ hợp giúp giảm huyết áp. Bên cạnh đó, đậu nành cũng giúp hạ huyết áp tâm thu từ 2 đến 5 điểm, tương đương giảm 14% nguy cơ đột quỵ.
Giúp xương chắc khỏe: Khối xương ở một số phụ nữ giảm đáng kể sau mãn kinh. Điều này khiến xương giòn và dễ gãy hơn. Bác sĩ thường chỉ định sử dụng estrogen để điều trị tình trạng này cũng như các triệu chứng mãn kinh khác. Isoflavone, một hóa chất thực vật có trong đậu nành, có tác dụng tương tự như estrogen. Một số nghiên cứu cho rằng isoflavone giúp xương chắc khỏe hơn ở phụ nữ hậu mãn kinh.
Thực phẩm biến đổi gen (GMO): Đậu nành là thực phẩm biến đổi gen số 1 thế giới. Điều này có nghĩa là các nhà khoa học thay đổi một số gen trong hạt giống, thường nhằm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng và bảo vệ cây khỏi bệnh hoặc thuốc trừ sâu. Một số người cho rằng thực phẩm biến đổi gen không an toàn, nhưng các chuyên gia khẳng định loại thực phẩm này hoàn toàn đảm bảo như các thực phẩm bình thường khác.
Ung thư vú: Đậu nành có thể bảo vệ phụ nữ khỏi ung thư vú, đặc biệt hiệu quả nếu bạn sử dụng nhiều đậu nành từ khi còn nhỏ và lúc dậy thì. Điều này có thể làm giảm một nửa nguy cơ mắc ung thư vú. Các nhà khoa học cho rằng isoflavone có trong đậu nành có thể làm giảm kích thước tế bào ung thư.
Ung thư tuyến tiền liệt: Ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới. Đàn ông châu Á thường ít mắc bệnh này hơn do họ ăn nhiều đậu nành hơn. Ăn càng nhiều đậu nành, nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt càng giảm. Các chuyên gia cho rằng đó là nhờ hai loại isoflavone có tên genistein và daidzein giúp ngăn sự phát triển của khối u trong tuyến tiền liệt./.
CTV Ngọc Diệp (biên dịch)
Theo Webmd/VOV
Ăn chay đúng cách để có cơ thể khỏe mạnh Những năm gần đây, ăn chay đang trở thành lựa chọn của nhiều người bởi lợi ích mà chế độ ăn này đem lại. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một chế độ ăn uống ít chất béo và giảm thiểu thịt đỏ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, xơ vữa động mạch cũng như lượng đường trong...