Nhiều người méo miệng, đột quỵ vì giá lạnh
Hà Nội đang trong đợt lạnh sâu với nền nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa đông đến nay. Các bệnh viện tiếp nhận nhiều ca đột quỵ, tim mạch…
Nhồi máu cơ tim, liệt dây thần kinh do bất cẩn
BS Đoàn Văn Phúc, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, cho biết bước vào đợt lạnh này, mỗi ngày, đơn vị này tiếp nhận 3-5 bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7, gồm cả người già và người trẻ. Hầu hết bệnh nhân đều đến viện trong tình trạng mặt méo, miệng méo, không khép kín được mí mắt.
Nguyên nhân xuất phát từ sự chủ quan của người bệnh, đặc biệt là người trẻ. Có trường hợp bệnh nhân đi tập thể dục buổi sáng nhưng mặc không đủ ấm; Có trường hợp mở cửa đột ngột sau khi thức giấc… khiến liệt dây thần kinh số 7.
Ảnh hưởng của giá lạnh, nhiều bệnh nhân đều đến viện trong tình trạng mặt méo, miệng méo do liệt dây thần kinh số 7 (ảnh minh họa).
Còn tại Bệnh viện Tim Hà Nội, số bệnh nhân đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp… cũng gia tăng. Các bác sĩ lý giải vào những ngày trời lạnh, cơ thể dễ bị hạ thân nhiệt khiến tim phải làm việc nhiều hơn để giữ ấm. Điều này làm tăng khả năng nhồi máu cơ tim ở những người vốn có sẵn yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, hút thuốc lá…
Thời tiết chuyển lạnh sâu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng điều trị nhiều trường hợp mắc các bệnh lý tim mạch, trong đó chủ yếu là người cao tuổi và những người có tiền sử bệnh tim mạch từ trước. TS Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, cho biết về mùa lạnh, huyết áp thường tăng cao so với mùa hè khoảng 5 mmHg. Việc duy trì liên tục mức tăng huyết áp này sẽ làm tăng 21% các biến chứng tim mạch.
Thời tiết lạnh cũng làm tăng tiết các Catecholamin trong máu dẫn đến co mạch ngoại biên, làm tăng lượng máu trở về tim và tăng huyết áp. Đa số người dân không biết hoặc chưa kiểm soát tốt huyết áp của mình. Theo thống kê thì chỉ có khoảng 1/3 trong số bệnh nhân tăng huyết áp được điều trị và trong số những người được điều trị chỉ có 1/3 kiểm soát được huyết áp bằng thuốc.
Với người cao tuổi, huyết áp thường không quá 140/90 mmHg. Khi thời tiết chuyển sang giá lạnh đột ngột, các mạch máu trong cơ thể bị co thắt lại, huyết áp tăng lên. Ngoài ra, mức huyết áp có thể tăng vọt khi đột ngột ra ngoài trời lạnh hoặc khi đi tắm rửa… Huyết áp tối đa quá 180 mmHg là điều rất đáng lo ngại. Nhiều người có tiền sử cao huyết áp lúc đó huyết áp sẽ tăng mạnh đến 200 mmHg, nếu không phát hiện, dùng thuốc kịp thời có thể gây vỡ mạch máu não và tử vong.
“Đặc biệt những người bị bệnh tiểu đường nguy cơ biến chứng tăng huyết áp càng cao và dễ có cơn huyết áp kịch phát, nguy hiểm. Đối với bệnh nhân có bệnh mạch vành, khi trời lạnh nhu cầu oxy cho cơ tim tăng hơn vì thế cũng có nguy cơ xuất hiện dấu hiệu của các bệnh mạch vành như đau ngực, nhồi máu cơ tim cấp. Thời tiết lạnh còn làm tăng số lượng tiểu cầu, tăng hồng cầu và độ nhớt của máu, làm tăng nguy cơ bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và bệnh mạch máu ngoại vi”, BS Tuấn Anh thông tin.
Chủ động giữ ấm để phòng bệnh
Video đang HOT
Để phòng các bệnh lý liệt dây thần kinh số 7 và tim mạch hay đột quỵ, theo khuyến cáo từ BS Tuấn Anh, vào mùa lạnh, điều quan trọng nhất là người dân cần được giữ ấm đầy đủ, đặc biệt người cao tuổi hoặc người có tiền sử mắc các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh mạch vành.
Cần tránh ra trời lạnh đột ngột vào buổi sáng, nhất là lúc mới ngủ dậy. Khi tắm rửa cần làm ấm phòng bằng đèn sưởi và dùng nước ấm, tránh tăng huyết áp đột ngột do lạnh. Với người cao tuổi, khi có cơn tăng huyết áp, không nên giảm huyết áp quá nhanh. Việc này rất nguy hiểm do phản ứng của mạch máu ở người già không tốt, nếu giảm huyết áp quá nhanh, cơ thể không thích ứng được, làm xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.
Những bệnh nhân bị tăng huyết áp nên uống các thuốc hạ huyết áp theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc tăng huyết áp cần được uống liên tục, suốt đời, không được ngừng thuốc đột ngột và cần có sự theo dõi của nhân viên y tế.
Những bệnh nhân có bệnh động mạch vành nên được theo dõi định kỳ, nhất là khi chuyển mùa, khi thời tiết thay đổi để có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Đối với người cao tuổi sức đề kháng yếu và những người mắc các bệnh về tim mạch cần tuyệt đối thực hiện các biện pháp dự phòng, giữ ấm cơ thể, tránh lạnh đột ngột, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài trời. Cần tiếp tục duy trì điều trị các bệnh tim mạch theo hướng dẫn của bác sỹ.
Đối với trẻ nhỏ mắc các bệnh tim bẩm sinh, thời tiết lạnh dễ làm bệnh tim nặng hơn, ngoài ra còn dễ khiến trẻ mắc các bệnh lý về hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm phổi. Phụ huynh cần lưu ý giữ ấm cổ và cơ thể, quàng khăn, đeo khẩu trang và hạn chế ra ngoài trời lạnh, cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Khi trẻ có dấu hiệu của bệnh, cần được thăm khám và điều trị tại các chuyên khoa về tim mạch.
Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Đông trùng hạ thảo từ lâu được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền, vậy uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Từ lâu đông trùng hạ thảo được biết đến là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền. Vậy, uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đông trùng hạ thảo là gì?
Đông trùng hạ thảo còn có tên gọi là trùng thảo, hạ thảo đông trùng. Tên khoa học của loài này là Cordyceps sinensis (Berk) Sacc. Chúng thuộc họ Nang khuẩn Ascomycetes họ Nhục tòa khuẩn Hypocreaceae.
Tên đông trùng hạ thảo vì vị thuốc này vào mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ. Sách cổ coi đông trùng hạ thảo bổ ngang nhân sâm.
Đông trùng hạ thảo của Trung Quốc (Cordyceps) là giống nấm mọc ký sinh trên sâu non của một loại sâu thuộc họ sâu Cánh bướm. Nấm và sâu hợp sinh với nhau. Vào mùa đông, sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất trong con con vật làm nó chết.
Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất (stroma) mọc chồi khỏi mặt đất, nhưng gốc vẫn dính liền với đầu sâu, đào lấy tất cả xác sâu và nấm để dùng.
Đông trùng hạ thảo rất tốt cho sức khỏe.
Tại Trung Quốc, đông trùng hạ thảo thường gặp ở những rừng ẩm ướt các tỉnh Tứ Xuyên, Vân Nam, Tây Khang, Tây Tạng, nhiều ở Tứ Xuyên và tốt nhất ở Tây Tạng.
Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?
Bài viết của ThS.BS. Phạm Đức Thắng, BS. Đỗ Thị Ly - Đại học Y Dược TP.HCM cho biết, theo y học cổ truyền, dược liệu đông trùng hạ thảo vị ngọt, tính ôn, quy vào hai kinh phế và thận, tác dụng ích phế thận, bổ tinh tủy, chữa thần kinh suy nhược, ho kéo dài, lưng gối đau mỏi, liệt dương, di tinh.
Đây là loại dược liệu quý được sử dụng từ lâu đời với nhiều công dụng đặc biệt. Nhiều nghiên cứu chứng minh loại dược liệu này chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, giúp điều hòa miễn dịch, chống lão hóa, chống ung thư, bảo vệ gan, cải thiện chức năng hô hấp, tăng cường chức năng thận, chống loãng xương, điều trị rối loạn đường huyết, rối loạn mỡ máu.
Một số bài thuốc có đông trùng hạ thảo
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời ThS.BS Nguyễn Quang Dương - Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Tuệ Tĩnh giới thiệu một số món ăn, bài thuốc, trà thuốc... có trùng thảo, bổ dưỡng:
Bài 1: Đông trùng hạ thảo 5g, khoản đông hoa 6g, tang bạch bì 8g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2g, nước 600ml. Sắc còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Chữa bệnh suy nhược của người già yếu, viêm phế quản mạn tính.
Bài 2: Đông trùng hạ thảo 5g, tục đoạn 10g, đỗ trọng 10g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, xuyên khung 6g, ngưu tất bắc 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Dùng tốt cho người đau mỏi thắt lưng, kinh nguyệt kéo dài, nhạt màu, ra ít, đầu váng mắt hoa.
Bài 3: Thục địa 10g, liên tu 10g, đông trùng hạ thảo 10g, câu kỷ tử 10g, sơn thù 10g, hoài sơn 12g. Sắc uống. Ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Uống khi thuốc còn ấm.
Tác dụng: Chữa liệt dương, di tinh.
Món ăn, trà thuốc, rượu thuốc có đông trùng hạ thảo
- Thịt gà hầm đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 10g, thịt gà ác 200g hầm nhừ, thêm gia vị. Chia ăn 1-2 lần trong ngày.
Công dụng: Dùng tốt cho người bị thiếu máu, liệt dương, di tinh.
- Trà đông trùng hạ thảo: Đông trùng hạ thảo 10 cọng cho vào ấm trà, đổ nước sôi trong 10 phút. Uống trà hàng ngày.
Công dụng: Mát phổi, ích khí tráng dương dùng cho người liệt dương, di tinh.
- Rượu đông trùng hạ thảo: Đông trùng 100g, kỷ tử 50g, ngâm với 7 lít rượu 40o sau 10 ngày có thể dùng được. Ngày 1 lần buổi tối 30ml.
Công dụng: Chữa chứng đau lưng, mỏi gối...
Trên đây là những thông tin giải đáp về câu hỏi "Uống đông trùng hạ thảo có tác dụng gì?". Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tăng khoảng 2% mỗi năm Ghi nhận thực tế cho thấy, vào mùa đông, số người phải nhập viện vì đột quỵ tăng khoảng 20-30% so với thông thường. Đáng lo ngại hơn khi xu hướng đột quỵ xuất hiện ở người trẻ tuổi ngày càng tăng. Bệnh nhân trẻ tuổi bị đột quỵ được điều trị thành công tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp. Ảnh: BVCC....