Nhiều người mất hàng trăm triệu đồng vì tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo
Nhận được tin nhắn gửi đến từ số lạ yêu cầu nhấn vào đường link nếu không sẽ bị ngưng dịch vụ ngân hàng, người đàn ông đã làm theo và bị rút mất khoản tiền lớn.
Tối ngày 21/9, báo Thanh Niên đưa tin, công an quận Hoàng Mai, Hà Nội cho biết đang phối hợp với các bên liên quan để điều tra một vụ lừa đảo, chiếm đoạt tài sản với số tiền gần 400 triệu đồng.
Cụ thể, ngày 18/9, công an phường Yên Sở, quận Hoàng Mai đã tiếp nhận đơn trình báo của ông T. trú tại địa bàn về việc bị lừa rút mất 399 triệu đồng. Ông T. trình báo, đã nhận được tin nhắn từ số điện thoại lạ với nội dung:
“Tài khoản của bạn sẽ bị ngưng dịch vụ vào ngày 18/9/2021 lúc 22:00. Vui lòng vào (đường link) để kiểm tra”.
Sau khi ấn vào đường link từ số lạ gửi đến, ông T. bị mất một số tiền lớn trong tài khoản ngân hàng. (Ảnh: Công An Quận Hoàng Mai)
Ông T. đã thực hiện thao tác như trong tin nhắn, nhấn vào đường link nhưng sau đó lại phát hiện tài khoản ngân hàng của mình bị mất 399 triệu đồng. Lúc này ông mới biết là mình đã bị lừa.
Cũng vào thời gian này, công an quận Hoàng Mai đang điều tra việc người phụ nữ tên T. ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai đến cơ quan chức năng trình báo về việc nhận được cuộc điện thoại lạ và đầu dây bên kia tự xưng là cán bộ điện lực.
Người này thông báo thẻ CCCD của bà T. có đăng kí dịch vụ điện tại TP.HCM và đang nợ tiền. Ngoài ra, đối tượng còn tiếp tục nói CCCD của bà T. có đứng tên một tài khoản ngân hàng liên quan đến vụ buôn bán chất cấm nên yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản để xác minh.
Video đang HOT
Những cuộc gọi lừa đảo, cung cấp thông tin cá nhân có thể khiến bạn mất tiền oan. (Ảnh minh họa: Người Lao Động)
Tin lời người này, bà T. đã tiết lộ thông tin tài khoản cùng mã OTP và sau đó phát hiện 520 triệu đồng trong tài khoản “không cánh mà bay”.
Ngoài 2 trường hợp trên, ngày 20/9, báo VietNamNet cũng chia sẻ trường hợp tương tự, bị lừa ấn vào đường link lạ rồi sau đó bị chiếm đoạt tài khoản.
Nhóm đối tượng đã lập nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau và tạo trang tuyển nhân viên, cộng tác viên trên toàn quốc làm việc tại nhà, trả lương qua tài khoản ngân hàng. Nếu ai có nhu cầu xin việc, những người này sẽ yêu cầu họ liên kết tài khoản ngân hàng bằng cách ấn vào đường link có sẵn với lý do để trả lương nhưng thực chất là chiếm quyền sử dụng tài khoản ngân hàng của họ.
Hành vi lừa đảo đều được thực hiện rất tinh vi. (Ảnh minh họa: VTV)
Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã thực hiện thành công 22 vụ chiếm đoạt, lừa tiền của 22 người với tổng con số lên đến 575 triệu đồng.
Trước việc có nhiều người vẫn nhẹ dạ cả tin, chưa cảnh giác với các hành vi lừa đảo, cơ quan công an đã khuyến cáo không nên cung cấp thông tin cá nhân qua tin nhắn, email hay ứng dụng chat. Đồng thời, không truy cập vào đường link lạ có nội dung giả mạo ngân hàng.
Khi nhận các tin nhắn nghi vấn, không rõ ràng, mọi người có thể trực tiếp gọi điện lên tổng đài của các ngân hàng để xác minh cũng như phản ánh tình huống mình gặp phải để có biện pháp xử lí kịp thời.
Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP cho người khác. (Ảnh minh họa: Kinh Tế Đô Thị)
Bên cạnh đó, một thao tác quan trọng nên làm đó là thường xuyên thay đổi mật khẩu các tài khoản đăng nhập internet banking, smart banking… Tuyệt đối không cung cấp mã OTP cho người lạ để tránh mắc bẫy.
Việc bảo mật thông tin cá nhân là điều bất kì ai cũng nên chú trọng để không bị kẻ xấu lợi dụng. Những trường hợp trên đây chính là bài học để mọi người tỉnh táo hơn trong việc nhận diện tin nhắn, cuộc gọi giả mạo.
Chiêu 'thông báo phạt nguội' để lừa chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng
Kẻ gian giả danh cảnh sát giao thông, nhân viên điện lực gọi điện thoại thông báo lỗi vi phạm, yêu cầu người dân cung cấp tài khoản ngân hàng và mã OTP rồi chiếm đoạt tiền.
Cuối tháng 8, Duy ở Hà Nội nhận được điện thoại từ số máy 80819900xxx thông báo anh đang có một biên lai phạt nguội do vi phạm giao thông. Sau khi tổng đài viên tự động thông báo, anh làm theo hướng dẫn ấn phím số 9 để gặp trực tiếp nhân viên tư vấn.
Sau chừng 10 giây đợi kết nối, một người đàn ông nói giọng miền Trung vẻ đầy nghiêm túc ở đầu dây bên kia cất lên: "Xin chào anh Duy, chúng tôi gọi cho anh từ Sở Giao thông vận tải thành phố. Ôtô của anh đã vi phạm giao thông với lỗi vượt đèn đỏ từ tuần trước và hiện anh chưa nộp phạt. Bây giờ, mời anh hợp tác để chúng tôi xác minh các thông tin, giúp tránh bị tăng tiền phạt".
Anh Duy sững người khi "tư vấn viên" đọc đúng ngày di chuyển ra đường nên khá tin tưởng. Sau khi đọc số căn cước công dân, biển số xe, người này nói anh đợi máy để kiểm tra trên hệ thống. Một lúc sau, anh Duy được thông báo phải nộp phạt 9 triệu đồng về các lỗi vượt đèn đỏ, đi sai làn, đè vạch. Sau hôm nay, mức phạt sẽ tăng lên 18 triệu đồng do nộp chậm.
Người này hướng dẫn sẽ "in biên lai ngay bây giờ" để nộp phạt online. Anh Duy đồng ý và cung cấp số tài khoản ngân hàng. Khi được đề nghị đọc mã OTP, anh biết bị lừa nên lớn giọng "tra khảo". "Lúc này kẻ gian biết không lừa được nên quát tháo, nói rất tục và đe doạ tôi trước khi cúp máy. Ngay sau đó, tôi nhờ người thân tra trên hệ thống mới biết mình không bị phạt nguội", anh Duy kể.
Đến giờ Duy vẫn không hiểu sao thông tin cá nhân lại bị lộ nhiều như vậy. Sau lần suýt mất tiền oan, anh tự nhủ sẽ bảo vệ mình bằng cách không nghe các cuộc gọi có số lạ, dù đó là giải pháp cực đoan.
Mã OTP tự động của một ngân hàng. Ảnh: Phạm Dự.
Những người bị như anh Duy thời gian gần đây không ít, nhất là khi dịch bệnh căng thẳng tội phạm lừa đảo qua điện thoại càng hoạt động rầm rộ.
Chị Hoa, 42 tuổi, ở phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho biết ngày 22/8 nhận được cuộc gọi từ người lạ tự xưng cán bộ điện lực, thông báo thẻ căn cước công dân của chị được dùng đăng ký đóng tiền điện tại TP HCM và đang nợ tiền. Thẻ này còn đứng tên trên một tài khoản ngân hàng liên quan vụ án buôn bán ma túy và yêu cầu cung cấp thông tin tài khoản để xác minh.
Tưởng thật, chị Hoa làm theo yêu cầu, cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng và mã OTP thì phát hiện tài khoản bị rút mất 520 triệu đồng. Sự việc đã được chị Hoa trình báo với Công an quận Hoàng Mai.
Theo một chuyên gia công nghệ, mã OTP là loại mật khẩu dùng một lần gửi qua tin nhắn hoặc phần mềm. Đây là phương pháp xác thực bảo mật được sử dụng nhiều trong những lĩnh vực như tài chính, ngân hàng. Mã này là "mấu chốt" để hacker khai thác nên người dùng cần phải bảo mật, không cung cấp cho bất kỳ ai kể cả nhân viên ngân hàng.
Ví dụ, trong giao dịch chuyển tiền, nhiều dịch vụ sẽ yêu cầu người thực hiện nhập thêm mã OTP được gửi đến số điện thoại cá nhân để đảm bảo chính chủ thực hiện.
Theo Công an Hà Nội, thời gian qua xuất hiện tình trạng kẻ lừa đảo gọi điện thoại tự xưng là cảnh sát giao thông hay đơn vị có thẩm quyền để thông báo việc "phạt nguội". Thủ đoạn phổ biến là đề nghị người dân cung cấp số biên bản, tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, tài khoản ngân hàng... để được thông báo về hành vi vi phạm. Khi tất cả được đáp ứng, chúng sẽ yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản hoặc cung cấp mã OTP để xác minh và đặc biệt phải giữ kín sự việc...
Đa phần nạn nhân là người ít cập nhật thông tin và khi xảy ra sự việc lại sợ mất uy tín nên không trình báo, gây khó khăn khi điều tra, nhà chức trách đánh giá.
3 thanh niên lừa đảo lấy mã OTP ngân hàng, chiếm đoạt hơn 500 triệu đồng Các bị can gọi điện hoặc nhắn tin cho người bị hại xưng là nhân viên công ty tuyển việc làm, yêu cầu họ cung cấp mã OTP rồi xâm nhập trái phép tài khoản ngân hàng của bị hại để lấy tiền. Viện KSND TP.Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 3 bị can: Nguyễn Ngọc Hải (20 tuổi), Dương...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ

Truy xét kẻ phá hoại vườn chuối xuất khẩu sắp thu hoạch

Khởi tố tài xế xe bán tải dùng gậy bóng chày đánh người ở Thái Bình

Bình Phước: Đánh chết bạn nhậu vì mâu thuẫn lúc hát karaoke với loa kẹo kéo

Bến Tre, Tiền Giang: Xử phạt 2 người tung tin giả về việc sáp nhập tỉnh

Cà Mau: Tạm giữ hình sự 3 nghi phạm vụ truy sát bằng súng giữa ban ngày

Giám đốc bị bắt, Công ty phát triển nhà Cà Mau báo lỗ kế hoạch lợi nhuận

Giám đốc lừa đảo 23 người, chiếm đoạt gần 6 tỉ đồng

Chủ nhà nghỉ ở Hà Nội bị trói, cướp 16 cây vàng

"Bẫy" huê online trực chờ...!

Khởi tố tài xế Mazda CX5 chở bộ bộ da báo hoa mai đi bán

Tóm gọn ổ nhóm chuyên rình "gắp mồi" xe máy
Có thể bạn quan tâm

Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025