Nhiều người e dè hồ bơi vì sợ ‘amip ăn não người’
Tôi đang định cho con đi học bơi ở hồ bơi gần nhà nhưng thấy lo quá, với nhiệt độ và độ ẩm như hiện nay thì các hồ ở TP HCM có an toàn không, có chứa “ amip ăn não người” không”?”, anh Trung (quận 3, TP HCM) băn khoăn.
Anh Trung cũng cho biết, thông thường vào cuối tuần vợ chồng anh hay rủ nhau đi bơi ở một trung tâm thể dục thể thao gần nhà để rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên từ khi nghe tin một thanh niên ở TP HCM bị nhiễm “ amip ăn não người” sau khi bơi lặn ở sông hồ, hai vợ chồng anh không dám bén mảng đến đó nữa.
“Biết là hiếm lắm mới xảy ra trường hợp tương tự nhưng trước mắt khi chưa có thuốc chữa thì phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Mà nghe nói vi khuẩn này không sống được ở môi trường nước mặn, chắc khi nào có dịp đi tắm biển sẽ dạy con tập bơi sau”, ông bố trẻ bày tỏ.
Nhiều độc giả gửi thư về tòa soạn VnExpress.net bày tỏ lo ngại về mức độ nguy hiểm của loài vi sinh vật độc hại trên. Bạn đọc tên Quang chia sẻ: “Nhiễm HIV thì còn sống được vài năm, nhiễm cái này thì chỉ vài ngày. Quá nguy hiểm. Cả trăm ca mà chỉ được một ca cứu sống. Không nên bơi lội tại sông, suối, ao, hồ nữa vì chỉ một lần sặc nước chúng ta có thể mất mạng. Cần tuyên truyền gấp về nông thôn cho bà con phòng tránh”.
Một số phụ huynh e dè khi cho con đi học bơi vì “amip ăn não người” có thể sống ở môi trường nước như thế này. Ảnh: Thi Trân.
Trên các diễn đàn Internet, nhiều cư dân mạng cũng bày tỏ lo lắng sau trường hợp tử vong đầu tiên ở Việt Nam do nhiễm ký sinh trùng Naegleria fowleri vừa được phát hiện. Mặc dù các chuyên gia nghiên cứu đã khẳng định bệnh do nó gây ra vô cùng hiếm gặp, nhiều người vẫn chọn giải pháp “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bằng cách tránh tiếp xúc với nguồn nước ao hồ, nhất là hồ bơi công cộng.
“Mình thường xuyên đi bơi ở hồ bơi công cộng, nghe thông tin này mà thấy rùng mình. Sao lại có loài vi khuẩn khủng khiếp như vậy chứ. Từ nay không dám đi bơi nữa”, nick name Antony tâm sự trên Facebook.
Một số thành viên khác chưa từng đi bơi thì khẳng định chắc nịch rằng sẽ “cạch” luôn ao hồ đến già. “Nhất là mấy cái ao chuôm ở miền quê bây giờ đâu có còn trong lành như ngày xưa nữa nên chắc là đầy vi khuẩn”, bạn Nguyễn Thùy bình luận.
Tuy nhiên Việt Nam là một nước nhiều sông ngòi nên nhiều người không khỏi lo lắng. Như độc giả Lê Nguyên băn khoăn: “Làm cách nào để phòng tránh vi khuẩn này, trong khi những người dân vùng nông thôn vẫn sử dụng nước ao, hồ, sông suối để sinh hoạt. Khổ hơn là những người dân sống bằng nghề sông nước thì sao, Khi bơi ngụp nước vào mũi, mồm, tai là chuyện không thể tranh khỏi?”.
Có cư dân mạng cho rằng trường hợp nạn nhân tử vong ở TP HCM vừa qua không phải là ca đầu tiên chết vì trùng roi amip Naegleria fowleri. Tùng Nguyễn kể: “Trước đây ở gần nhà mình từng có một bé gái đi tắm hồ bơi về cũng bị sốt, hôn mê rồi chết. Bác sĩ chẩn đoán là bị viêm màng não nhưng gia đình bảo trước đó bé không hề bị bệnh liên quan đến não”. Và bạn cho rằng: “Nếu hồi đó xét nghiệm tử thi đàng hoàng thế nào cũng tìm thấy con amip này”.
Video đang HOT
Cư dân mạng xôn xao bàn luận về trùng roi amip gây tử vong ở người.
Nghiên cứu công bố trên trang Standford.edu cho biết, trùng roi amip Naegleria fowleri có thể sống trong môi trường nước ngọt ấm hoặc đất, cụ thể ở một số nơi như:
- Hồ, ao và các hố vách đá có nước ấm.
- Vũng nước bùn.
- Suối nước ấm có dòng chảy chậm, đặc biệt ở những đoạn mực nước thấp.
- Hồ bơi và các hồ nước tắm không được khử trùng thường xuyên.
- Nước giếng và nước máy dùng trong sinh hoạt gia đình không được khử trùng.
- Suối nước nóng và các nguồn nước trong đất.
- Nước ấm ô nhiễm thải từ các nhà máy.
- Nước trong bể cá.
- Chúng có thể tồn tại ở đất, thậm chí bụi trong nhà.
Naegleria fowleri xâm nhập vào mũi khi nạn nhân đang lặn, trượt nước, hoặc thực hiện các môn thể thao mà nước sẽ xộc vào mũi. Ngoài ra ở Mỹ từng ghi nhận trường hợp một số người bị nhiễm amip sau khi tắm trong các suối nước nóng hoặc sử dụng nước máy không qua xử lý để súc rửa mũi.
Đường “di cư” từ nước vào não người của amip Naegleria fowleri. Ảnh:Standford.edu.
Các nhà dịch tễ học cũng khẳng định Naegleria fowleri không thể sống trong môi trường nước mặn và không thể tồn tại trong các bể bơi hay nước máy đã được xử lý tiệt trùng.
“Nếu bạn lỡ uống một ly nước bị nhiễm Naegleria, bạn sẽ không bị nhiễm trùng não. Nhiễm trùng não xảy ra chỉ sau khi nước (hoặc bụi) có chứa các amip xộc vào mũi”, Jonathan Yoder, một nhà dịch tễ học làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC) khẳng định.
Theo VNE
Cảnh báo 'amip ăn não người' từ nước muối nhỏ mũi tự pha
Có ít nhất 2 bệnh nhân ở Mỹ đã tử vong sau khi dùng dung dịch nước muối tự pha để súc rửa mũi, theo báo cáo mới nhất từ một cuộc điều tra các ca tử vong của Trung tâm Kiểm soát và Phòng bệnh Mỹ.
Nạn nhân đã qua đời là một người đàn ông 28 tuổi và một phụ nữ 51 tuổi sống tại Louisiana (Mỹ), được báo cáo là có sử dụng nước muối để rửa xoang.
Kết quả kiểm nghiệm mẫu nước sinh hoạt gia đình của các bệnh nhân trên cho thấy tất cả đều có "amip ăn não người" (tên khoa học là Naegleria fowleri), một loài vi sinh vật đơn bào nguy hiểm có thể chui vào mũi người và xâm nhập vào não gây tử vong. Các nhà nghiên cứu tin rằng khi các nạn nhân dùng nước máy chưa qua khử trùng để pha dung dịch nước muối nhỏ vào mũi, đã vô tình "mở đường vô điều kiện" cho "amip ăn não người" di chuyển vào não bộ.
Súc rửa mũi bằng nước muối để làm thông xoang và phòng bệnh mũi xoang là một phương pháp rất phổ biến ở Ấn Độ và nhiều nước Nam Á. Từ đầu tháng Tám, Cục Quản lý Dược và Thực phẩm Mỹ đã cảnh báo không nên sử dụng phương pháp súc rửa mũi này bởi trong nước muối có thể chứa Naegleria fowleri và các loại vi khuẩn khác. Trên thực tế nếu vi khuẩn đi vào cơ thể bằng đường tiêu hóa thì acid ở ruột có thể tiêu diệt được vi khuẩn, song khoang mũi và xoang lại không hề có khả năng phòng vệ như thế.
Cơ quan y tế khuyên người dân chỉ nên dùng nước vô trùng hoặc nước cất để pha dung dịch muối súc rửa mũi. Ảnh: Reuters.
Nói về hoạt động của vi khuẩn Naegleria fowleri, Jonathan Yoder, một nhà dịch tễ học làm việc tại Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết, "amip ăn não người" khi xâm nhập vào não người sẽ cư ngụ ở môi trường chất lỏng bên trong hộp sọ. Sau đó "quái vật" sẽ bắt đầu nhân lên rồi ăn các tế bào não và giết vật chủ chỉ trong vài ngày.
"Đây là một điều kiện rất hiếm hoi nhưng chắc chắn là thảm họa cho bệnh nhân và gia đình họ", Jonathan phát biểu trên Reuters Health.
Dấu hiệu nguy hiểm được ghi nhận lần đầu tiên vào tháng 6/2011 khi một người đàn ông ở miền Nam Louisiana đột nhiên thấy nhức đầu như búa bổ, lưng đau ê ẩm, cổ như cứng lại và nôn mửa liên tục.
Ngày hôm sau, bệnh nhân được đưa đến một bệnh viện ở New Orleans trong tình trạng nguy kịch và sốt cao. Nhận thấy có một áp lực rất lớn lên hệ thống thần kinh trung ương của bệnh nhân, các bác sĩ đã lấy nước tủy sống trong não kiểm tra thì dịch não tủy bắn ra hơn 5 cm.
Được tiêm kháng sinh mạnh nhưng người đàn ông đã bị chết não vào ngày 6/6 năm ngoái, chỉ 3 ngày sau khi phát bệnh. Trường hợp này đã được trung tâm CDC báo cáo trên tạp chí về các bệnh truyền nhiễm.
Một trường hợp khác được ghi nhận xảy ra chỉ sau đó vài tháng. Một phụ nữ từ phía Bắc Louisiana đã được cấp cứu bằng trực thăng đến bệnh viện sau 3 ngày sốt cao và nôn mửa. Bệnh nhân này cũng có triệu chứng tê cứng cổ, hôn mê và qua đời ngày 2/10/2011 sau 5 ngày nằm viện.
Trung tâm Kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh Mỹ sau khi xét nghiệm mẫu mô kết luận cả hai trường hợp bệnh nhân trên đều chết vì viêm não màng não do "amip ăn não người" gây ra. "Amip phải được đưa vào mũi mới có thể di chuyển lên não bộ. Nó không phải là loài ký sinh trùng điển hình làm hại con người. Nó rất thích sống trong môi trường tự nhiên", nhà dịch tễ học Jonathan nói.
Trước đó CDC chỉ ghi nhận một vài trường hợp nhiễm amip mỗi năm. Hầu như tất cả bệnh nhân bị nhiễm đều có liên quan đến việc bơi lội trong hồ nước công cộng hoặc dùng một loại nước chưa diệt khuẩn khác. Gia đình và bạn bè của những người quá cố cho biết khoảng vài tuần trước khi ca bệnh chết người xảy ra, các nạn nhân đều không tiếp xúc với nước sinh hoạt ở nhà.
Muối không đủ để diệt sạch vi khuẩn
Cũng theo Jonathan Yoder, 2 bệnh nhân tử vong ở Louisiana là những trường hợp đầu tiên nhiễm Naegleria fowleri từ hệ thống nước máy sinh hoạt gia đình được cung cấp bởi nhà máy nước trực thuộc trung ương. Nhà nghiên cứu dịch tễ học cho biết, ông không thể tìm ra nguyên nhân làm thế nào mà khuẩn amip có thể thâm nhập vào hệ thống nước, bởi xét nghiệm mẫu nước từ nhà máy xử lý ở đầu nguồn không thấy loài vi sinh vật này.
Tuy nhiên nghiên cứu của CDC cho thấy chỉ cần một lần Naegleria fowleri xâm nhập vào hệ thống ống nước thì nó có thể tồn tại lâu dài ở đó. Ngay cả khi cho muối vào nước cũng không chắc chắn loại bỏ hết vi khuẩn. "Chúng tôi thấy rằng muối có thể giết chết vi khuẩn nhưng phải mất thời gian dài khoảng 18 tiếng đồng hồ", Jonathan nói.
Sau vụ việc này các quan chức y tế Mỹ khuyên người dân muốn súc rửa mũi bằng nước muối thì nên dùng nước vô trùng hoặc nước cất mua trong các cửa hàng hoặc nước máy đun sôi ít nhất 3 phút để nguội. Cũng có thể dùng nước đã qua một bộ lọc với kích thước lỗ lọc không quá 0,001 mm.
Theo VNE
5-10% số người dân bị nhiễm "amip ăn não người" Ở Việt Nam, loại ký sinh trùng "amip ăn não người" đã xuất hiện từ lâu, thâm nhập vào cơ thể người đơn giản là qua phân và nước bẩn. Xét nghiệm PCR để tìm ra "amip ăn não người" tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM Ngày 30-8, tại bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM vừa ghi nhận bệnh nhân đầu tiên...